Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/03/2013, 12:42 PM

Thoáng trông một nỗi hãi hùng

Như thế đã đủ chưa một lời cảnh báo, trước nhất là đối với Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam chúng ta nói riêng khi mà tư tưởng phó mặc cho lập luận nghiệp báo, quả báo vẫn còn đất  rộng?



Hãi hùng  ở đây đối với tôi không phải chỉ là sự kiện một tấm hình “cô gái ôm đức Phật(sic)” mấy hôm nay do đài BBC đưa tin và báo Thái Lan Bangkok Post góp phần tạo nên làn sóng lên án mạnh mẽ từ các cư dân mạng; bên cạnh đó là  nhiều sự việc tương tự đã và đang diễn ra đó đây, không riêng gì ở đất nước Việt Nam chúng ta, với rất nhiều hình thức  khác nhau, từ quai đôi dép mang dưới chân, thậm chí đến đôi nịt ngực nơi vùng nhạy cảm của phu nữ; rồi công khai trương bảng hiệu trong các quán nhậu, quán Bar và cả massage vv…là hình ảnh đức Phật tôn kính!
 

Như vậy là không còn chỗ nào  thấp hơn, dơ hơn và sỉ nhục hơn để người ta không ngần ngại đưa hình ảnh đức Phật vô đó? 

Và như thế đã đủ chưa một lời cảnh báo, trước nhất là đối với Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam chúng ta nói riêng khi mà tư tưởng phó mặc cho lập luận nghiệp báo, quả báo vẫn còn đất  rộng?

Họ làm sai quấy, họ sẽ phải chịu quả báo, đương nhiên là vậy, nhưng đứng về một danh giá đang chen lẫn trong cuộc sống đời thường - nhất là mặt trận hoằng pháp - ngoài chân lý đó một tiếng nói, một hành động cụ thể về mặt pháp lý thế gian cũng cần phải tích cực được vận hành. Có quá nhiều vụ việc tương tự  xảy ra lâu nay và chưa có dấu hiệu dừng lại, chứng tỏ kẻ có mưu đồ xấu đã nhìn thấy những lỗ hổng đó của  các tổ chức Phật giáo chúng ta  chăng?

 

Nếu thật sự là như vậy thì  chúng ta có quyền đòi hỏi những nhà hoạt động hoằng pháp, những giảng sư trẻ, tài giỏi phải thể hiện hết khả năng, tư duy đã  được phổ cập  song hành với thời đại, thiết thực bảo vệ chính pháp (chớ hiểu lầm là chỉ để bảo vệ tông môn, Tổ đường và xu hướng lập dị riêng, điều mà hiện nay  đang diễn ra nhan nhãn trước mắt chúng ta đó). Thứ nữa là  khả năng linh hoạt, tài ba của các nhà hoạt động văn hóa Phật giáo, mạnh dạn thoát ra khỏi vỏ ốc trù dập, định kiến cá nhân đã làm suy kiệt  tiềm năng văn hóa văn nghệ nhiều năm qua, vào cuộc bằng chính thực lực và điều kiện nội lực sẵn có, từng bước khẳng định lại vị thế  và hình ảnh đức Phật trong lòng thế gian.

 

Thử nghĩ đi, với những sự kiện đáng lo ngại vừa nêu  xảy ra lâu nay, người đói thông tin  và nghèo Phật pháp đã nhận được những bổ ích gì, ít nhất về mặt thông tin từ  hai khía cạnh hoằng Pháp và văn hóa văn nghệ Phật giáo ấy của chúng ta?

 

Chỉ riêng tấm hình  này thôi, người đói thông tin Phật pháp đang rất muốn được nghe rằng :

- Tại sao dư luận Thái lan  bức xúc đến vậy? Có phải chăng họ là Phật giáo tiểu thừa nên chưa hiểu nhiều lắm về  hình tượng chư Bồ tát hóa thân trong các tông phái khác, nhất là Mật tông Tây Tạng?

- Tại sao họ tức giận vì hình này được cho là đang hiện diện ở Việt Nam, có phải chăng họ thất vọng về một đất nước mà tín ngưỡng và văn hóa dân tộc với hai ngàn năm uy dũng của Phật giáo Việt Nam mà để có loại hình tượng này?

- Tại sao các hình tượng tương tự cũng thấy có trong các tranh thờ của Ấn giáo, của nghệ thuật hội họa Ấn Độ? Phải chăng nó phản ảnh tư duy xã hội đương thời  hay họ có những vị thần như vậy?

- Tại sao hình tượng đang nói tới, từ xưa nay không thấy có ở Phật giáo Việt Nam chúng ta mà nếu có chỉ là ở các phòng trưng bày và sưu tầm cổ vật lẫn nghệ thuật, như vậy có phải chăng đó không phải là tượng thờ và trên phương diện hoằng hóa chư Tổ sư xưa, dựa vào hạn chế sở kiến của quần chúng và nhất là xu thế Tịnh độ được chọn làm ưu tiên, nên thấy không cần thiết phải đưa ra?

Tại sao một tấm hình như vậy (dù có chắc là tìm thấy ở Việt Nam hay không) mà dư luận, nhất là Thái Lan ầm ĩ lên như vậy, phải chăng với họ dù nơi đâu hình ảnh đức Phật vẫn luôn là nơi để tôn kính?

 

Nếu thực sự  đúng như vậy thì thật đáng buồn cho Phật giáo Việt Nam chúng ta bởi tại sao với những tấm hình xúc phạm tượng Phật, ngồi  lên bàn tay thiền định tượng Phật làm dáng, nhái dáng Phật ngồi và ngồi lên lư hương ngôi mộ .vv… của giới trẻ Việt Nam lác đác đựơc đưa lên mạng lâu nay mà chưa thấy  tiếng nói chính thức nào từ  hai bộ phận hoằng pháp và văn hóa Phật giáo lên tiếng!

 

Người viết thực sự hãi hùng và lo lắng  cho sự lung lay 'đạo đức" của một bộ phận giới trẻ ngày nay khi bất chấp nghiệp báo, quả báo hay dư luận, ngang nhiên thể hiện cá tính không giống ai hòng tạo model khác người! 

Đã có phản hồi từ dư luận rằng những hiện tượng này chính là mặt trái của xã hội, và các bạn trẻ này từ trong hệ giáo dục của bản thân đã đè bẹp kiến thức tối thiểu vốn sẽ là công cụ trang điểm vẻ đẹp bề ngoài cho các bạn trên bước đường sống và lớn lên với tương lai.

 

Thật đáng lo ngại biết bao.
Tôi hãi hùng là như vậy.

Dương Như Tâm

Chú thích biên tập: Những bức hình đính kèm trong bài, từ nghệ thuật hội họa Tây Tạng, tín ngưỡng Ấn giáo và mật tông Tây Tạng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm