Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thiết tha việc chuyên tu mà vẫn đau đáu việc chúng sanh, phật sự *

Sau Đại hội Phật giáo Toàn quốc nhiệm kỳ V, thầy được giao nhiệm vụ làm Trưởng ban Hoằng pháp Tp.HCM. Đây là một nhiệm vụ mà thầy cảm thấy cần phải tập trung bỏ ra nhiều công sức, bởi đây cũng là vấn đề mà thầy rất tâm huyết và có nhiều ấp ủ, dự định.

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Ban đại diện Phật Giáo huyện Bình Chánh chuẩn bị nhân sự. Một hôm thầy Thiện Bổn đến thăm và có ý mời thầy tham gia BĐD Phật giáo huyện Bình Chánh. Thầy Thiện Bổn nói:

- Huệ Nghiêm là một ngôi chùa có chư tăng đông nhất trong huyện, các vị lãnh đạo cử tôi đến trao đổi với thầy và mời thầy tham gia vào cương vị Phó Ban đại diện, thầy thấy thế nào?.

Thầy đáp:

- Thượng tọa cũng biết đó, tôi là chúng của Huệ Nghiêm chớ không phải trụ trì, ở đây có Hòa thượng và các huynh đệ lớn hơn tôi, Thượng tọa để tôi trình lại với Hòa thượng và mấy vị lớn rồi sẽ trả lời sau.

Sau giờ  thọ trì thầy lên phòng  Hòa thượng trình bày sự  việc và  xin ý kiến.

Hòa thượng Bữu Huệ ôn hòa nói:

   - Tôi là người thầy hướng dẫn mấy huynh đệ tu thôi, còn việc tham gia công tác với Giáo hội  mấy huynh đệ cứ  tự lượng sức mình. Tôi chỉ nhắc một điều: Dù làm việc phật sự hay dụng công tu tập thì các huynh đệ cũng nên nhớ lời Hòa thượng Vạn Đức đã dạy: “Phiền não khởi  giai do đa sự, thị phi sanh dĩ thị đa ngôn”.

Nếu chúng ta lao vào công việc mà ta cho là phật sự nhưng không làm chủ được tâm mình trong khi làm việc, bị danh lợi cuốn trôi thì phật sự sẽ trở  thành ma sự!

Sau khi trình và tiếp ý Hòa thượng, thầy suy nghĩ rất nhiều. Thầy nhớ lại những ngày sau giải phóng, tâm trạng hoang mang đã ảnh hưởng đến đời sống tu tập của mọi người như thế nào. Nghĩ đến đó thầy quyết định phải tham gia gánh vác công việc với Giáo hội để các huynh đệ ở đây an tâm lo tu.

Mọi việc sẽ an ổn, thuận lợi hơn nếu trong chúng Huệ Nghiêm có người đại diện ra làm việc cùng Giáo hội. Nếu ai cũng muốn an nhàn, không muốn tham gia hoạt động quản lý thì công việc chung ai lo?

Phật giáo phải khẳng định vị trí của mình trong xã hội, phải góp sức xây dựng xã hội hoàn thiện. Không thể đứng ngoài lề công cuộc đổi mới đất nước. Giúp đất nước, con người sống trong hòa bình, ấm no hạnh phúc cũng là một trong những mục tiêu của Phật giáo.

Sau một đêm suy nghĩ cái chung cái riêng, thầy quyết định chọn giải pháp đứng ra gánh vác  công tác  mà quí thầy đã tín nhiệm yêu cầu.

Khi tham gia BĐD với chức vụ Phó ban, thầy lại có thêm nhiệm vụ quản lý Bát Bửu Phật Đài. Công việc quản lý rất phức tạp làm thầy càng thấm thía lời dạy của đức Phật: “Cái nầy có thì cái kia có, cái nầy sanh thì cái kia sanh”. Thật là rối rắm! Mới hay, tu được trong hoàn cảnh phật sự đa đoan quả thật là khó!

Người đứng ra làm quản lý là đứng giữa ranh giới của hai khái niệm “hy sinh” và “chết”. Nếu vẫn giữ được mình, không để cho vọng tưởng, danh vị kéo đi thì là một sự hy sinh bản thân cho sự nghiệp chung; còn nếu không giữ được mình, bị cuốn luôn vào guồng máy ấy thì coi như đã chết! Chấm dứt sự nghiệp tu hành, đôi khi còn mang hậu quả vô lường mà không biết, bởi hình thức thì còn đó mà nội dung thì đã biến mất rồi! Chức danh, giáo phẩm đại đức, trụ trì.v..v... còn đó mà bản chất một tỳ kheo trong con người ấy đã không còn nữa.

Sau Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ V, thầy được giao nhiệm vụ làm Trưởng ban Hoằng pháp Tp.HCM. Đây là một nhiệm vụ mà thầy cảm thấy cần phải tập trung bỏ ra nhiều công sức, bởi đây cũng là vấn đề mà thầy rất tâm huyết và có nhiều ấp ủ, dự định.

Công tác hoằng pháp những năm qua dẫu có nhiều tiến triển khá tốt nhưng vẫn chưa có những bức phá mới. Đã có nhiều chùa tổ chức được các đạo tràng tu học cho phật tử, có nơi thu hút được gần cả ngàn người.

Các chùa đã bắt đầu quan tâm, ý thức tổ chức các lớp giáo lý căn bản dành cho phật tử. Những buổi thuyết pháp của quí thầy ngày càng nhiều hơn, nâng cao hơn. Đó là những mặt mạnh mà công tác hoằng pháp nhiều năm qua đã đạt được.

Tuy nhiên, với trách nhiệm vừa nhận, còn rất nhiều điều khiến thầy âu lo, trăn trở. Nhìn lại lực lượng tham gia hoằng pháp: Những vị giảng sư có tiếng, thuyết pháp được nhiều chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thành phần phật tử trí thức và lớp trẻ so với mặt bằng chung vẫn còn quá ít.

Phải quan tâm chú trọng đầu tư, nhắm vào giới trí thức và lớp trẻ. Nhiều đêm, thầy nằm suy nghĩ những phương pháp khả thi có thể kiến nghị cùng giáo hội để đẩy mạnh lĩnh vực hoằng pháp. Dù là Duyên hay điều kiện Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa  cũng cần có bàn tay con người tác động, tạo dựng. Không thể “chờ”  mãi.

Những ý nghĩ về công tác hoằng pháp đôi khi chiếm rất nhiều thời gian của thầy. Có lần ngồi uống trà với thầy Minh Thanh, không thể không bày tỏ những trăn trở của mình, thầy thở dài, tâm sự:

- Tôi thấy mình sao đa đoan quá!

Thầy Minh Thanh nói:

- Thầy vẫn nhớ lời của Hòa thượng đó chớ?

- Lúc nào tôi cũng nhớ.

- Vậy thì bớt đa đoan đi!

Thầy cười:

- Tôi giống như hạng người thứ hai trong câu chuyện ba người chưa biết lội, đi qua bên một bờ sông, khúc sông đó luôn có người chết đuối. Người thức nhất thấy và bỏ đi luôn, không cứu giúp; người thứ hai thì đứng la lên, gọi người tới giúp; người thứ ba thì lặng lẽ quyết tâm đi học lội để trở lại cứu được nhiều người. Tôi chưa biết lội nhưng cũng không nỡ bỏ đi, đành đứng đó mà la làng kêu cứu vậy! Vớt được người nào đỡ người đó.

Thầy Minh Thanh điềm đạm cười:

- Người chết đuối vô số, đứng đó kêu hoài sao? Kêu một lúc nào đó thôi rồi phải lo đi tập lội chớ.

Thầy cũng cười:

- Thì thấy còn có chút hơi, cứ kêu cái đã.

Rồi thầy uống một ngụm trà, cầm luôn cái cốc trên tay, vẻ mặt trầm ngâm, nói như nói với chính mình:

- Kêu hoài, đến lúc hết hơi rồi lấy gì tập lội đây? Nhưng… cứ nhìn thấy là bỏ đi không đành, không đoạn!

Thầy là vậy. Trong thầy như luôn có hai luồng ý nghĩ: Thiết tha với việc chuyên tu mà vẫn đau đáu lòng với việc chúng sanh, phật sự.

Thu Nguyệt

Chú thích:
(*): Trích từ Truyện kỳ "Bóng áo nâu"
(*): Tiêu đề do BBT đặt


TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Phật giáo thường thức 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Phật giáo thường thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Phật giáo thường thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Mọi sự vốn đã hoàn hảo ngay từ khi ta chưa sinh

Phật giáo thường thức 08:59 18/04/2024

Hỏi: Thầy ơi, thật khó để thấy biết, đánh giá, nhìn nhận, hành xử... với tâm trong sáng. Thầy chỉ dạy cho con rõ hơn ạ. Con xin tri ân Thầy.

Xem thêm