Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/05/2015, 14:53 PM

Thủ tướng Ấn Độ viếng thăm Di tích Phật giáo tại Trung Quốc

Phật giáo Thiểm Tây online đưa tin hôm thứ năm, ngày 14/05/2015, Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng long trọng tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi quang lâm Tổ đình Mật tông Đại Hưng Thiện tự, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, nhân chuyến công du Trung Quốc.

Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Tổ đình Tây An Đại Hưng Thiện Tự mời Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi vào phòng khách dùng tách Trà đạo thân mật tình hữu nghị giữa Phật giáo hai nước, sau đó cùng lên Đại Hùng Bửu Điện, Quan Âm điện, tại Đại Hùng Bửu Điện, Thủ tướng Ấn Độ dâng hương lễ Phật, lễ Bồ tát Quán Thế Âm. Phương trượng Tổ đình Tây An Đại Hưng Thiện Tự trân trọng tặng Thủ tướng một bức ảnh Phật trong chiếc lá Bồ đề cao và một tượng Phật bằng gỗ  30cm.

Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Tổ đình Tây An Đại Hưng Thiện Tự giới thiệu lịch sử ngôi Tổ đình đến Thủ tướng Ấn Độ:

“Ngôi Già lam Tổ đình Mật tông Đại Hưng Thiện Tự, Phật giáo Trung Quốc, thành lập ở Sơn Tây, ban đầu hiệu Tuân Thiện Tự, đến thời Tùy Văn Đế Khai hoàng nhị niên (582 Tây lịch), đổi danh hiệu Đại Hưng Thiện Tự. 

Năm 583, Văn Đế ra lệnh xây cất lại tất cả chùa tháp bị hủy hoại trong cuộc khủng bố. Hai năm sau đó, một chiếu chỉ được ban hành với nội dung tái thiết số Phật tượng bị đập phá và phục hồi lại những kinh sách bị hủy hoại. 

Năm 585, nhà vua xúc tiến xây dựng 40 ngôi Quốc Tự trong các Huyện Tổng với danh hiệu là Đại Hưng Quốc Tự. Với sự khuyến vũ của Hoàng triều, kinh sách Phật giáo sớm phổ biến rộng rãi khiến giới sử gia Khổng giáo phàn nàn rằng kinh sách Phật giáo được lưu hành nhiều hơn sách vở của Khổng giáo cả hằng trăm lần. Vị Hoàng đế anh minh công khai phát nguyện trở thành một Phật tử tại gia cư sĩ của Phật giáo, do vậy đức Vua được ban tặng danh xưng “Con trai Bồ tát”. Tu sĩ có học thức và Tỷ kheo đức hạnh thường được mời vào hoàng cung thuyết giảng kinh điển cho Vua và giới phụ nữ Hoàng tộc. Hoàng hậu, Thái tử và nhiều Đại quan đương triều đều cải đạo theo Phật.

Vua thường triệu thỉnh chư vị Danh Tăng vào sống trong Hoàng cung để có nhiều cơ hội thảo luận Phật pháp. Vua phát biểu rằng: “Trẫm rất tiếc là đã chấp nhận đạo Phật quá trễ, vì thế không có nhiều thời gian để xiển dương Phật pháp vì lợi ích của nhân dân”.

Thời đại nhà Tùy, Đường Trường An Phật giáo thịnh hành, chư Tăng du học Phật quốc Ấn Độ, phiên dịch Tam tạng giáo điển từ Phạn sang Hán trong đó có bộ Mật Tông. Vì thế ngôi Tổ đình Mật tông Đại Hưng Thiện Tự là di tích lịch sử phiên dịch bộ Mật tông bí truyền của Phật giáo Trung Quốc, và là lịch sử giao lưu văn hóa Trung-Ấn một ấn tượng lịch sử khó phai mờ trong tâm trí của nhân dân hai nước Phật giáo.

Triều đại Đường Huyền Tông khai nguyên, Mật tông du nhập vào Trung Quốc thịnh hành với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý (637-735), Kim Cương Trí (663-723) và Bất Không Kim Cương (705-774). Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thiện Vô Uý, được phong Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na-lan-đà. Cả 3 ngài Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không Kim Cương từng được Sư Long Trí (là đệ tử của Ngài Long Thọ) truyền pháp”.
 
Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi đến viếng thăm ngôi Già lam Đại Hưng Thiện Tự, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Đại Hưng Thiện Tự nhiệt tình tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi.
 
Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi tham quan Đường Mật Tổ đình Tây An Đại Hưng Thiện Tự, chiêm bái nội tự tượng Đương lai hạ sinh Di Lặc Phật
 Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi Chiêm bái Xá Lợi Phật 
 
Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Đại Hưng Thiện Tự giới thiệu đến Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi bộ sưu tập tàng bản Kinh văn Phật giáo Trung Quốc.

 Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Đại Hưng Thiện Tự giao lưu cùng Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi.
 Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Đại Hưng Thiện Tự cùng Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi lưu bút kỷ niệm.
 Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi tặng bức ảnh Phật cho Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Đại Hưng Thiện Tự.
 Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Đại Hưng Thiện Tự cùng Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi chụp ảnh lưu niệm

Thích Vân Phong 
(Nguồn: Nhật báo Trung Quốc – Phùng Vĩnh Bân)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm