Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/08/2014, 10:42 AM

Thượng tọa Thích Thọ Lạc: "Tượng thú dữ là trái tinh thần Phật giáo"

Nhà chùa là chốn từ bi, thân thiện với con người, thiên nhiên, việc đặt tượng thú dữ canh cửa là phản cảm, không phù hợp - Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định.

- Nhiều đền, chùa, di tích đặt tỳ hưu, sư tử đá có tạo hình theo phong cách Trung Quốc, châu Âu. Xin Thượng tọa cho biết, những con vật này vào chùa như thế nào?
TT.Thích Thọ Lạc. Ảnh: Quý Đoàn.
- Phần lớn những con vật ấy do người dân có cảm tình với Phật giáo tiến cúng. Người ta thường đặt chúng ở ngoài cổng, cửa để trấn áp điềm dữ. Tuy nhiên, đó là quan niệm của người đời thường thôi chứ việc đem những con vật dữ dằn vào đình, chùa là không phù hợp tư tưởng, tinh thần Phật giáo.

- Những con vật ấy không phù hợp ở điểm nào, thưa Thượng tọa?

- Thứ nhất, các con vật dù bên ngoài dữ dằn nhưng khi đến nhà Phật đều mang dáng vẻ hiền lành bởi đã được Đức Phật từ bi, có tấm lòng cảm hóa muôn loài chúng sinh. Ví dụ con rắn độc bình thường có thể cắn chết người nhưng thấy Đức Phật ngồi thiền dưới mưa nó đã xòe mang ra che cho ngài. Đó là hành động rất thiện, hiền từ. Con rồng ở môi trường khác có thể dữ dằn nhưng khi Bồ Tát Quan Âm đi cứu chúng sinh ngoài biển, nó tự nguyện giơ đầu ra để Bồ Tát đứng lên. Con sư tử cũng thế, khi đến với nhà Phật nó rất hiền lành, trở thành đệ tử, hộ pháp cho Bồ Tát Sư Lợi Văn Thù (Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ) đi phổ độ chúng sinh.

Thứ hai, những con vật dữ dằn như sư tử tạo hình của Trung Quốc giơ nanh, giương vuốt là thể hiện sự quyền uy, không phù hợp với nhà chùa. Bởi đạo Phật gần gũi, từ bi, thân thiện với con người, động vật, thiên nhiên. Kiến trúc nhà chùa vì thế cũng rất mềm mại, uyển chuyển. Mái chùa cong một cách nhẹ nhàng, từ tốn chứ không nhọn hoắt đáng sợ.

Thứ ba, nhà chùa là nơi người giàu sang, nghèo khó, chúng sinh muôn loài đều có thể đến. Đặt những con dữ dằn canh cửa vô hình chung khiến người ta nghĩ chùa chiền cũng như chốn công quyền, họ sợ không dám vào. Không chỉ con người mà cả thế giới vô hình như quỷ dữ cũng sợ không dám đến nữa. Đạo Phật từ bi có cấm những con đó đâu. Tối nhà chùa còn thỉnh chuông, cúng cháo mời chúng đến ăn mà.

Tóm lại, những gì mang tính chất uy mãnh quá thì không phù hợp với chốn thiền nhang. Do đó, khi tiếp nhận đồ cúng tiến, các trụ trì cần nhận thức đầy đủ hiện vật đó có phù hợp với giáo lý nhà Phật và văn hoá truyền thống Việt Nam không. Nếu không hiểu, sư thầy nên tham khảo ý kiến của Giáo hội. Với các di tích thì nguyên tắc quản lý, vị trụ trì phải thống nhất với Ban quản lý di tích trước khi tiếp nhận vật cúng tiến.

Một ngôi chùa Việt cổ kính mà bỗng xuất hiện cặp sư tử đá với đường nét lạ hoắc, tạo hình dữ dằn, mang phong cách của nền văn hoá khác thì rất phản cảm.
Sư tử đá tạo hình kiểu Trung Quốc được đặt ngay lối vào sau cổng chùa Chân Tiên (phố Bà Triệu, Hà Nội). Ảnh: Quý Đoàn.
- Vậy những linh vật ngoại lai hiện diện trong đền, chùa Việt Nam nên được ứng xử hoặc thay thế như thế nào?

- Sư tử thực chất ít xuất hiện trong đền, chùa Việt Nam vì đạo Phật chủ trương không sát sinh. Loài vật này chỉ xuất hiện một ít ở thời Lý - Trần, nhưng có lẽ không phù hợp nên các thời kỳ sau không được phát huy. Bộ tứ linh gồm: Long - Ly - Quy - Phượng được chuộng hơn, có thể dùng thay thế. Đó là những con vật linh thiêng, gần gũi với nhà Phật, hay giúp đỡ người nên được trân trọng.

Ở Việt Nam, con nghê chính là biến dạng của con ly (tên gọi khác là kỳ lân), có dáng vẻ hiền lành, thân thiện, thường hộ trì Phật pháp làm việc có ý nghĩa cho đạo, cho đời. Trong kiến trúc đạo Phật, tốt nhất nên hạn chế linh vật hoặc nếu có thì để nó ở trạng thái hiền lành. Nên sử dụng những loài ăn cỏ, mang tinh thần từ bi hỉ xả, hạn chế loài ăn mặn, sát sinh.

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam có động thái gì trước công văn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khuyến cáo di dời, không sử dụng hay tiến cúng biểu tượng, sản phẩm, linh vật, vật phẩm lạ không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi di tích, đền chùa, nơi công cộng?

- Di dời các linh vật, vật phẩm lạ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi di tích, đền, chùa là việc nên làm. Khi nhận được công văn của Bộ, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phải họp bàn để thống nhất phương án rồi ban hành rộng rãi để mọi người cùng áp dụng.

Bất cứ thay đổi gì cũng cần thời gian để mọi người nhận thức, hiểu ra cái đúng và từ đó không làm sai nữa. Nếu người dân chưa thông suốt mọi chuyện mà bị thúc ép, họ sẽ phản ứng lại.

Quỳnh Trang thực hiện
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thuong-toa-thich-tho-lac-tuong-thu-du-la-trai-tinh-than-phat-giao-3034524.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm