Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/07/2016, 16:19 PM

Thế nào là “Ngôi học còn dính bụi?”

“Ngôi học còn dính bụi, cực sáng tức Như Lai”, đó là bài kệ trong Kinh Lăng Nghiêm, tả về biển giác của Tự tính. Theo cuốn Hoa Nghiêm Hợp Luận, tác giả Lý Thông Huyền, vị cư sĩ đã kiến tính, nói: Sơ tâm Bồ tát vì lòng tin chưa vững chắc, được thấy biết ít phần pháp thân Như Lai chẳng đoạn diệt, chẳng khứ lai. Chẳng đoạn diệt tức khắp thời gian, chẳng khứ lai tức khắp không gian, nhưng Bồ tát này còn chưa thể lìa sự phân biệt vi tế, nên chỉ thấy thô dụng, chưa vào được ngôi Pháp thân

Tiến thêm một bước, Tịnh tâm Bồ tát hơn Sơ tâm Bồ tát, nhưng còn thấy vi tế dụng. Như thế dần dần tiến lên, đến bậc Bồ tát cứu cánh, mới hết thấy vi tế dụng, gọi là thân thọ dụng.

Vì còn có nghiệp thức, nên thấy tâm có thọ dụng, nếu lìa nghiệp thức thì chẳng thể thấy. Tại sao? Vì tất cả Như Lai đều là Pháp thân, Pháp thân chẳng có sắc tướng sai biệt để thấy nhau, nên chẳng thể thấy. Tại sao hết thảy vi tế dụng gọi là thân thọ dụng? Vì còn có thân thọ dụng để biết sự hết thấy, vẫn là tướng vi tế của nghiệp thức. Các bậc hữu học và vô học còn dính mắc với tướng vi tế này, như tấm gương còn dính bụi, nên nói “Ngôi học còn dính bụi”.

Nếu nghiệp thức vi tế đã sạch, chẳng thấy có sự thọ dụng, gọi là Pháp thân Như Lai. Vậy bụi sạch thì gương sáng tỏ nên nói “Cực sáng tức Như Lai”.
 
Đối với câu “反聞聞自性-Phản văn văn Tự tính”, nhiều người còn hiểu sai về câu này, nên tôi ghi chú thêm:

Nếu chấp cái nghe là thật thì không nghe ngoài phải nghe trong, không nghe động phải nghe tịnh; nghe trong ngoài động tịnh đều là bỏ gốc theo ngọn, nên gọi là cái nghe điên đảo. Nay xoay cái nghe điên đảo này về chánh, chánh thì chẳng có năng nghe sở nghe, mới gọi là “phản văn-反聞”, cũng là “bản tánh văn-本性聞”. Nghịch cảnh trần, hợp giác tính, mới gọi là chánh. Đã trở về “bản tánh văn-本性聞”, tức thấy “bản lai diện mục-本來面目” của “Phật tánh-佛性”, cũng là tánh văn này, liền thành Vô thượng Bồ đề.

Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: Do có lục trần mới phát ra cái tri, vì có lục căn mới hiện ra tướng này tướng kia, nên nói “Do trần phát tri, nhân căn hữu tướng-由塵發知因根有相”. Nếu không có lục trần thì kiến văn giác tri đặt ở chỗ nào? Chẳng thể sinh ra được.

Lục trần lục thức sinh lẫn nhau, cũng như con gà với trứng gà; chẳng có lục trần thì lục căn không có đối tượng để đặt. Lại nữa, chẳng có lục căn thì không thể biết đến lục trần, những cái biết phải có lục trần mới có thể sinh khởi. Chúng sinh điên đảo, cho những thứ đó là của mình, nên đức Phật mới ở trong Bát Nhã Tâm Kinh dùng chữ “Vô-無” để quét sạch lục căn, lục trần, lục thức.

Thiền sư Thích Duy Lực
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm