Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 23/03/2020, 15:16 PM

‘Thợ sửa xe’ 12 tuổi và ước mơ dành tiền đến trường

12 tuổi, Hữu Bằng đã sửa xe thoăn thoắt như một người thợ lành nghề. Nhìn vẻ lanh lợi, đặc biệt là nụ cười tươi rói, chẳng ai nghĩ cậu bé ấy đã gánh trên mình một tuổi thơ bất hạnh và đang khao khát được đến trường.

 > Bé trai một mình sống hơn 700 đêm cô quạnh giữa mộ bia

Ở tuổi mà đáng ra ngày ngày được mặc bộ đồng phục đi học, cậu bé Hữu Bằng lại lấm lem trong bộ quần áo đầy dầu nhớt ở tiệm sửa xe của người anh họ.

Tuổi thơ bất hạnh, nhưng nụ cười lạc quan vẫn bừng sáng trên môi em.

Tuổi thơ bất hạnh, nhưng nụ cười lạc quan vẫn bừng sáng trên môi em.

“Con thấy mấy bạn đi học vui lắm…”

Những ai đến tiệm sửa xe Tâm Thắng trên đường Lý Tế Xuyên (Q.Thủ Đức, TP.HCM) sẽ thấy một cậu bé có nước da ngăm đen, tới lui bằng dáng vẻ nhanh nhẹn. Từ bơm, vá lốp cho đến những lỗi hư hỏng khác, đều được đôi tay nhỏ xíu làm một cách thuần thục.

Cậu tên Nguyễn Hữu Bằng, quê tận Sóc Trăng, chỉ vừa 12 tuổi. Luôn chăm chú làm việc, lễ phép dạ thưa và hay nở nụ cười tươi rói khi người lớn hỏi chuyện, ai lại nghĩ rằng cậu bé ngoan ngoãn ấy vốn không có được trọn vẹn một gia đình…

Tiếng gọi mẹ của cậu bé chào đời trong toilet

Thợ sửa xe 12 tuổi và ước mơ đến trường

Thợ sửa xe 12 tuổi và ước mơ đến trường

Trò chuyện về việc sửa xe thì Bằng liến thoắng chỉ tôi hết cái này đến cái khác. Nhưng khi tôi hỏi về cha mẹ, thì đôi mắt em liền cụp xuống: “Con nghe người ta nói ba con nhậu về đánh mẹ nên mẹ bỏ đi. Rồi ba con chết nước, người ta nói vậy”. Tuổi đời ít ỏi, những mất mát của em toàn chỉ qua lời kể.

Rời quê vào Sài Gòn, Bằng không có nhiều bạn bè, lại không có điều kiện đến trường, chỉ quanh quẩn với cờ lê, ốc vít. Vậy nên em “lên tay” nhanh chóng, và tự bản thân em cũng thấy thích nghề này.

Tôi hỏi em về những ước mơ làm bác sĩ, kĩ sư như bao đứa trẻ khác vẫn thường ôm mộng. Nhưng Bằng lắc đầu: “Con muốn làm thợ sửa xe giỏi như anh con. Ai hư gì dắt lại cũng sửa được hết trơn. Con thích.”

Thương lắm cậu bé mồ côi cha gồng mình cứu đôi mắt của mẹ

Con nghe người ta nói ba con nhậu về đánh mẹ nên mẹ bỏ đi. Rồi ba con chết nước, người ta nói vậy”.

Con nghe người ta nói ba con nhậu về đánh mẹ nên mẹ bỏ đi. Rồi ba con chết nước, người ta nói vậy”.

Tôi tự nghĩ, có đứa trẻ nào lại mơ ước như thế đâu. Chỉ là tâm hồn Bằng như một trang giấy trắng, cuộc đời vẽ lên những vết mực nào thì sẽ thành thế ấy. Hết lấm láp bùn đất nơi lũ vịt chạy đồng, thì lại lấm lem bởi dầu mỡ xe cộ. Nên em chỉ có thể nhìn tương lai bằng những gì ngay trước mắt.

Nhưng Bằng rất muốn được đến trường, em bảo tôi thế. Em hào hứng kể: “Hồi ở quê con thấy mấy bạn đi học vui lắm! Mặc quần áo, mang cặp cũng đẹp nữa. Nhưng mà con biết đi học phải có tiền. Bao giờ con sửa xe đủ tiền con sẽ xin đi học”. Nói rồi Bằng lại cười, xong đưa bàn tay đen nhẻm quệt mồ hôi. Gương mặt em lấm bẩn, nhưng nụ cười lạc quan của em thì không...

Đáng ra 2 cha con vẫn có thể đỡ đần nhau mà sống, nhưng ông vẫn tối say ngày xỉn. Khi bạn bè đồng trang lứa xúng xính áo quần tinh tươm đến trường, thì em lại phải lấm lem đi chăn vịt thuê.

Đáng ra 2 cha con vẫn có thể đỡ đần nhau mà sống, nhưng ông vẫn tối say ngày xỉn. Khi bạn bè đồng trang lứa xúng xính áo quần tinh tươm đến trường, thì em lại phải lấm lem đi chăn vịt thuê.

12 tuổi, không gia đình, sửa xe thoăn thoắt

Anh Thanh Tâm (32 tuổi), anh họ của Hữu Bằng, cho biết, cha em vì rượu chè bỏ mặc gia đình nên mẹ em rời đi, mang theo người chị gái lúc em còn chưa đủ nhận thức về cuộc đời.

Đáng ra 2 cha con vẫn có thể đỡ đần nhau mà sống, nhưng ông vẫn tối say ngày xỉn. Khi bạn bè đồng trang lứa xúng xính áo quần tinh tươm đến trường, thì em lại phải lấm lem đi chăn vịt thuê.

Vậy mà cách đây không lâu, cha Bằng lại mất vì đuối nước trong một lần đi bắt ốc. Sự gắn kết duy nhất của em với hai tiếng “gia đình” cũng chẳng còn. Những biến cố ấy quá lớn so với tuổi đời còn ngây dại của em.

Những nụ cười như nắng ấy của Bằng dễ khiến người đối diện cảm thấy ấm áp.

Những nụ cười như nắng ấy của Bằng dễ khiến người đối diện cảm thấy ấm áp.

“Cha nó mất được tháng là nó lên đây. Giờ ở dưới còn ai đâu. Hông ai cưu mang thì thôi tôi mang nó về cho theo sửa xe. Chứ tội nghiệp, nó còn nhỏ quá”, anh Tâm chia sẻ.

Chưa biết mặt con chữ, nhưng Bằng lại tỏ ra rất thông minh. Chỉ hơn 5 tháng theo anh họ học việc, em đã thuần thục nhiều thao tác hành nghề và “bắt bệnh” xe rất giỏi. “Nó lanh lắm, chịu khó học hỏi nữa, hơn tôi hồi xưa nhiều! Giờ đưa xe tải nó sửa còn được mà”, anh Tâm cố ý lớn tiếng cho Bằng nghe thấy. Biết anh đùa, Bằng lại cười toe.

Không biết đằng sau vẻ vô tư nơi em, có khi nào là sự giấu che đi nỗi niềm tủi thân tột cùng vì thiếu mất vòng tay cha mẹ, vì tuổi thơ bất hạnh của chính mình hay không…

Không biết đằng sau vẻ vô tư nơi em, có khi nào là sự giấu che đi nỗi niềm tủi thân tột cùng vì thiếu mất vòng tay cha mẹ, vì tuổi thơ bất hạnh của chính mình hay không…

Những nụ cười như nắng ấy của Bằng dễ khiến người đối diện cảm thấy ấm áp. Nhưng trông Bằng cười rồi lại chăm chú vào công việc, lòng tôi cứ băn khoăn. Bởi lẽ không biết đằng sau vẻ vô tư nơi em, có khi nào là sự giấu che đi nỗi niềm tủi thân tột cùng vì thiếu mất vòng tay cha mẹ, vì tuổi thơ bất hạnh của chính mình hay không…

Chỉ mới 12 tuổi, cậu bé Hữu Bằng đã sửa xe thoăn thoắt.

Chỉ mới 12 tuổi, cậu bé Hữu Bằng đã sửa xe thoăn thoắt.

Khi bạn bè đồng trang lứa được cầm bút nắn nót từng con chữ, Bằng lại phải miệt mài với cờ lê, tua vít trong bộ quần áo lấm lem

Khi bạn bè đồng trang lứa được cầm bút nắn nót từng con chữ, Bằng lại phải miệt mài với cờ lê, tua vít trong bộ quần áo lấm lem

Bằng rất thông minh, lanh lẹ và chịu khó học hỏi.

Bằng rất thông minh, lanh lẹ và chịu khó học hỏi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện về chàng trai “cuồng mèo”

Gieo mầm thiện 15:58 27/03/2024

Với tình yêu mãnh liệt dành cho loài mèo, chàng trai Nguyễn Hồng Nhân (Tp.HCM) đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để cưu mang và “tái sinh” cho những hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi…

Phật giáo chung tay cho “Ký túc xá vùng biên”

Gieo mầm thiện 13:35 27/03/2024

Ngày 26/3, Phân ban Dân tộc (Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Nghệ An) phối hợp với đồn biên phòng Tam Quang và các nhóm từ thiện, các mạnh thường quân, Quỹ Nhân ái Nhân Minh tổ chức khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng mô hình “Ký túc xá vùng biên”

“Ngôi chùa khuyến học”, chắp cánh ước mơ của hàng nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Gieo mầm thiện 13:30 27/03/2024

Ngôi chùa Pitu Khôsa Răngsây - chùa Viễn Quang (An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ) không chỉ nổi tiếng với kiến trúc tôn giáo độc đáo của bà con Khmer, mà còn bởi hoạt động cưu mang cả nghìn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngôi chùa cũng được biết đến với cái tên 'ngôi chùa cử nhân' hay 'ngôi chùa khuyến học'.

Hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh kịp thời cho bệnh nhi 4 tháng tuổi

Gieo mầm thiện 15:33 25/03/2024

Cháu bé Trịnh Quốc Bảo (4 tháng tuổi) trú tại tỉnh Thái Bình mắc tim bẩm sinh đã được chữa lành và xuất viện vào ngày 21/3.

Xem thêm