Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/03/2013, 10:39 AM

Tiếng niệm Phật âm vang Trường Sơn hùng vĩ

Nơi nghĩa trang thanh vắng cuối chiều, tiếng niệm Phật của đoàn đã dứt. Nhưng âm vang còn vọng mãi với núi rừng thiêng liêng, tôi thấy lòng xốn xang, nghe dội lại như hàng ngàn, hàng ngàn người đang cùng niệm Phật…

Đây là chuyến đi đầu tiên của tôi, nên nhiều điều mới lạ. Đoàn đi qua 8 - 9 địa danh lịch sử, nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang đường 9, Nhà tưởng niệm Thanh niên xung phong đường 20, thành cổ Quảng Trị, Sông Thạch Hãn…

Đoàn xe 42 người, hơn nửa trong số đó là Phật tử. Chuyến hành trình “Tri ân các anh hùng liệt sĩ”, mở đầu bằng màn giới thiệu chào hỏi, phổ biến chương trình, trưởng đoàn nhắc mọi người chợp mắt tranh thủ, ai ngủ được cứ tự nhiên. Vì đoàn dành trọn một đêm trên xe ô tô, ít cũng 2-3 giờ sáng mới tới chặng dừng chân đầu tiên: Đền Quán Cháo ở Đồng Giao, Ninh Bình.

Ấy thế mà, trên xe cứ rôm rả nói cười, chẳng ai có dấu hiệu mệt mỏi. Nhìn đồng hồ trên xe ô tô, 21h45, chưa thấy có ai ngả lưng hay chợp mắt. Trên xe có tiếng niệm Phật, người thì niệm hồng danh đức Quán Thế Âm Bồ Tát, người thì niệm đức Phật A Di Đà. Khi mới bước chân lên xe, tôi đã Tâm niệm đức Phật A Di Đà, nay có thêm đồng đội, tôi bèn mở bài nhạc niệm A Di Đà Phật, đủ để 3 - 4 hàng ghế cùng nghe. Mới đầu vẫn còn tiếng nói cười trò chuyện, có lẽ số đông vẫn chưa quen như thế… Nhưng dần về khuya, trong thoáng im lặng của màn đêm, tiếng đồng thanh niệm Phật hình thành. Dù có người đã tranh thủ ngả lưng…

Khởi hành trễ, đi bị quá, phải quay lại vài chục cây số, đoàn vẫn vào lễ ở Đền Quán Cháo, rồi lại nhanh chóng lên xe đến Đền Củi - Đền thờ Ông Hoàng Mười ở Nghệ An. Khi đó tầm 4 giờ sáng thứ 7, ngày 16/03.

Lần đầu đi lễ xa, và đi nhiều địa điểm, tôi không lạ Đình, Đền, dù vẫn thành tâm kính lễ cùng cả đoàn, nhưng tôi chỉ mong ngóng những nơi chưa được đến, và đúng tiêu chí đoàn đặt ra, đó là “Tri ân các anh hùng liệt sĩ”. Rời đền Củi, chiếc xe 45 chỗ bon bon trên đường, bóng đêm dần tan, le lói ánh rạng đông. Có lúc chợp mắt, nhưng chỉ lơ mơ, tôi nghe loáng thoáng, chừng hai tiếng nữa đến Hang Tám Cô, rồi nghĩa trang Đường 9…

Ánh nắng chói qua cửa sổ khiến những ai say ngủ cũng kịp tỉnh giấc, tiếng trưởng đoàn Trần Thế Lự: chúng ta sắp tới Hang Tám Cô nhé. Chừng 20 phút sau, xe dừng bánh, vào bãi đỗ, mọi người nhanh chóng sắp lễ. Đồ lễ để trong 3 túi có ghi rõ ràng: túi thờ Nhà tưởng niệm liệt sĩ Đường 20, túi thờ Hang Tám cô và túi thờ người y tá. Đoàn chúng tôi nhanh chóng đăng ký vào dâng hương. Đi vào dịp cuối tuần nên đông, và còn nhiều điểm đến phía trước…

 Thăm viếng Nhà tưởng niệm liệt sĩ Đường 20
 Một góc nhỏ Nghĩa trang Đường 9 mới được tu sửa
 Nghĩa trang Đường 9: Linh thiêng đất mẹ các anh nằm. Vẫn còn đó những mảnh đời hậu chiến tranh, bị tai nạn bom, mìn…

Mong ngóng mãi, rồi cũng đến Nghĩa trang Trường Sơn, địa điểm mà tôi chờ đợi nhất. Không phải háo hức vì chưa đến lần nào, mà từ lúc bước chân lên xe, suốt chặng đường, lòng tôi bồi hồi lạ.

Trời đổ về chiều, nắng nóng rát, chứ không được dịu như dự báo thời tiết. Thứ 7 cuối tuần, nhưng không nhiều đoàn đến thăm viếng, nên cũng khá thanh vắng. Đoàn sắp lễ vào thăm viếng, chỉ có bánh kẹo, hương hoa, vài bao thuốc lá. Hoa cúc vàng vẫn tươi rực rỡ, hoa cúc trắng rực sáng diệu kỳ… Rồi cả đoàn đăng ký, thăm viếng một trong những nơi thiêng liêng, kỳ vĩ nhất cả nước. Đến đây, sau phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, trong khói hương xen lẫn ánh lam chiều, cả đoàn chẳng ai nhắc đều rõ thành tiếng, ba lần niệm: Ai Di Đà Phật! Hướng tâm nguyện cầu hương hồn các anh được yên nghỉ.

Nơi nghĩa trang thanh vắng cuối chiều, tiếng niệm Phật của đoàn đã dứt. Nhưng âm vang còn vọng mãi với núi rừng thiêng liêng, tôi thấy lòng xốn xang, nghe dội lại như hàng ngàn, hàng ngàn người đang cùng niệm Phật…

 
 Nghĩa trang Trường Sơn thiêng liêng hùng vĩ. Người đến thăm viếng ai cũng thấy bồi hồi, sâu lắng…

 Rời Trường Sơn chúng tôi tới Thành cổ Quảng Trị, trời đã chạng vạng tối. Ai cũng khẩn trương, dù có chút mệt mỏi, nhưng không ai mong nghỉ sớm, khi trước mắt, dòng sông Thạch Hãn đón chờ…

 
 Thăm Thành cổ Quảng Trị
Qua Thành cổ Quảng Trị, điểm đến cuối của ngày cuối tuần đầu tiên là sông Thạch Hãn. Gió sông lộng thổi, mát rượi xua tan mệt mỏi. Chưa thấy có dấu hiệu buồn ngủ, ai cũng tỉnh táo, phấn chấn như mới vừa xuất phát.
 
 

 …“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ.

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”

 Lặng mình tưởng nhớ đồng đội xưa…
Hôm sau, Chủ nhật ngày 17/03, gần cuối chiều đoàn ghé vào thăm viếng Ngã ba Đồng Lộc. Điểm cuối cùng trước khi lên đường về Hà Nội. Nhiều người trong đoàn từng là những chiến sĩ năm xưa, bao ký ức ùa về khi nghe giới thiệu và xem từng thước phim lịch sử. Điểm dừng cuối, nên chúng tôi nán lại lâu hơn, trọn vẹn hành trình “Tri ân các anh hùng liệt sĩ”.

 
Thêm lần nữa, tiếng niệm Phật cùng vang vọng, khi kế bên có một Đạo tràng cùng viếng lễ (tôi nhớ khi còn chưa đến khu nghĩa trang, có cô cùng đoàn nói: Kìa cháu, có đạo tràng Pháp Hoa đến thăm “các Cô” nhé)!
 Mười cô gái Đồng Lộc mãi ra đi, người trẻ nhất vừa tròn 17 tuổi. Tháp được xây trang đèn tưởng nhớ, như ánh Từ Quang đón các cô về…
 
Suốt hành trình, một cô trong đoàn đến Nghĩa trang liệt sĩ nào cũng cầm trang giấy đứng đọc. Tôi cứ nghĩ chắc lại khấn vái gì đây. Nhưng, khi cô lại gần: Này chàng phóng viên trẻ, mong rằng đôi dòng chữ sẽ giúp ích phần nào… Tôi chỉ vội vàng khẽ đáp: Con cảm ơn cô ạ!

Xin được đăng nguyên văn bài thơ: Ơn người liệt sĩ nghĩa trang

Kính thưa lên các vong linh

Hương hồn chiến sĩ quên mình nằm đây

Giang sơn, sông núi, rừng cây

Máu xương cách mạng ơn đầy không quên

Nước nhà này được bình yên

Nhân dân từ khắp mọi miền dâng hoa

Vong linh cách mạng không nhà

Mọi miền đất nước dâng hoa kính người

Hồn thiêng sông núi nơi nơi

Các anh yên nghỉ dưới trời tự do,

 

Linh hồn chiến sĩ chứng cho

Việt Nam đã được cơm no áo lành

Từ trung ương đến các ngành

Về đây cúi lạy dâng cành hoa tươi

Xin hồn thấu hiểu mọi người

Phù cho trần giỏi, cuộc đời bình an

Vọng hồn thị nát xương tan

Vì nền độc lập kết đoàn yên vui

Máu xương giành lấy ngọt bùi,

Ơn người chiến sĩ chôn vùi tuổi xanh.

 

Ngày nay chiến thắng đã giành

Cúi đầu ơn tạ các anh quên mình

Việt Nam tổ quốc quang vinh

Đoàn quân bất tử Chí Minh anh hùng

Vượt qua khói lửa bão bùng

Gan dạ chiến đấu đến cùng hy sinh,

 

Tạ ơn rừng núi Trường Sơn

Che người cách mạng nhớ ơn đời đời

Thơ em nói chẳng cạn lời

Hương hồn liệt sĩ xin mời nhận hoa

Dâng lên hương khói làm quà

Hương hồn liệt sĩ là hoa giáng trần

Cúi đầu ơn tạ ngàn lần

Hương hồn luyện thuốc, rất cần cho dân

Hỡi hồn đừng có phân vân

Hồn là ánh đuốc, cán cân cho đời

Hương hồn thơm tỏa ngát trời

Xin hồn ban phúc cho đời muôn hoa

Hỡi hồn bay bổng bao la

Vong linh chiến sĩ đi xa về gần

Hỡi ơi hồn chính thánh thần

Cúi đầu ơn tạ bằng vần thơ nay

Xin hồn xóa đắng, xóa cay

Xin hồn che chở điều may, điều lành

 

Chiến sĩ, Huê ở đô thành

Gửi thơ chị Mậu lòng thành tấu lên

Gửi người chiến sĩ giao liên

Chứng cho tới thấu bề trên thiên đình

Những người chiến sĩ hi sinh

Giải phóng cho cả tâm linh địa cầu

Ơn Đảng, ơn Bác nặng sâu

Việt Nam thắm máu một màu đỏ tươi

Núi sông ơn Bác đời đời

Cùng bao chiến sĩ ngàn lời biết ơn

Anh hùng nằm ở Trường Sơn

Ghi công Tổ quốc, giang sơn hào hùng.



Thường Nguyên

Hà Nội, 27/03/2013



CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm