Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/01/2016, 15:51 PM

Tình thương không lời

Hôm đó là một sáng đầu đông, khi những hạt sương đêm còn vương trên những nhành lá. Bầu trời lạnh ngắt chỉ có những đám mây xám xịt, ảm đảm. Tôi và chị tôi cố gắng dậy sớm để đi mua hoa quả chuẩn bị lễ ở nhà vào ngày mùng 1 đầu tháng. Hơi lạnh phả trong từng cơn gió. Cái lạnh đầu mùa thật buốt, cắt da cắt thịt khiến ai cũng ngại ra đường vào ban sớm.

Trời mùa đông đường thật vắng chắc mọi người ai cũng đang nằm trong chăn với một giấc ngủ thật sâu. Đang đi cùng chị, tôi bỗng bắt gặp một hình ảnh thật ấm áp. Đó là một cụ bà ngoài 70 tuổi đang đi chợ cùng người cháu trai có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nếu tôi đoán không nhầm thì cụ bà bị tai biến bởi cụ bước đi rất chậm, việc giao tiếp và đi lại vô cùng khó khăn. Cụ đi từng bước từng bước một, đôi lúc còn bị khuỵu chân có lẽ vì mỏi và nhức khớp do trời mấy hôm nay trở lạnh nhanh quá. Mà cậu bạn đó cũng phi phàm thật trời lạnh như thế mà chỉ mặc một manh áo cộc, chắc tuổi trẻ lại là nam nhỉ nên khả năng chịu lạnh cũng hơn người.
Ảnh minh họa
Sẽ không có gì làm tôi lưu tâm nếu không vô tình nhìn thấy hành động của người cháu ấy. Người bình thường hầu như cũng ít ai đủ kiên nhẫn khi đi cùng các cụ vì tuổi già sức yếu các cụ thường đi rất chậm. Ấy vậy mà từng cử chỉ nhỏ của người cháu lại khiến tôi nể phục và mang tới một cảm giác ấm áp đến kì lạ.

Cậu nhẹ nhàng dắt tay bà, cố gắng đi thật chậm theo nhịp chân của bà, không giục giã cũng không nặng lời kêu ca. Cậu cứ bình yên đi bên bà dọc cả con đường. Tôi và chị cứ lặng lẽ đi theo hai bà cháu. Hình ảnh bình dị thôi nhưng không hiểu sao lại khiến tôi chú ý đến vậy. Chị tôi vội lấy điện thoại ra để ghi lại khoảnh khắc ấy.

Bất giác tôi nghĩ về bà ngoại của mình. Hồi còn sống hầu như như năm nào bà tôi cũng đi Yên Tử và Chùa Hương. Bà luôn nói với tôi là con Phật thì mỗi năm đến đảnh lễ Người là việc nên làm và là trách nhiệm của người phật tử. Năm ấy tôi cùng bà đi Yên Tử, vì bị ung thư nên sức khỏe bà tôi rất yếu. Tôi vẫn nhớ như in lúc đó vì leo cao khá mệt nên bà cứ vịn vào tay tôi rồi chậm rãi đi từng bậc từng bậc một. Không hiểu vì sao khi ấy tôi lại cảm thấy rất xấu hổ và không thoải mái khi bà cứ vịn vào tay tôi như vậy. Tôi không thích việc người khác cứ quay lại và nhìn hai bà cháu.

Tôi cứ giục bà đi nhanh nhanh không nắng sắp lên đến đỉnh rồi. Tôi cũng bảo bà nếu mệt thì leo lên lưng để anh tôi cõng nhưng bà không chịu. Bà nói còn sức thì còn phải đi. Sao có thể đi bằng đôi chân của người khác. Rồi bà buông tay tôi ra và bảo dì tôi tìm một cây gỗ dài để bà chống. Lúc đó tôi thấy thoải mái vì bà không vịn vào tay tôi. Tôi thấy mình tự do và leo nhanh về phía trước. Nhưng tôi đâu biết giây phút bà buông cánh tay tôi lại là một trong những hồi ức khiến tôi hối tiếc đến tận bây giờ.

Có lẽ chính vì nỗi day dứt ấy đã khiến tôi chú ý mãi tới hình ảnh của hai bà cháu. Người cháu ấy có lẽ rất hạnh phúc khi có thể đồng hành cùng bà trong những năm tháng cuối đời. Tôi bỗng nhớ về một câu chuyện đã từng đọc trong cuốn sách về đạo Phật: 

“Có người hỏi đức Phật, thích so với yêu có gì khác biệt?

Đức Phật liền chỉ tay về phía đứa trẻ. Chỉ thấy cậu bé đứng trước một bông hoa, bị vẻ đẹp của hoa làm cho mê đắm, không nhịn được mà đưa tay ngắt bông hoa đó xuống. Đức Phật nói, đây chính là thích.

Sau đó, Đức Phật lại chỉ tay về phía đứa trẻ khác. Chỉ thấy cậu bé ướt đẫm mồ hôi tưới nước cho hoa, lại lo lắng cho hoa sẽ bị ánh nắng mặt trời gay gắt làm cho hoa khô héo, nên tự mình đứng trước che nắng cho hoa. Đó chính là yêu.

Cho nên, thích là vì có được, nhưng yêu tức là cho đi”.

Yêu tức là cho đi. Khi ta yêu thương một người ta sẽ cho đi một cách vô điều kiện. Người cháu trai ấy đã cho đi sự nhẫn nại, thời gian và sự dịu dàng của mình cho bà. Người bà cũng cho người cháu cơ hội để thể hiện tình cảm tới mình. Đó là sự trân trọng tới người bà đã hi sinh cả cuộc đời, tần tảo nuôi mình khôn lớn. Là cái nắm tay thật chặt vì sợ bà ngã, là ánh mắt trìu mến khi nhìn thấy bà dựa vào người, là lời hỏi ân cần “Bà có mệt không? Mình ngồi nghỉ một lúc cũng được bà”. Nhìn nụ cười móm mém của bà tôi cảm nhận được bà chắc chắn đang rất vui và hạnh phúc. 

Người già sống gần hết cuộc đời, đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của cuộc sống, giờ đây chẳng cần thứ gì ngoài tình cảm gia đình. Một lời hỏi thăm sẽ quý giá hơn gấp vạn lần những giỏ quà đắt tiền hay một ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi hiện đại.

Thế mới hiểu “cuộc đời này có những ngọn lửa không làm cho ta bớt run trong mùa Đông băng giá nhưng có những vòng tay ôm đủ làm trái tim ta tan chảy”. Có những điều đôi khi chẳng cần nói ra, chỉ một hành động đã thể hiện tất cả. Cái nắm tay siết chặt đầy tình thương vào buổi sớm đông ấy chính là hình ảnh ấm áp và ý nghĩa nhất với tôi. Đó là tình thương không lời, một sự đền ơn đầy chân thành của người cháu dành cho bà – người hạnh phúc nhất thế gian.

Nguyễn Linh Chi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm