Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/11/2016, 14:09 PM

Thời gian có phụ thuộc vào lực từ trường, vận tốc ánh sáng?

Khoa học ngày nay có đưa ra lý thuyết, nếu có 2 người cùng 20 tuổi, một người lên phi thuyền bay bằng vận tốc ánh sáng một năm, khi quay về thì 21 tuổi, còn người ở lại quả đất thì 60 tuổi. Không hiểu nghĩa này như thế nào?

Theo lý luận của nhà khoa học Albert Einstein (1879-1955): Vận tốc gần bằng ánh sáng thì quan hệ không gian và thời gian có sự biến đổi, vật chất nó càng biến nhỏ. 

Albert Einstein nói: “Vật chất có thể biến thành năng lượng, năng lượng có thể biến thành vật chất”, nhưng tất cả năng lượng cũng phải có vật chất mới biến ra năng lượng được.
 
Lực học Thích Ca Mâu Ni ngoài vật chất biến ra năng lượng, còn có năng lượng phát từ phi vật chất (không phải vật chất), thuộc về phạm vi Tâm pháp, vật chất thuộc về Sắc pháp, vì thế nó không bị thời gian không gian hạn chế. Vì bây giờ dùng cảm giác của bộ não thì mỗi mỗi có cảm giác, nên có tranh cãi, vì người này cho thế này, người kia cho thế kia.
 
Tất cả nhà khoa học khắp thế giới đều công nhận định luật của Isaac Newton (1643-1727) là đúng. Nhưng sau này Albert Einstein lật đổ lý luận của Isaac Newton cho là không đúng. Tức là lý luận của nhà khoa học A, tất cả nhà khoa học thế giới công nhận là đúng, sau này nhà khoa học B phát minh cái mới lật đổ lý luận nhà khoa học A cho là không đúng. Sau này nhà khoa học C phát minh cái mới lật đổ nhà khoa học B cho là không đúng.

Cứ lý luận sau lật đổ lý luận trước, định luật cho người ta sau này lật đổ, vậy làm sao định luật đó đúng được? Vì lập ra cái lý thì có thể bị lật đổ. Còn lực học của Thích Ca Mâu Ni thì không có lý, nên không có cái nào lật đổ được? Tại nó không có cái để lật đổ được. Nó vốn trống rỗng không có gì hết thì lật đổ cái gì!
 
Trong Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 (tác giả Thích Duy Lực): Năng lượng phát từ vật chất thì Isaac Newton từ 0 đến 50, Albert Einstein từ 0 đến 50 rồi 50 đến 100 là cùng tột. Vật chất nhỏ nhất gọi là quang tử là tổ chức thành ánh sáng thì vận chuyển ánh sáng nhanh nhất, tức 1 giây đi 300.000km là cao nhất.

Nhưng năng lượng phát từ phi vật chất thì tốc độ ánh sáng là thấp nhất. Chơn tâm của mình là phi vật chất. Phàm vật chất thì có thể biến mất. Nhưng nhà khoa học cũng dẫn chứng vật chất không có biến mất, nó chỉ chuyển biến thôi, như nước mình dùng, nó vĩnh viễn còn hoài, số lượng bao nhiêu vẫn còn bấy nhiêu, không có mất, các vật chất khác cũng vậy.
 
Nó chuyển biến là ảo tượng, cũng nói về không gian: Ánh sáng đi một ngàn năm hay một triệu năm, như tâm mình chỉ một niệm đến. vật chất thì có tốc độ nên có thời gian, còn phi vật chất không có tốc độ nên phi thời gian. Nếu không có thời gian làm sao nói là bao nhiêu tuổi?

Tại vì có cảm giác chấp thật của bộ não, nên mới nói có tuổi, tức là sanh cái lý thì phải có sự tranh chấp. Cuốn Yếu Chỉ Trung Quán Luận (tác giả Thích Duy Lực) phá tất cả tương đối, không có cái gì để thành lập được. Hữu vi pháp, vô vi pháp đều phá, vì không thể kiến lập nên gọi là vô thỉ vô sanh. Pháp không thể kiến lập làm sao kiến lập cái lý cho là cái tuổi có xê dịch, thời gian có xê dịch!

Cũng như tương đối luận của Albert Einstein nói về cảm giác của thời gian, có thí dụ: Có ý trông chờ thì cảm thấy 1 ngày như 1 năm, như chơi với người yêu cảm thấy 1 ngày như tên bắn (thấy rất mau), 3 năm thì giống như 1 ngày.

Thực tế thì không gian và thời gian không thành lập được. Tại sao? Căn cứ quả đất xoay xung quanh mặt trời là 1 năm bằng 365 ngày 4 giờ và mấy phút. Cho nên, dương lịch 4 năm phải thêm 1 ngày. Người ta đem 1 ngày đêm chia ra làm 24 lần cho là 24 giờ. 1 giờ chia làm 60 phút, 1 phút chia làm 60 giây, 1 giây nhà Phật chia làm 60 sát na. Sát na đó mình có thể tưởng tượng được.
 
Nếu đem chia 3 lần theo toán học, 1 sát na chia làm 60 A, 1 A chia làm 60 B, 1 B chia làm 60 C. Tôi nói chưa dứt lời thì đã qua hết bao nhiêu C rồi, tức là hiện tại không thành lập được. Nếu tôi đem chia 30 lần, 300 lần, 3.000 lần thì con số vẫn còn biểu thị thời gian đó, nhưng thời gian do con số biểu thị đó, thực tế ra sao!

Tôi chỉ chia 3 lần mà hiện tại không thành lập được, huống là 30 lần, 300 lần, 3.000 lần! Con số vẫn còn, nhưng thời gian làm sao nói? Bây giờ nói hiện tại cũng không được, nói quá khứ cũng không được, nói vị lai cũng không được. Quá khứ không thành lập, hiện tại không thành lập, vị lai cũng không thành lập. Vậy tuổi thọ làm sao thành lập?
 
Tôi dùng toán là chứng tỏ đúng theo khoa học, vì toán là công cụ của khoa học, muốn nghiên cứu khoa học thì phải giỏi toán. Định lý của toán là không có số cực nhỏ, tức là không có sự bắt đầu, cũng là nghĩa vô thỉ, vô sinh của nhà Phật vậy. Nhưng những người si mê đó lại tìm bắt đầu của vũ trụ, sanh mạng!
 
Như nhà khoa học hạng nhất ở Luân Đôn dạy toán, ông có đề ra 2 câu hỏi: Vũ trụ có bắt đầu chăng? (Muốn tìm bắt đầu của vũ trụ). Con gà có trước hay trứng gà có trước? (Muốn tìm bắt đầu của sinh mạng). Thực tế con gà có trước không được và trứng gà có trước cũng không được, hai cái đều không thể bắt đầu, tức là nghĩa vô sinh của nhà Phật.

Mỗi mỗi theo nhận biết của bộ não đều phải theo tương đối mới có thể thành lập, chứ không thể độc lập được. Tại mình có tư tưởng chấp thật, cha mẹ sinh ra mình đã dạy mình chấp thật rồi, đi học ở trường thầy cô giáo cũng dạy mình chấp thật, ra xã hội thì xã hội cũng dạy mình chấp thật, nên chấp thật đã thành sẵn.

Nhưng chấp thật không đúng với thực tế, vì không đúng thực tế nên Phật mới phá, nên dùng hiểu biết của mình để biết sự hiểu biết là không đúng.

Như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có đoạn: Phật bảo A Nan: - Những người có trí cũng phải nhờ thí dụ mới được khai ngộ. A Nan, ví như tay của ta, nếu chẳng có cánh tay thì chẳng thành nắm tay của ta, nếu ngươi chẳng có con mắt thì chẳng thành sự thấy. Vậy lấy nhãn căn (con mắt) của ngươi so với nắm tay của ta, hai nghĩa giống nhau chăng?

A Nan nói:  Bạch đức Thế Tôn! Vâng giống. Nếu chẳng có con mắt thì chẳng thành sự thấy của con, vậy đem nhãn căn của con so với nắm tay của Như Lai, hai nghĩa giống nhau.

Phật bảo An Nan: Ngươi nói giống nhau, nghĩa này chẳng đúng. Tại sao? Như người không có cánh tay thì tuyệt nhiên chẳng có nắm tay, nhưng người không có mắt thì chẳng phải không thấy. Vì sao? Ngươi thử hỏi người mù có thấy gì chăng? Người ấy sẽ trả lời: Nay trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, chẳng còn thấy gì khác.  Xét theo nghĩa này thì tiền trần tự tối, sự thấy đâu có giảm bớt?”

Đoạn này Phật muốn chứng tỏ sự thấy không phải là con mắt. Con mắt giống như cây đèn để hiển hiện sắc tướng.

Lúc ấy Như Lai từ chữ Vạn “卐” trước ngực phóng ra hào quang rực rỡ trăm ngàn màu sắc, đồng thời chiếu khắp mười phương vô số quốc độ Phật, soi khắp đỉnh đầu tất cả Như Lai trong mười phương bửu sát, rồi quay về soi cả đầu A Nan cùng đại chúng và bảo A Nan rằng:

Đây là Phật muốn thuyết đại kinh, tức là chứng tỏ Phật muốn thuyết pháp bất khả tư nghì, cho nên Phật phóng hào quang tất cả các quốc độ Như Lai và đại chúng trong hội. 

Nay ta vì ngươi dựng Pháp tràng, khiến mười phương chúng sinh đều được Diệu tâm sáng tỏ, Pháp nhãn thanh tịnh. A Nan, lúc kia ngươi trả lời thấy tay chói sáng, vậy cái nắm tay này do đâu mà có? Làm sao thành nắm tay? Ngươi lấy gì để thấy?

A Nan đáp: Bạch đức Thế Tôn! Do tánh thanh tịnh sáng ngời như núi báu của thân Phật co nắm lại thành nắm tay, chính mắt con thấy nắm tay vậy.

Phật bảo A Nan: Hôm nay ta nói cho ngươi nghe, những người có trí cũng phải nhờ thí dụ mới được khai ngộ. A Nan, ví như nắm tay ta nếu không có cánh tay thì chẳng thành nắm tay, nếu ngươi chẳng có con mắt thì ngươi chẳng thành sự thấy. Vậy lấy nhãn căn của ngươi so với nắm tay của ta, hai nghĩa này có giống nhau chăng?

Bạch đức Thế Tôn! Vâng giống, nếu chẳng có con mắt thì chẳng thành sự thấy của con, vậy đem nhãn căn của con so với nắm tay của Như Lai, hai nghĩa giống nhau.

Phật bảo A Nan: Ngươi nói giống nhau nghĩa này chẳng đúng. Tại sao? Như người không có cánh tay thì tuyệt nhiên chẳng có nắm tay, nhưng người không có mắt thì chẳng phải không thấy. Vì sao? Ngươi thử hỏi người mù có thấy gì chăng? Người ấy sẽ trả lời: Nay trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, chẳng còn thấy gì khác. 

Xét theo nghĩa này thì tiền trần tự tối, sự thấy đâu có giảm bớt?

Tiền trần: Tiền là trước mắt, Trần là bụi. Tức là để ví dụ luôn cho cả Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, năm thứ này thuộc về tiền trần. 

Ngũ căn:
Nhãn (mắt), Nhĩ (tai), Tỷ (mũi), Thiệt (lưỡi), Thân (thân thể).

Ngũ thức
: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức.

Thức thứ sáu là để phân biệt pháp trần, pháp trần không phải đối trước mắt. Cho nên không phải là tiền trần, tức là ở xa thấy, quá khứ có thể thấy, vị lai cũng có thể thấy, không bị không gian thời gian hạn chế gọi là pháp trần.

- Thế gian tướng thường trụ là cái gì đã  xảy ra rồi thì nói trụ ngay ở sát na đó, nên Phật có huệ nhãn thấy tất cả quá khứ xảy ra y thời lúc đó có phải không?

- Không những quá khứ, vị lai cũng vậy, ví dụ như người chứng quả A La Hán dùng huệ nhãn thấy được 80.000 kiếp trước và thấy được 80.000 kiếp sau.

- Người tu hành cái nghiệp thay đổi thì việc xảy ra trong tương lai phải thay đổi, sao lại thấy y như lúc trước?

- Lúc chưa thay đổi cũng như lúc thấy thay đổi, chỉ lúc thấy đó thôi; một giờ sau thay đổi thì một giờ sau thấy khác. Hiện nay, thấy nhiều giỏ trái cây, một giờ sau lấy bớt một giỏ thấy thiếu một giỏ thì cũng thấy vậy. Tức là cái thấy bị thời gian chi phối mà thay đổi.

-  Theo sự thấy của người ta, có quyết tâm tu hành thì sự thấy có thay đổi chứ?
 
- Đúng vậy, nó có khác nhau, đến lúc khác nhau mới thấy khác nhau, bởi cái thấy của quý vị chưa chứng thánh quả A La Hán, rồi một năm sau thấy quý vị chứng thánh quả A La Hán.

- Ví dụ ngài Xá Lợi Phất là vị Thánh A La Hán, Ngài nhìn một người nào đó thấy được 80.000 kiếp của người đó, người đó có tu hành hay không thì người ấy tự chuyển, như vậy có khác hay không?

- Có khác chứ! Nhưng ngôi pháp nào trụ theo ngôi pháp đó, mỗi sát na nó khác, bây giờ sát na này người đó chưa có nổi niệm muốn tu hành thì những kiếp sau nó khác, nếu nổi niệm muốn tu hành thì nó đã thay đổi.

-  Như vậy Ngài thấy có phải cố định không?

- Không phải  nhất định thấy việc đấy theo sát na.

- Theo sự thấy có nhất định xảy ra không?

-  Không có nhất định xảy ra, tức là cũng có thể xảy ra.

- Nó sẽ không theo đúng như 1+2=3, 2+3=5, nó sẽ không theo như vậy, như người đã làm ác thì tương lai sẽ làm thiện.

- Phải rồi! Đúng vậy, tùy theo mỗi người, sát na đó thì đúng.

- Thế gian tướng thường trụ vì nó không thay đổi phải không?

- Người thấy đó không thay đổi, nhưng sát na thứ nhì không có thay đổi.

- Chuyện qua rồi có thay đổi không?

- Chuyện qua rồi không thay đổi.

Phật bảo A Nan: Ngươi thử hỏi người mù trước mắt có thấy gì không? 

Người ấy chắc sẽ trả lời:  Nay trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, chẳng còn thấy gì khác. 

Xét theo nghĩa này thì tiền trần tự tối, chứ không có tánh thấy, tánh thấy không có giảm bớt. 

A Nan hỏi: Những người mù trước mắt chỉ thấy tối đen, sao gọi là thấy?

Phật bảo A nan: Người mù không có mắt chỉ thấy tối đen, so với người mù có mắt trong phòng tối cũng chỉ thấy tối đen, hai thứ tối đen ấy có khác nhau không?

- Bạch đức Thế Tôn hai thứ thật chẳng khác nhau.

- A Nan! Nếu người không có mắt, thấy toàn đen tối, đột nhiên được sáng mắt liền thấy các sắc tướng trước mắt, thì gọi là “Mắt thấy”. Người ở trong phòng tối cũng thấy toàn đen tối, bỗng nhiên đèn thắp sáng, thấy các sắc tướng trước mắt thì gọi là “Đèn thấy” phải không? 

Nếu Đèn thấy thì chẳng gọi là Đèn, và Đèn thấy thì có dính dáng vì đến người?  Vậy biết Đèn chỉ có tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là Tâm chẳng phải Mắt.

Đoạn này nói Tâm, tức chỉ Tánh thấy. Vì tánh thấy là tâm pháp thuộc thể tinh thần, thể vật chất là lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) sẽ chết mất; còn lục thức thì tồn tại vĩnh viễn, không thể chết mất, vì nó không lay động nên không có biến đổi.

Có dịp tôi sang Australia thuyết pháp đến chỗ này, có một phật tử hỏi tôi: Thầy nói tánh của con tồn tại vĩnh viễn, không có chết mất. Vậy sau khi con chết thì tánh thấy con ở đâu?
 
Tôi nói: Bây giờ, tôi chưa chết, ông cũng chưa chết, chuyện sau khi chết làm sao nói được? Ông ngồi đây cùng nhiều người và bàn, ghế, bình, tách,… có phải do tánh thấy của ông thấy không?

Ông ấy đáp: Phải.

Tôi hỏi: Vậy ông còn sống hãy tự chỉ ra tánh thấy của ông ở đâu?
 
Ông ấy ngó qua ngó lại chỉ không ra. Tại sao chỉ không được? Vì cùng thấy một lượt, cũng như 100 người cùng thấy một lượt, nếu chỉ tánh thấy ở người này thì 99 người kia không có tánh thấy. Vậy làm sao chỉ một lượt? Đâu phải thấy người này, rồi đến người kia, thấy từng người rồi mới chỉ được?

Nếu chỉ ra được thì tánh thấy chỉ có tiếp xúc một người, còn 99 người kia không có tiếp xúc.Vậy làm sao tiếp xúc thấy một lượt? Cho nên có chỗ thì không cùng khắp, vì tánh thấy cùng khắp nên không có chỗ để chỉ.

Cùng khắp không gian thì không có chỗ để chỉ, cùng khắp thời gian thì không có lúc để chỉ. Nếu có lúc để chỉ thì không cùng khắp thời gian, có chỗ để chỉ thì không cùng khắp không gian. Nhưng tất cả tâm pháp của mình (tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết) đều cùng khắp không gian và thời gian.

Thiền sư Thích Duy Lực
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm