Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/07/2016, 15:23 PM

Thượng tọa Thích Chân Quang chia sẻ pháp thoại với chủ đề "ý chí"

Tối ngày nhằm ngày 03/06/Ất Mùi (06/07/2016), TT.Thích Chân Quang đã chia sẻ bài Pháp thoại về đề tài "Ý chí" tại chùa Tương Mai (số 231, Trương Định, Phường Tương Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội) với sự tham dự hơn 4000 phật tử đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

 
Được biết, chiều cùng ngày có hơn 500 phật tử phát tâm Quy y Tam Bảo. ĐĐ Thích Khải Tạng thay mặt cho TT.Thích Chân Quang đã truyền Tam quy Ngũ giới và 7 lời nguyện cho phật tử các giới. Đây là cửa ngõ vào đạo của mọi đệ tử Phật. 
ĐĐ.Thích Khải Tạng thay mặt cho TT.Thích Chân Quang đã truyền Tam quy Ngũ giới
Theo Thượng tọa, người phật tử ngoài việc thọ nhận Tam quy Ngũ giới, còn phát nguyện trước Phật thọ trì thêm 7 điều nguyện, đó là: Tập ăn chay; học Pháp; thực hành tu tập; làm việc từ thiện; Phật hóa gia đình; phổ biến giáo pháp và kiên cường hộ đạo. Sự hành trì thêm bảy điều nguyện này nhằm thúc đẩy sự tích cực năng động nơi một người phật tử trong thời đại mới. Nếu tất cả phật tử đều tích cực, năng động thì đạo Phật sẽ chuyển mình để trở thành một sự hiện diện đầy lợi ích cho xã hội, cho cuộc đời. 

Riêng ý nghĩa của bài Pháp thoại đã đề cập đến một phẩm chất quan trọng cần có của mỗi con người. Ngoài việc chỉ ra nguồn gốc, vai trò của “Ý chí” đối với cuộc đời và sự nghiệp tu hành của mỗi cá nhân, Người còn chỉ ra những khía cạnh khác nhau của ý chí. Từ đó, giúp các phật tử có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, đồng thời quyết tâm phát nguyện, nuôi dưỡng, gìn giữ ý chí của bản thân cho thật lớn mạnh để cùng nhau xây dựng một cuộc sống yên vui, hạnh phúc.
 
Mở đầu bài Pháp thoại, Thượng tọa cho biết, đối với “Vĩ nhân” hay “Thiên tài”, ở họ không chỉ là sự thông minh, mà còn là ý chí, nghị lực vô cùng lớn lao để vượt qua những gian nan, thử thách. Nhìn lại trong cuộc đời, chúng ta sẽ thấy có những người thành công, bởi vì họ kiên trì theo đuổi mãi mục tiêu cho đến cùng, không bao giờ bỏ cuộc. Còn những người thất bại vì dường như họ không đủ ý chí kiên trì để theo đuổi một sự nghiệp gì đó lâu dài. 

Tuy nhiên, ý chí và sự kiên trì chưa phải là tất cả, nó còn có các yếu tố khác như sự may mắn, thời cơ, thời điểm, v.v… Vì nhiều người vẫn thất bại khi thiếu một trong các yếu tố đó. Ví dụ như có những người ý chí ngất trời nhưng mà thời vận không có, sự may mắn hay những người hợp tác không có, nên vẫn thất bại như thường. Dù vậy, ý chí vẫn là một yếu tố cực kì quan trọng trong cuộc đời và trong sự nghiệp tu hành của con người. 
 
Kiên trì, nỗ lực là phẩm chất rất đáng khen mà không phải ai cũng có. Bởi vì có những người ta gặp trên đời, họ bạc nhược một cách kì lạ, làm việc gì cũng bỏ dở giữa chừng. Hễ hơi khó khăn một chút là nản, rồi bỏ cuộc. Ngược lại có những con người theo đuổi sự nghiệp tới cùng, dù có khi biết là thất bại, nhưng vẫn cố gắng bám trụ để giữ ý chí của mình, vì họ nghĩ rằng: Con người mà không có ý chí thì người đó không đủ phẩm chất để sống làm người. Dù việc làm đó sai hay đúng họ tính sau. 

Cho nên, giữa cuộc sống đầy khó khăn, thử thách này, dù có điều gì xảy ra thì kiên trì và ý chí sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Ý chí vực ta dậy sau những lần thất bại, nó cho ta sức mạnh để ta vượt qua những khó khăn. Nếu không có ý chí, con người dễ rơi vào trạng thái nửa vời, làm gì cũng dễ thất bại. Có những việc lẽ ra ta đã chiến thắng, đã thành công nếu như ta kiên trì, nhưng ta đã thất bại chỉ vì bỏ cuộc nửa chừng. Do vậy, sự có mặt của ta trên cuộc đời này, để sống được trong cuộc đời này hoặc là ta bước vào đời sống tu tập thì luôn luôn cần ý chí, nghị lực. 

Người nhấn mạnh, ai trong tâm mình có nghị lực, có ý chí vô tận thì đó là một ưu thế lớn, có thể vượt qua mọi cản trở, khó khăn để đi đến cái đích mong muốn. Ngược lại, người nào trong tâm không có nghị lực thì rõ ràng kém ưu thế, dễ bị dụ dỗ, nản lòng, dễ vấp ngã, nhiều khi thua ngay từ bước đầu tiên. Vậy nên, ý chí là sức mạnh. Sức mạnh đó có vai trò rất lớn với cuộc đời chúng ta. Cụ thể, Thượng tọa chỉ ra 8 vai trò tiêu biểu: 

Thứ nhất, ý chí giúp ta theo đuổi một công việc được bền trong quãng đường rất dài. Nhiều công việc không chỉ làm trong một, hai ngày mà có khi cần đến hàng chục năm, thậm chí mất cả cuộc đời để hoàn thành. Theo đuổi một công việc lâu như vậy khiến ta bỏ lỡ rất nhiều thú vui, nhiều mối quan hệ cũng như tiền bạc. Trước sự đánh đổi quá lớn đó, nếu không có ý chí, chúng ta rất dễ bị nản lòng, bỏ cuộc giữa chừng. Ví dụ, có những vụ án không phải lúc nào 1 - 2 tháng là phá án được đâu. Có khi đưa vào hồ sơ và đến 20 năm sau bắt đầu vụ án mới được phá. Mà hồ sơ được truyền từ đời này tới đời kia. Thay đổi Thủ trưởng này rồi tới Thủ trưởng khác. Cứ tiếp tục theo đuổi… Rồi một ngày nọ, tới đời Thủ trưởng thứ 4, thứ 5 mới phá vụ án được. Chúng ta thấy, nếu không đủ nghị lực thì vụ án này bị chìm nghỉm trước nỗi đau của người bị hại.

Thứ hai, ý chí giúp ta chịu đựng được những sự khó nhọc. Trên đời này, không có gì là dễ dàng, việc gì cũng có ít nhiều sự khó khăn. Minh chứng rõ nhất cho điều này là những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc của cha ông ta. Từ yếu tố vật chất đến yếu tố con người, chúng ta đều thua kém so với các nước xâm lược. Riêng chỉ có ý chí và lòng yêu nước đã giúp chúng ta chiến thắng quân thù, ghi nên những trang sử vàng son rực rỡ của dân tộc, khiến người đời và khiến cho cả thế giới phải nể phục. Đó là ta cần ý chí để vượt qua khó khăn. Đừng có một chút là than thở. Người nào vừa gặp khó là than thở, đó không phải là người Việt Nam. 

Thứ ba, ý chí giúp ta kiềm chế được cái “sân” ở trong lòng khi bị xúc phạm. Người luôn cười trước mọi nghịch cảnh trong cuộc đời, kể cả khi bị người đời chửi mắng, xúc phạm thì chỉ có thể là bậc Thánh. Nếu ta xúc phạm nhầm bậc Thánh thì chắc chắn mình đọa địa ngục; hoặc là người có sức mạnh phi thường; hoặc người đã xong kế hoạch trả thù. Họ có sức mạnh, nhưng sức mạnh đó là thiện hay ác thì ta không thể biết. Tuy nhiên, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân để mình biết kiềm chế, biết nhẫn nhịn. Ta nhẫn nhịn không phải vì yếu đuối mà vì nghĩ đến danh dự chung của một tập thể; hay để tránh những chuyện không đáng có. Những người đó sức mạnh kinh lắm, nó vừa là ý chí, vừa là cái tâm vị tha, cái tâm nghĩ tới tổng thể rất lớn,  

Thứ tư, ý chí giúp ta biết đứng lên làm lại từ đầu sau khi thất bại. Cuộc sống của chúng ta rất ít người thành công mà không trải qua một vài lần thất bại. Có người thất bại xong bỏ luôn. Đó là người kém ý chí. Còn người thất bại rồi tìm cách sửa sai, làm lại từ đầu thì đây là người có ý chí. Dù chưa chắc làm lại đã thành công, nhưng người đó đáng khen vì có ý chí, có nghị lực. Còn người hễ thất bại là bỏ liền thì người đó vất đi, vì trên cuộc đời này hơn 90% thất bại lần đầu tiên, 50% người thất bại lần thứ hai, 80% người thất bại lần thứ ba. Tuy nhiên, thất bại mà biết đứng lên làm lại từ đầu thì mới đáng quý.

Thứ năm, ý chí giúp ta chiến thắng tâm lí chán nản. Chán nản là một dạng bệnh của tâm lí nên nhiều khi dù không chịu sự tác động của yếu tố nào, con người vẫn bị chán nản. Căn bệnh này có thể dẫn tới sự trầm cảm, thậm chí gây chết người. Dùng chí ý để chiến thắng bệnh trầm cảm mà bước lên phía trước là sự trị liệu nội tâm, giữ cho tâm hồn ta lúc nào cũng bình thản, lạc quan. 

Thứ sáu, ý chí giúp kiềm chế ham muốn để giữ cho ta sự trong sạch. Mỗi thú vui trong cuộc đời đều là một thử thách đối với chúng ta. Nếu là một người phàm, không ai là không bị cám dỗ bởi những thú vui tầm thường: Game, tiền tài, danh lợi, ăn uống, mua sắm, đi du lịch, dục vọng, v.v… Tuy nhiên, ý chí cho ta sức mạnh để giữ mình trong sạch, đi qua những thú vui đó.

Thứ bảy, ý chí giúp ta biết điều chỉnh tình cảm yêu ghét của bản thân sang đúng đối tượng. Tình cảm là cái rất khó điều khiển, chỉ những người thực sự có ý chí mạnh mẽ mới làm được điều này. Khi làm chủ được tình cảm của mình, con người có thể bước qua được những chuyện buồn về tình cảm để có những quyết định đúng đắn trong tương lai.

Thứ tám, ý chí giúp ta tu tập về tâm linh, bước vào con đường giác ngộ. Đây là một công trình rất khó vì nó đưa ta từ thân phận phàm phu, tiến lên Thánh vị. Con đường này là vô cùng lâu dài và gian khó Chúng ta không phải chỉ cần một ý chí lớn mà cần một ý chí cực kì…cực kì lớn mới có thể bước qua đời sống tu tập.
 
Ý chí có vai trò to lớn như vậy nhưng luôn có một tâm lý khác đi kèm. Đó là ý chí và bản ngã là anh em sinh đôi của nhau. Khi ta cố gắng nhiều thì luôn có sự tự hào, kiêu mạn nổi lên. Nghĩa là khi có một nghị lực, ý chí càng lớn thì bản ngã theo đó cũng càng lớn. Vậy nên, ta nỗ lực rồi nhưng để không bị bản ngã kéo rớt lại thì ta phải biết khước từ công lao, lúc nào cũng xem mình không là gì cả, thì dù đi qua bao nhiêu thành công, bao nhiêu sự đóng góp cũng không bị tăng bản ngã thì mới có thể thành Thánh được. Vậy nhưng, để làm được điều đó rất khó, buộc ta phải tự kiểm soát mà không ai có thể giúp ta được.

Một biểu hiện khác của ý chí là sự giữ lời hứa. Ý chí nhắc nhở ta về những gì mình đã hứa dù là lớn hay nhỏ để ta thực hiện một cách đầy đủ, chính xác. Giữ lời hứa không chỉ giúp ta xây dựng hình ảnh một người có chữ tín, đáng tin trong mắt mọi người, mà còn giúp ta gieo nhân thành công trong những kiếp sau. Những lời hứa tốt đẹp thì quả báo của nó mang lại là những thành công tốt đẹp. Đây là nhân quả. Vậy nên, người không biết giữ lời hứa sẽ hay thất bại.

Trước những khó khăn trong cuộc đời, ai cũng tự dặn lòng là phải có ý chí thật mạnh mẽ để vượt qua, nhưng thực sự thì không ít người thất bại. Vậy nên, ý chí không phải chỉ nói miệng mà có. Để xây dựng và nuôi dưỡng ý chí trong tâm mình thật lớn mạnh, Người chỉ cho chúng ta phải biết khởi quyết tâm. Ý chí không phải cứ do muốn có là được. Người muốn gì được nấy phải là người có phước rất lớn. Ý chí là nguồn sức mạnh vô hình, vô tận, đưa ta đi mà không cần một lời nói nào. Còn càng nói thì càng không có ý chí.

Hơn hết, ý chí là do phước tạo nên. Phước tạo ra sức mạnh tinh thần, làm cho con người không bao giờ bị nản chí mà vượt qua tất cả để đi tới. Nên nhớ, phước vô hình tạo ra ý chí một cách nhẹ nhàng nhưng bền vững. 

Và  ý chí cũng là gốc tạo thành phước, dù ý chí đó chỉ là ý chí ban đầu rất nhỏ. Ý chỉ nhỏ đó sẽ sinh ra ý chỉ lớn hơn sau này. Vậy nên, ý chí dùng để tạo phúc, sau đó cái phúc trở lại tạo thánh ý chí lớn gấp ngàn lần ý chí ban đầu. Người mà thấy mình bạc nhược, hay nhụt chí là người kém phước, cần phải tích cực tạo phước từ giờ để khi quả báo đến, ta có ý chí mạnh mẽ hơn. Chúng ta khởi lên nghị lực từng ngày bằng cách bắt đầu tạo phước từ những điều nhỏ nhất.

Bên cạnh việc tạo phước, xây dựng ý chí cho bản thân, chúng ta còn phải biết giúp đỡ những người xung quanh bằng cách kèm cặp, khuyên bảo để họ cố gắng nuôi dưỡng ý chí, biết tạo phước lành như ta. Điều này góp phần xây dựng một cộng đồng sống lành mạnh, giàu nghị lực, đồng thời tác động ngược lại, giúp ta rèn luyện được chính ý chí của bản thân. Có ý chí nhưng ta phải sử dụng ý chí để thực hiện những điều tốt đẹp. Nếu dùng ý chí để làm những điều ác thì sẽ phải chịu quả báo rất nặng nề.

Đối với người tu hành, phải biết dùng ý chí để tu tập vì quá trình tu tập có rất nhiều khó khăn, gian khổ, đòi hỏi sự kiên trì, hy sinh. Trước những nghịch cảnh, sự cám dỗ, những khó khăn,… đòi hỏi người tu hành phải có ý chí rất lớn để giữ vững lập trường, vượt qua những rào cản đó để bước tới. Ngoài ra, khi ta có những thành công ban đầu, tâm kiêu mạn cũng nổi lên. Vì vậy, ta phải có ý chí để vượt qua cái tâm kiêu mạn đó. Đồng thời, ta phải chia sẻ, giáo hóa cho chúng sinh. 

Cuối cùng, Thượng toạ khẳng định, khi gặp phải và bước qua được những khó khăn trong cuộc đời, chúng ta càng cảm thấy biết ơn những Thánh nhân, những con người có ý chí phi thường, mang lại những điều tốt đẹp khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, biết nguyện lòng nỗ lực hết sức để bản thân có thể làm được nhiều phước lành, sau này tạo thành ý chí lớn, nối bước các Thánh nhân, góp phần xây dựng một thế giới yên vui, hạnh phúc.

Bài Pháp thoại được thượng tọa giảng giải bằng những lời lẽ hết sức bình dị nhưng lại có sức hút kì lạ. Dù trời nóng gay gắt hay trời giá rét, các phật tử vẫn không quản ngại, với lòng thiết tha cầu Pháp nên cố gắng đến đúng giờ, chăm chú lắng nghe, không gây một tiếng động nhỏ.
 
Đây thật sự là những người có ý chí rất lớn, có lòng yêu Phật Pháp sâu dày, mới đủ quyết tâm vượt qua được khó khăn về khoảng cách địa lí, thời tiết, sự chật chội, sự cám dỗ để lắng tâm nghe hết bài Pháp thoại này đến bài khác mà không chán. Đó thực sự là một điều rất quý và đáng trân trọng.

Đồng thời, cũng nhờ Thượng tọa không quản đường xá xa xôi, thực hiện những chuyến hoằng hoá từ Nam – Trung - Bắc mới có những bài Pháp hết sức quý báu, đầy tính thời sự và đúng lúc. Trước sự khai ngộ của Thượng tọa, mọi người hết sức kinh ngạc trước nhiều vấn đề về sự tu hành cũng như những gút mắc trong cuộc sống, hay những dự báo về tình hình thế giới.

Chẳng hạn bài Pháp thoại này đã giúp các phật tử nhìn nhận một cách rõ ràng về sức mạnh của ý chí mà họ phải trang bị cho tâm hồn mình. Từ đây, các phật tử nguyện lòng, khởi tâm xây dựng ý chí cho mình và cho những người xung quanh, để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển bền vững.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm