Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 29/06/2015, 09:17 AM

Tịnh tu tam Nghiệp

Sáng ngày 05/05/Ất Mùi (20/06/2015), nhận lời mời của HT.Thích Thiện Sanh – Phó Trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Sóc Trăng - Viện chủ chùa Khánh Sơn, TT.Thích Chân Quang đã quang lâm và chia sẻ Pháp thoại về chủ đề “TỊNH TU TAM NGHIỆP” với Chư hành giả An cư Kiết hạ tại chùa Khánh Sơn (số 30, Ngô Gia Tự, P.6, Tp.Sóc Trăng), cùng Chư tôn đức tăng ni các trú xứ và đông đảo phật tử tại địa phương cũng như các tỉnh thành lân cận.

Trước khi mở đầu buổi Pháp thoại, một vị Đại đức tại Trường hạ đã hát cúng dường lên Hội chúng một bài nhạc đạo, nhằm tạo một chút sinh khí, hướng sự tập trung của mọi người vào việc chăm chú nghe Pháp. 

Đi vào nội dung của bài Pháp thoại, Thượng tọa nói lên ý nghĩa của mùa An cư Kiết hạ, trong đó ba tháng An cư Kiết hạ hằng năm là khoảng thời gian rất thiêng liêng để Chư tăng, ni thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo hạnh. Nhờ có sự thúc liễm tu tập, Chư tăng mới có đạo hạnh để giáo hóa chúng sinh, việc làm đạo mới không bị sơ xuất, tâm đạo mới vững vàng. Tuy nhiên, điều quý nhất là An cư tập trung về ở luôn trong Trường hạ, có sự nghiêm mật trong quy tắc, trong đạo lý mà tu tốt thì mình là người giải thoát. Ngược lại, nếu ta không cố gắng, không nỗ lực thì bản thân không được gì hết. 
 
Đồng thời, phật tử về nương tựa, thân cận Chư tăng tu học giáo pháp và cúng dường cho Chúng tăng chuyên tâm tu tập, nâng cao đạo lực, công đức trong suốt mùa An cư, cũng chính là tạo phúc duyên thù thắng cho mình trong hiện tại và mai sau.  

Đi sâu vào nội dung, Thượng tọa giải thích “Tam nghiệp” là thân – khẩu – ý. Khi tu là chúng ta làm cho ba nghiệp này được thanh tịnh, được chân chính. Tam nghiệp đó ứng với ba việc tu là: Tu về miệng gọi là tu khẩu nghiệp; tu về đời sống trong cư xử, việc làm thì gọi là tu về thân nghiệp; còn cái tu trong đầu, trong tâm không ai nhìn thấy gọi là tu về ý nghiệp.

Nếu chúng sinh nào mà ba nghiệp này được thanh tịnh, được thánh hóa, tức ngày càng phát triển các hạnh lành, sống đời đạo đức, vô ngã và vị tha thì người đó từ từ tiến lên cõi trên, chứng được tầng bậc Thánh quả nào đó. Cho nên, kiểm soát được thân – khẩu – ý là kiểm soát được hết cuộc đời, sự tu hành của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng trí tuệ, đủ dũng lực, đủ ý chí để kiểm soát được ba nghiệp của mình, vì có cái nghiệp dễ tu mà cũng có cái khó tu. 
 
 
Phân tích về ba nghiệp này, Thượng tọa cho rằng: Ban đầu tu khẩu nghiệp là dễ tu nhất, nhưng cái miệng dễ tạo nghiệp mà cũng dễ tạo phước. Còn thân nghiệp với ý nghiệp thì tu ý nghiệp là khó nhất. Cái khó của ý nghiệp ở chỗ “Không ai kiểm soát được, mà mình phải tự giữ mình”. Riêng thân nghiệp có cái khó của thân nghiệp, tức là đời sống, việc làm, giao tiếp, cư xử … đều tạo thành nghiệp. Lại nữa, cái khó của thân nghiệp là ta luôn chịu sự kiểm soát, luôn có người nhìn thấy ta, ta vất vả lắm…phải như thế này…phải như thế kia mới tạo được phước. Cho nên, cực nhất là tu thân nghiệp, khó nhất là tu ý nghiệp và dễ nhất là tu khẩu nghiệp. Ba nghiệp thân – khẩu - ý có 3 tính chất như vậy và Thượng tọa dùng nhiều ví dụ cụ thể để chứng minh, làm rõ về nhận định này.

