Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/12/2012, 16:22 PM

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sự minh triết

“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” với đầy đủ ý nghĩa như vậy nên khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể có tính tiêu biểu của nhân loại. Chúng ta nên hiểu cho đúng giá trị của nó mà từ đó có những kế hoạch để bảo tồn và phát huy

Trong phiên họp của đại hội đồng UNESCO tại Paris (Pháp) ngày 6/12 vừa qua “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể có tính tiêu biểu của nhân loại.

Đối với nhiều người dân Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức. Để hiểu rõ hơn vì sao UNESCO lại coi “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” như một di sản văn hóa, Vietnamnet đã nghi lại ý kiến của GS.TS Ngô Đức Thịnh Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, Giám đốc TT Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam.

Biểu tượng cội nguồn của quốc gia, dân tộc

Như chúng ta đã thấy, trải suốt chiều dài lịch sử ít nhất hơn 5000 năm đến nay, biểu tượng Vua Hùng được thừa nhận trên cả nước Việt Nam như một biểu tượng cội nguồn chung cho cả dân tộc vượt qua mọi rào cản của các triều đại phong kiến, sự khác biệt tôn giáo và các chế độ xã hội.

Trong mỗi gia đình Việt Nam, việc thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng vô cùng quen thuộc và bình dị. Vì vậy khi xây dựng lên hình tượng Vua Hùng đã tạo nên một tín ngưỡng Hùng Vương với tư cách là biểu tượng cội nguồn của quốc gia – dân tộc.

 

Biểu tượng Vua Hùng và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là một hình tượng của một hệ ý thức dân tộc sâu sắc như một sự minh triết được ông cha lưu truyền tới thế hệ ngày nay bằng truyền thuyết.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sự minh triết hay nói cách khác đó chính là ý thức hệ cơ bản của dân tộc được tạo nên bời các nhà tri thức, các bậc minh quân từ buổi đầu trong quá trình hình thành và định hình quốc gia tự chủ.

Nếu hệ thống lại, các huyền thoại ông cha ta có “Tứ bất tử” (4 vị thánh bất tử): Thánh Gióng – tượng trưng sức mạnh chống giặc ngoại xâm; Thánh Tản Viên hay truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – tượng trưng cho sức mạnh chinh phục tự nhiên, Chử Đồng Tử - một xã hội nhân ái với tình yêu, hôn nhân và sự sung túc; Thánh Mẫu Liễu Hạnh – tượng trưng cho cuộc sống tinh thần qua hình ảnh của phụ nữ như một quyền bình đẳng trong xã hội.

 

Gắn liền với truyền thuyết Hùng Vương, những nét hóa văn chạm khắc trên trống đồng đã trở thành một báu vật quốc gia minh chứng cho sự tồn tại của một quốc gia hoàn toàn độc lập và tự chủ.

 Cùng với 4 hệ ý thức trên, Hùng Vương cũng chính là một hệ ý thức có tính cột trụ biểu tượng cho tinh thần cố kết quốc gia – dân tộc.

 Tính độc đáo tiểu biểu được quốc tế thừa nhận trong “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” nằm ở chính tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Việc coi quốc gia – dân tộc như một “gia đình lớn”, lấy khuôn phép ứng xử gia đình, gia tộc để tạo thành khuôn khổ ứng xử của xã hội giúp thống nhất một hệ ý thức Việt Nam là điều không phải quốc gia nào cũng có.

 

Sự tích bánh chưng bánh dày gắn liền truyền thuyết Hùng Vương đã trở thành một linh vật của dân tộc Việt Nam.

“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” với đầy đủ ý nghĩa như vậy nên khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể có tính tiêu biểu của nhân loại. Chúng ta nên hiểu cho đúng giá trị của nó mà từ đó có những kế hoạch để bảo tồn và phát huy, tránh tình trạng nhà nước can thiệp quá mức hay để lợi dụng để trở thành một phong trào thi đua thành tích.

Hậu danh hiệu: Lo ngại “Nhà nước hóa”

Trong quá trình xét duyệt hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam, vấn đề khiến UNESCO quan ngại nhất khiến những người làm hồ sơ phải đau đầu chính vai trò của Nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể này.

Không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước đối với các lễ hội, nhưng việc can thiệp quá sâu hay nói theo cách khác là “nhà nước hóa” lễ hội là điều không chỉ UNESCO lo lắng mà ngay cả những nhà khoa học trong nước đã lên tiếng.


Vai trò của nhà nước và vai trò của người dân trong lễ hội?

Cần phân biệt rõ hai khái niệm vai trò của nhà nước với lễ hội và vấn đề “nhà nước hóa” lễ hội.

Lễ hội Đền Hùng những năm qua được chuẩn bị chu đáo, được đầu tư công phu đã trở thành một “quốc lễ” mà Nhà nước đóng vai trò “chủ lễ”. Sự quan tâm của Nhà nước với một lễ hội là điều đáng mừng nhưng một lễ hội truyền thống dân gian phải có sự kết hợp song song vai trò của Nhà nước và vai trò của người dân.

Những năm trước đây, nghi lễ Đền Hùng đã bị nghi lễ Nhà nước hóa khiến một tập tục tín ngưỡng dân gian bị thu hẹp, vai trò của người dân sở tại bị lu mờ trước vai trò “chủ lễ” của các cấp lãnh đạo nhà nước.


Năm vừa qua, Lễ giỗ tổ Hùng Vương đã có sự góp mặt của người dân với nghi lễ rước kiệu của các làng xung quanh khu vực núi Nghĩa Lĩnh là một tín hiệu đáng mừng cho thấy nhà nước đã tôn trọng vai trò của người dân trong lễ hội.

Người dân là chủ thể của lễ hội, là người tạo ra bản sắc của lễ hội vì chính họ đã sáng tạo và gìn giữ lễ hội từ ngàn xưa đến nay. Nếu có sự can thiệp quá sâu, vô tình sẽ đẩy người dân đứng ngoài, thành người chứng kiến, đứng xem lễ hội thì sẽ không thành lễ hội đúng nghĩa.

Nếu nhìn vào lịch sử trước đây, lễ giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu được coi là một Quốc lễ từ thời nhà Nguyễn, cứ 5 năm tổ chức một lần. Khi cử lễ, ít khi Vua có mặt, mà nơi đứng ra lo là Bộ Lễ (tương tự Bộ Văn hóa) cùng các quan đầu tỉnh. Tài liệu để lại cho thấy triều Nguyễn đã có những quy định cụ thể như giao việc tổ chức giỗ, trông coi hương khói mộ Tổ hàng năm cho nhân dân các xã sở tại, các vị con trưởng. Vào năm hội lệ (không phải hội chính), triều đình gửi 3 đấu gạo thơm (khoảng 20 kg) về để dân làng nấu xôi cúng Tổ. Năm chẵn, triều đình chịu trách nhiệm cử hành các nghi thức.

 

Người dân là chủ thể của lễ hội, là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc. 

Giữ gìn bản sắc và tính thiêng liêng của lễ hội, đáp ứng được nhu cầu thay đổi cho phù hợp với tính lịch sử cho phù hợp luôn cần có vai trò của Nhà nước nhưng chỉ cần đến mức nào là đủ luôn là vấn đề đáng quan tâm nhất với lễ hội nói chung và lễ hội đền Hùng nói riêng mà trong đó giá trị của “tín ngưỡng thờ cùng Vua Hùng” luôn là một bài toán cần có lời giải hợp lí.


Tác giả: Hoàng Nguyên (ghi)
Nguồn: vietnamnet.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm