Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/01/2016, 14:33 PM

Thế nào là tham thoại đầu?

“Trước khi cha mẹ chưa sinh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao?”, cái ra sao đó cũng là dấu hỏi. “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?”, khi đưa ra câu hỏi mà không biết, tức khởi lên nghi tình. Hỏi câu thoại để kích thích nghi tình, chứ không phải lấy câu thoại làm mục tiêu để tìm hiểu đáp án. 

Đáp: Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói, tức trước khi chưa có câu thoại. Ngài Hư Vân giải thích rằng: “Khi muốn nói một lời, phải nổi niệm mới có thể nói ra, khi chưa nổi niệm muốn nói, gọi là thoại đầu; nếu đã nổi niệm mặc dù chưa nói ra miệng, đã thành thoại vĩ, là cuối chứ chẳng phải đầu”.

Tại sao dùng câu thoại để hỏi? Là dùng câu thoại chỉ chỗ chưa có câu thoại, và kích thích để khởi lên nghi tình. Vì câu thoại có dấu hỏi: Ví như hỏi “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?”, không biết là cái gì, ấy là dấu hỏi; “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?”, cái chỗ nào đó cũng là dấu hỏi. “Trước khi cha mẹ chưa sinh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao?”, cái ra sao đó cũng là dấu hỏi. “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?”, khi đưa ra câu hỏi mà không biết, tức khởi lên nghi tình. Hỏi câu thoại để kích thích nghi tình, chứ không phải lấy câu thoại làm mục tiêu để tìm hiểu đáp án. Nếu tìm hiểu đáp án của câu thoại là sai lầm, chẳng phải tham thiền.
 
Tham Thiền gọi là “Khán thoại đầu” và “tham thoại đầu”. Khán tức nhìn; chẳng phải dùng con mắt nhìn, là dùng tâm nhìn, nói đúng hơn là dùng tính thấy để nhìn. Vừa nhìn vừa hỏi câu thoại để kích thích khởi lên nghi tình, nếu không có nhìn thì nghi tình vừa khởi lên mất, nên phải khán phải nhìn để giữ nghi tình được kéo dài.

Nhìn và hỏi phải một lượt, chẳng có trước sau. Có người nghe tôi nói như thế, tưởng là phải đồng thời có hai tâm, tức một tâm để nhìn, một tâm để hỏi. Tôi nói: “chẳng phải hai tâm, cũng chẳng phải một tâm”, vì thoại đầu là chưa có niệm nào hết, chẳng hình tướng số lượng để diễn tả. Vả lại, nhìn là dùng tâm nhìn, hỏi là dùng tâm hỏi, cũng chẳng có hình tướng số lượng diễn tả, cho nên hành giả cảm thấy khó hiểu. Nay tôi dùng những gì có hình tướng số lượng diễn tả, chứng tỏ là một lượt chẳng có trước sau, cũng chẳng phải hai tâm hay một tâm:

-  Tôi đem đồng hồ kim gió thay cho thoại đầu! kim gió nhảy một cái là một giây, không có gián đoạn. Con mắt mình nhìn ngay kim gió, con mắt đang nhìn, kim gió đang nhảy, con mắt nhìn không ngừng, kim gió nhảy cũng không ngừng, hỏi “trước khi kim gió là gì?”, cũng không ngừng, vừa hỏi dứt hỏi nữa, liên tiếp không ngừng, ba cái đồng thời, là một lượt, chẳng trước sau, nên không phải là hai hay một. Cho nên nói “nhìn” và “hỏi” là một lượt, chẳng có trước sau.

Khi nhìn đến nghi tình giữ được rồi, không cần hỏi cũng được, chỉ nhìn và giữ nghi tình, nuôi nghi tình cho cực mạnh, như bơm bong bóng, bơm đến cực độ bong bóng tự nổ, lúc bong bóng nổ tức dụ cho nghi tình bùng vỡ, gọi là kiến tánh thành Phật, lúc đó chẳng còn gì để nghi nữa, gọi là đoạn dứt nghi căn, tiếng Hán gọi “đốn đoạn nghi căn”, tức căn bản của sự nghi sạch hết, cái biết khắp không gian thời gian, chẳng còn thiếu sót. Kinh nói “Một giọt mưa ngoài hằng sa thế giới đều biết”, tất cả chúng sinh, hễ một chúng sinh nổi một niệm gì đều biết, gọi là Chánh Biến Tri.

Sao gọi Chánh Biến Tri? Chánh là đúng với thực tế, Biến là phổ biến không gian thời gian chẳng thiếu sót, Tri là biết.

Mục đích tham thiền: Muốn hiện cái biết Chánh biến tri, thì phải ngưng cái biết của bộ não. Cái biết của bộ não ví như mây đen, cái biết của Chánh biến tri cũng như ánh sáng mặt trời chiếu khắp không gian thời gian. Sở dĩ chúng ta không thấy được ánh sáng mặt trời, là do bị mây đen che khuất, chứ chẳng phải ánh sáng mặt trời có thiếu sót gián đoạn. Nếu có gió lớn thổi tan đám mây, hễ thổi tan một chút là như có một lỗ nhỏ thì ánh sáng từ lỗ nhỏ đó hiện ra. Sự hiện ra đó chẳng phải là mới hiện, là đã hiện tư vô thỉ, chỉ vì bị mây đen che khuất thôi. Nếu thổi tan sạch thì ánh sáng chiếu khắp.

Ánh sáng mặt trời dụ cho cái biết của Phật tính, mây đen dụ cho cái biết của bộ não, gió lớn dụ cho nghi tình. Nghi tình của mình sẽ dẹp hết mây đen, cái biết của Phật tính hiện lên, chiếu khắp không gian thời gian, cái dụng cũng vậy. Hành giả tham thiền không cần tìm hiểu câu thoại, chỉ cần giữ cái không biết của nghi tình là được.

Thiền sư Thích Duy Lực
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm