Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/01/2015, 11:45 AM

Tiểu sử Hòa thượng Thích Chơn Lạc

Trên bước đường phụng sự Đạo pháp, phục vụ chúng sinh, Hòa thượng luôn đóng vai trò là đấng Từ phụ, là bậc Minh sư đối với hàng Tăng Ni, Môn đồ tứ chúng, phật tử. 

TIỂU SỬ
HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN LẠC
(1938-2015)

- Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Quận Bình Tân
- Trụ trì chùa Huệ Nghiêm, phường An Lạc A, quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh
 

I. THÂN THẾ:

Hòa thượng Thích Chơn Lạc, thế danh Nguyễn Văn Thiện, sinh năm Mậu Dần (1938), tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Kim, Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Tạ. Hòa thượng sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuần hậu, kính tin Tam bảo. Hòa thượng có ba anh em trai, Ngài là con trai út trong gia đình.

II. THỜI KỲ XUẤT GIA TU HỌC:

Vốn sinh ra trong gia đình Phật tử thuần thành, có duyên lành với ngôi Tam bảo, vì thế khi lên 8 tuổi (1946), Hòa thượng đã phát tâm Quy y, xuất gia với Hòa thượng pháp húy Thiện Thọ, trụ trì chùa Long Tế, xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc và được Hòa thượng bổn sư ban pháp húy là Nhựt Thiện, hiệu Chơn Lạc, tự Liên Độ, đời thứ 41 dòng Lâm Tế Chánh Tông.

Sau khi xuất gia học đạo, Hòa thượng tinh tấn tu hành, theo hạnh Tôn sư, chí cầu giải thoát. Năm 14 tuổi (1952), Hòa thượng được Bổn sư cho đăng đàn thọ giới Sa di tại chùa Bửu Lâm, làng Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc.
 
Để tăng trưởng tuệ giác và trở thành đống lương trong ngôi nhà Phật pháp, dâng theo lời dạy của Bổn sư, từ năm1960 đến năm 1962, Hòa thượng học Phật lý tại Phật học viện Phước Hòa, tỉnh Trà Vinh. 

Từ năm 1962 đến năm 1964, Hòa thượng học Phật lý tại Phật học đường Ấn Quang, đường Sư Vạn Hạnh, Sài Gòn, Gia Định.

Từ năm 1964 đến năm 1975, Hòa thượng học Phật lý tại Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm, Bình Chánh, Gia Định.

Năm 1966, hội đủ duyên lành, Hòa thượng đăng đàn thọ Cụ túc giới tại Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm.

Sau khi hoàn tất các chương trình Phật học, Hòa thượng tiếp tục trụ lại Viện Cao đẳng Huệ Nghiêm, khai mở con đường hoằng pháp lợi sinh, tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự.

III. THỜI KỲ HÀNH ĐẠO:

Từ 1965 đến 1975, Hòa thượng giảng dạy tại các Ni viện trong thành phố như Từ Nghiêm, Dược Sư, Huê Lâm, Thiền Tôn, Huỳnh Kim…

Sau 1975, Hòa thượng tham gia vào việc đào tạo và giảng dạy cho chư Tăng tại chùa Huệ Nghiêm.

Năm 1980, do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng Bửu Huệ cho thành lập Ban Quản trị. Trong đó, Hòa thượng Chơn Lạc giữ vai trò Tri sự, cùng với quý Hòa thượng Thích Minh Thông (Quản chúng), Thích Chơn Thanh (Thư ký) và Thích Thiện Quý (Phó Quản chúng) chính thức điều hành phật sự tại chùa Huệ Nghiêm.

Từ năm 1991, sau khi nhận lãnh trách nhiệm với vai trò trụ trì chùa Huệ Nghiêm, Hòa thượng và quý thầy trong Ban Quản trị tiếp tục hoàn thiện ngôi Tam bảo và nuôi dạy đồ chúng, đào tạo hàng hậu học.

Với mục đích phá mê khai ngộ cho hàng Tục gia Phật tử, Hòa thượng cùng với chư Tăng tại bổn tự tổ chức Đạo tràng tu Bát quan trai giới, khai giảng lớp Giáo lý Phật học hằng tuần, tạo mọi thắng duyên để hàng Tục gia phật tử trưởng dưỡng đạo tâm, trau dồi phẩm hạnh.  

Đối với công đức làm Giới sư các Đại Giới đàn, từ năm 1965 đến ngày viên tịch, Hòa thượng từng được cung thỉnh làm Giới sư, Yết ma, Giáo thọ A Xà Lê tại các Giới đàn, để truyền trao giới pháp Sa di, Tỳ kheo cho các giới tử trong các tỉnh thành: Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Gia Lai – Kon Tum, Sài gòn, Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh… Đặc biệt, vào năm 2013, Hòa thượng được thỉnh làm Tôn chứng trong đàn truyền Cụ túc giới – Giới Đàn Quảng Đức, tổ chức tại Giới Đài Viện, chùa Huệ Nghiêm.

Cuộc đời của Hòa thượng là ánh sao sáng ngời soi đường, dẫn lối cho hàng Tăng Ni; là bóng đại thọ chở che, hộ trì cho hàng phật tử. Với cuộc sống thanh bần lạc đạo, không màng danh lợi, Hòa thượng xem việc giáo dục và đào tạo Tăng Ni phật tử là mục tiêu chính yếu. Cả đời tận tụy đến hơi thở cuối cùng cũng vì sự nghiệp khai mở tuệ giác, trực chỉ nguồn tâm cho Tứ chúng đệ tử.

IV. THỜI KỲ VIÊN TỊCH:

Trên bước đường phụng sự Đạo pháp, phục vụ chúng sinh, Hòa thượng luôn đóng vai trò là đấng Từ phụ, là bậc Minh sư đối với hàng Tăng Ni, Môn đồ tứ chúng, phật tử. 

Sau 77 năm phụng sự, với báo thân dị thục, tứ đại theo duyên thịnh suy, những năm tháng sau cùng của cuộc đời, sức khỏe Hòa thượng có phần suy yếu sau khi lâm bịnh. Mặc dù vậy, Hòa thượng vẫn giữ được chính niệm bằng câu A Di Đà và thường sách tấn hàng đệ tử nhớ giữ gìn câu Phật hiệu nơi lòng.

Thế rồi, theo duyên tan họp, Hòa thượng đã thuận thế vô thường an tịch vào lúc 14 giờ 30, ngày 19 tháng 01 năm 2015, nhằm ngày 29 tháng 11 năm Giáp Ngọ, tại chùa Huệ Nghiêm, đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh. Trụ thế 77 năm, Hạ lạp 48 năm.

Với hóa duyên tròn đầy, công hạnh viên mãn, Hòa thượng đã ra đi trong những ngày cuối đông để lại niềm thương tiếc vô hạn đối với hàng Tăng Ni, phật tử. Tuy báo thân của Hòa thượng không còn nhưng công đức và đạo nghiệp của ngài vẫn sống mãi trong tâm tư ký ức của người con Phật và trang sử muôn màu của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại:

“Tàn đông mai đã rụng rồi
Nhưng còn thơm ngát đất trời quê hương
Người về Cực Lạc Tây phương
Sen hồng Nhất thể Chơn thường hoa khai”.

Nam Mô Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ thập nhất thế, Huệ Nghiêm đường thượng, húy thượng Nhựt hạ Thiện, tự Liên Độ, hiệu Chơn Lạc, Nguyễn công Hòa thượng tác đại chứng minh. 

BAN QUẢN TRỊ PHẬT HỌC VIỆN HUỆ NGHIÊM biên soạn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Truyền thuyết về Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tư liệu 13:45 13/04/2024

Truyện kể về Từ Đạo Hạnh lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, khi đi vào trong trang truyền thuyết, nhân vật này một mặt được thần thánh hóa theo quan niệm của dân gian, một mặt lại được tôn giáo hóa theo quan niệm Phật giáo. 

Nghiệp giết hại

Tư liệu 10:36 09/04/2024

Có một vị vua luôn được xem là đức độ và tài giỏi nhất của Ấn Độ từ xưa đến nay, đó là vua A-dục. Ông có một hoàng tử tên là Câu-na-la. Hoàng tử Câu-na-la rất khôi ngô tuấn tú, tướng mạo như tranh vẽ, khuôn mặt như trăng rằm, vì thế có rất nhiều cô gái muốn được gần gũi với chàng.

Người dạy voi

Tư liệu 07:02 09/04/2024

Những người trong đại hội nghe Phật thuyết ai cũng đạt ngộ, người thì đắc được bốn thánh vị, người thì phát tâm đạo rộng lớn, người thì phát nguyện xuất gia, không ai là không hoan hỉ kính vâng theo lời Phật dạy.

Sân hận giết hại chịu quả báo tức thì

Tư liệu 17:59 08/04/2024

Tại Chiết Giang có người họ Thiệu, làm nghề giết mổ và bán rượu thịt. Ông nuôi mấy con lợn, một hôm đang chọn xem con nào béo mập để giết thịt, bỗng một con trong số đó quỳ mọp xuống mà rơi lệ khóc. Họ Thiệu không hề khởi tâm thương xót, ngược lại còn nổi giận mang con lợn ấy đi giết ngay.

Xem thêm