Ba nghiệp đó có liên quan với nhau và thường mỗi Tông phái tu hành có một cái thiên về từng nghiệp. Ví dụ những vị Kinh sư ứng phú thì thiên về khẩu nghiệp, nhưng vẫn có sự hỗ trợ của ý nghiệp và thân nghiệp {tức họ vẫn lễ Phật, giới đức nghiêm trang (thân nghiệp), vẫn tác ý cung kính, ý phải thanh tịnh (ý nghiệp) thì việc làm mới thành công, nhưng trong nhiều cái đó thì khẩu nghiệp vẫn là ưu thế}. Hoặc có Tông phái chuyên tu về thân nghiệp, đó là Luật tông. Nhưng ngoài Luật tông còn có những vị họ cũng tu theo thân nghiệp, chẳng hạn những vị chuyên làm việc phật sự liên quan đến chùa, những vị chuyên làm việc từ thiện xã hội, v.v…Tiếp theo, Thượng tọa cũng trình bày có những Tông chuyên về ý nghiệp và khẳng định “Thực sự Tông nào cũng phải có ý nghiệp, nếu không có ý nghiệp thì không được gọi là tu hành”. Về quan điểm này, Thượng tọa đã nêu ra nhiều ví dụ cụ thể khiến người nghe thấy rõ ba nghiệp “Thân – Khẩu – Ý” luôn có mối liên hệ với nhau. Đồng thời hiểu thêm rằng: Một số Tông phái dù thiên về một trong ba nghiệp, nhưng rốt cục lại Tông nào cũng phải lấy cái ý làm gốc, mà cái ý nghiệp vẫn là khó nhất.
 
 
 
Nói về ý nghiệp, Thượng tọa nhấn mạnh hai điều: 

- Một là khởi niệm cho đúng. 

- Hai là tắt hết mọi ý niệm.  

Cả hai đều gọi là ý nghiệp. Tắt hết mọi ý niệm là bên thiền; còn khởi ý niệm cho đúng thì bên nào cũng cần (cả thiền, tịnh, mật), mà cái tác ý cho đúng rất quan trọng. Nhân đây, Thượng tọa lập lại ba câu nói rất ý vị và sâu sắc của Hòa thượng Viện chủ chùa Khánh Sơn khi ngồi đàm đạo về Thiền, rằng:

- Nếu người tu mà không biết tu Thiền thì chưa gọi là người tu.

- Giống như cái chất của biển là muối mặn thì chất của người tu phải là chất Thiền.

- Hễ tu đúng rồi thì tâm chứng giống nhau dù ở bất cứ Tông phái nào.

Tâm đồng tâm, nghe câu nói của Hòa thượng đầy triết lý tu hành như thế, Thượng tọa rất cảm động và muốn chia sẻ lại điều đó trong đạo tràng Trường hạ này, vì hiểuu rằng đây là những điều hết sức quý giá cho hàng Tứ chúng của ta nương theo đó mà tu tập.
 
Một cái khó nữa về “Ý” là ta thường dừng niệm không được, nó cứ loạn động và  niệm xấu hay niệm bất thiện tự nó cứ khởi lên. Để hiểu rõ vì sao như vậy, Thượng tọa đã phân tích cho biết nguyên nhân và định nghĩa tu ý là làm gì, đồng thời còn hướng dẫn phương pháp tu ý nghiệp một cách rốt ráo đi từ gốc tới ngọn, trong đó nhấn mạnh “Thiền định chính là giới - định - tuệ, chính là tu ý nghiệp và cũng chính là tu về nội tâm. Bàn bạc trong rất nhiều bài giảng của Thượng tọa, thường dạy nhiều cho các phật tử về phương pháp tu chính niệm trong đời sống hằng ngày, tức làm mọi việc mà vẫn giữ được sự an định trong tâm. “Nếu chúng ta tu mà không kiên nhẫn thì không thể thành công. Muốn thành Phật thì phải tu trăm vạn kiếp mới thành. Yêu cầu là ta tu cho đúng chứ không bận tâm về thời gian. Việc tu hành có chứng tới đâu là nhân duyên, còn trong lòng mình không được nôn nóng mong mau thành đạo. 

Trong bài kệ TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN: 

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn 
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. 

Chúng ta thấy rõ ràng Chư Phật - Bồ tát, các vị Tổ sư Đại đức khi khởi tâm động niệm đều vì chúng sinh tận hư không, khắp pháp giới. Thượng tọa cho rằng 4 câu tụng này là một áng văn tuyệt tác, không có gì vĩ đại bằng. Hằng ngày chúng ta cứ tụng tới lui, nhưng để ứng dụng thành tu thân là khi nào ta độ được vô số chúng sinh như lời thệ nguyện đó. Tuy nhiên, có trường hợp cái nhà hàng xóm sát chùa nhưng ta độ không được họ. Điều đó cho thấy giữa khẩu nghiệp và thân nghiệp khoảng cách lớn như vậy, tức khẩu nghiệp nói những điều vĩ đại “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ”, nhưng thân nghiệp “Nhà hàng xóm độ chưa xong”. Cho nên Thượng tọa tha thiết kêu gọi chư Đại đức tăng ni phải làm lại điều này và răn nhắc các phật tử phải phụ với quý Thầy làm từng chút một, độ được từng người đến chùa quy y thì mới gọi là độ chúng sinh. Hễ là người đệ tử Phật thì phải trọn lòng thương yêu mọi người, từ những huynh đệ cho đến những người xung quanh, cho đến tất cả mọi người trên trái đất, nhất là những người chưa biết Phật pháp.  

Bước tiếp theo, khi họ đến chùa quy y rồi ta phải tìm cách chăm lo, giữ gìn tâm đạo họ suốt đời không cho tụt xuống. Và Thượng tọa chỉ phương pháp làm thế nào để ta có thể thực hiện được một phần nhỏ trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện, làm thế nào để gieo duyên với chúng sinh. Còn nếu chỉ tụng miệng thôi mà không tu thân, không chịu cực nhọc độ chúng sinh thì ta hiểu tại sao đạo Phật không phát triển. Đạo Phật của thế kỷ XXI phải là đạo Phật của những người rất thiết tha với lý tưởng giải thoát, đồng thời cũng hết lòng với sự nghiệp độ sanh. 

Sau khi kết thúc bài Pháp thoại, Thượng tọa còn hướng dẫn về phương thức hành thiền cụ thể và thực tập thiền định cho các hành giả An cư tại Chính điện. 
 
 
Tóm lại, bằng trí tuệ và kinh nghiệm hoằng pháp của mình, Thượng tọa đã chia sẻ những nội dung cơ bản của bài Pháp thoại một cách hấp dẫn, sinh động.

Bên cạnh những đạo lý, triết lý được trích dẫn từ kinh sách, Người còn viện dẫn rất nhiều ví dụ, điển tích để khẳng định, củng cố tính đúng đắn của bất kỳ một quan điểm nào đưa ra và đi kèm với các phương thức tu tập, thực hành thực tế. Nhờ phương thức vừa học, vừa hành nên mọi người ghi nhớ nhanh và hiểu sâu hơn bài giảng.

Thượng tọa đã hướng dẫn họ ứng dụng được Phật pháp vào cuộc sống và công việc, nhằm đem lại đem lại an vui, hạnh phúc cho gia đình, phục vụ tốt cho xã hội. Họ thấy rõ Phật pháp vốn không xa với thực tế và với cuộc sống của con người. Thật vậy, đức Phật thị hiện cũng vì con người, vì lợi ích cho chúng sinh nhưng đôi khi ta chỉ lo tu phần mình cho được giải thoát giác ngộ, mà quên phần nào sự thiết thực cho cuộc sống của nhân quần.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm