Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 19/07/2014, 17:19 PM

Thứ nhất tu nhà là tu gì?...

Tục ngữ Việt Nam có câu “thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, điều đó nói lên tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của văn hóa gia đình đối với văn hóa đạo đức Phật giáo. Gia đình là nơi sự sống khởi đầu, và là nơi tình thương không bao giờ kết thúc.

Truyền thống người Việt từ ngàn đời đã tôn vinh sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, điều đó thể hiện qua ca dao nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân tộc:

“Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta
Nên người con phải xót xa
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao
Đội ơn chín chữ cù lao
Sinh thành kể mấy non cao cũng vừa”

Truyền thống ấy được kế thừa và phát huy đến ngày nay, vì đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ I trước công nguyên. Đạo Phật là đạo hiếu, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Đối với người tu đạo, hiếu thuận là hành trang cơ bản nhất trên con đường đến với Giác ngộ, giải thoát. Trong kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, đức Thế Tôn đã dạy:

“Ta trải qua nhiều kiếp tinh tấn đến nay mới thành Phật, toàn là nhờ công ơn của cha mẹ. Vậy nên người học đạo không thể không tinh tấn hiếu thảo cha mẹ.”

Bởi trong gia đình thời xa xưa rất lâu rồi, người con thường gọi cha là “thầy”, vì thời đó, cha đã dạy con học chữ Nho trước khi con đến trường làng học cùng các bạn, không những vậy, người thầy đầu tiên trong đời con dạy con cách ứng xử trong cuộc sống, để con hòa nhập an vui. Đến nay, người cha vẫn là trụ cột vững chãi về kinh tế và tinh thần cho cả gia đình, ở bên cha, con cái được truyền thêm sự mạnh mẽ dũng cảm và sự hiểu biết chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, bàn tay to lớn và ấm áp dìu dắt con đi những bước chân chập chững trong đời từ tấm bé đến khi trưởng thành. 
 
Để tạo nên sự cân bằng về tâm lý cho con, người mẹ cùng với sự dịu dàng bao dung, đức hy sinh cao thượng đã trở thành điểm tựa tinh thần cho mỗi người con quay về nương tựa trong đời.

Chính vì vậy, càng học Phật, con người càng cảm thấy cha mẹ hiện tiền như Phật tại thế. Đạo Phật là đạo vô ngã vị tha, nên người con Phật hiểu rằng:

“Dù đi trăm núi ngàn sông
Vẫn không ra khỏi tấm lòng mẹ tôi
Một đời nguyện ước mai sau
Mẹ như hóa phép nhiệm màu Quán Âm”

Càng gắn bó bên cha mẹ trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, con người càng cảm thấy tình yêu của cha mẹ cao thượng vô cùng, vì cha mẹ luôn bao dung mở lòng đón nhận con mình, dù đứa con ấy hoàn thiện hay còn lầm lỗi. Cũng như vậy, Phật mở rộng vòng tay bao dung cho mọi số phận, mọi tính cách đến với đạo để học hỏi vá sửa đổi bản thân.

Chính vì một vị đức Phật là bản thể đại diện thống nhất cho tất cả chư Phật mười phương ba đời, nên khi cha mẹ được tôn vinh như là những vị Phật hiện tiền tại thế, thì văn hóa Việt Nam cũng đồng thời coi trọng vai trò của chế độ phụ hệ và mẫu hệ bình đẳng. Cũng như trong tín ngưỡng, Lạc Long Quân và Âu Cơ đều mang dòng dõi Tiên – Long, và 100 người con Việt đầu tiên chia làm 50 con theo cha Lạc Long Quân về với biển để sinh sống, 50 con theo mẹ Âu Cơ lên núi rừng lập nghiệp.

Chính vì vậy, từ ngàn xưa, người Việt trên rừng dưới bể mọi miền đất nước đều là người một nhà. Cội nguồn ấy tương đồng với quy luật luân hồi mà Phật giáo chỉ cho nhân loại hiểu rằng người người sống với nhau dù yêu hay ghét, dù thân hay sơ đều đã từng là bố mẹ, anh chị, bạn bè của nhau từ nhiều kiếp trong quá khứ. Vậy nên người Việt sống với nhau theo truyền thống “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, đó cũng là một biểu hiện của sự hiếu thảo.

Bởi cội nguồn người Việt cùng sinh ra từ bọc trăm trứng, tiếng gọi “đồng bào” gắn kết tình dân tộc thêm keo sơn, cội nguồn có Tổ Tiên có ý nghĩa kiến tạo nên một dân tộc đoàn kết thống nhất 54 dân tộc anh em, vì ý nghĩa đó, nét phong tục thờ cúng Tổ Tiên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nét văn hóa đó được bảo tồn cùng với sự đồng hành, hỗ trợ của đạo Phật 

Điều này thể hiện ở việc dân Việt dù sống trong cảnh ngày càng hiện đại, nhưng cũng không bao giờ quên gửi gắm phần hương hỏa cho ông bà cha mẹ được nương nhờ cảnh Phật thanh tịnh, dưới sự che chở dẫn dắt của chư Phật và Bồ tát Địa Tạng Vương.

Bên cạnh đó, ở nhà phật tử, bàn thờ Phật thường được trang trọng đặt bên cạnh và cao hơn so với bàn thờ gia tiên, để tỏ lòng tôn kính Tam Bảo và tổ tiên. Càng tin vào sự luân hồi vi diệu hiện hữu, con người tôn thờ Phật và Tổ tiên để hồi hướng cho ông bà, cha mẹ mình những điều tốt đẹp nhất.

Vậy nên, lễ Vu Lan Bồn của Phật giáo trùng với Tết Trung Nguyên của Đạo giáo là dịp để những người con sưởi ấm tình thương gia đình. Vu Lan Bồn là phiên âm từ tiếng Phạn Ulambana nghĩa là giải đảo huyền, tức cứu người bị tội treo ngược. Lễ Vu Lan có duyên khởi từ Đại Hiếu Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ thoát khỏi cảnh Ngạ quỷ, nhờ Phật lực cùng công đức của chư Thánh tăng trong ngày Tự Tứ vào rằm tháng 7 hồi hướng đến bà mẹ, nên bà được đầu thai lên cõi trời.

Cho nên hàng năm, ngày lễ Vu Lan nhắc nhở mỗi người con tri ân cha mẹ hiện tiền, cũng như cha mẹ từ nhiều kiếp trước, bằng cách mở lòng thương người, thương cả những loài chúng sinh hữu tình:

“Tạ ơn cha đã cho con nhìn thấy
Núi rất cao và biển rất tuyệt vời
Tạ ơn mẹ đã cho con hơi thở
Và trái tim nhân ái để làm người”.

Qua đó, Phật giáo nêu cao tinh thần hiếu đạo thông qua sự ca ngợi công ơn sinh thành & dưỡng nuôi của cha mẹ. Như trong kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân, Đức Phật tán thán công lao sinh thành & nuôi nấng với bao khổ sở nhẫn nại và hy sinh đầy cao đẹp của người mẹ đối với con cái, từ đó mỗi người con đều cảm động trước lời Phật dạy mà biết trân trọng yêu thương mẹ mình nhiều hơn:
“Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá
Sao đong đầy 2 tiếng mẹ ơi
Nhìn lên vách, con khóc thầm với bóng
Mẹ bây giờ mới hiểu mẹ ngày xưa”

Vì hiếu thuận đã là truyền thống của dân tộc, vậy điều đó cần song hành với nét văn hóa gia đình quây quần bên mâm cơm của phương Đông, để con cái được phụng dưỡng ông bà cha mẹ từ những chăm sóc nâng niu nhỏ nhất hàng ngày:

“Đói lòng ăn hột chà là
Nhường cơm dâng mẹ, mẹ già yếu răng”

Điều cơ bản nhất của biếu hiện hiếu đạo,  những người yêu mến đạo Phật biết mang đến cho cha mẹ đời sống vật chất ổn định, sau đó con cái biết hướng cha mẹ có đời sống tinh thần tích cực, phù hợp với tính cách, tuổi tác của họ, hầu như các bậc lớn tuổi đều thích tìm niềm an vui nơi cảnh Phật thanh nhàn, họ được lạy Phật không những để tỏ lòng tôn kính Tam Bảo mà còn giúp tăng cường sức khỏe, họ được nghe chư Tăng giảng giáo lý nhà Phật để tự hướng tâm mình về với giá trị Chân – Thiện – Mỹ , từ đó cuộc sống hạnh phúc hơn. 

Và quan trọng nhất, tinh thần hiếu đạo trong Phật pháp còn biểu hiện qua những việc làm thiện lành mà con cháu đóng góp cho cộng đồng, qua đó hồi hướng công đức trước Phật đài đến với cha mẹ, cầu nguyện vạn sự tốt lành cho cha mẹ. Vì mỗi người mở lòng thương yêu người khác một cách bao dung, vị tha, kiên nhẫn, những người ấy mới thấu hiểu được tình yêu của cha mẹ đối với mình như thế nào:
“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”

Bởi tình cảm cha mẹ - con cái bền vững hơn tình bạn ngoài xã hội, nên mỗi gia đình là một tế bào xã hội. Tình cảm gia đình song hành cùng đạo đức Phật giáo thể hiện qua sự hiếu thuạn góp phần giáo dục, xây dựng xã hội bình ổn và hạnh phúc.

Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm