Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 15/04/2013, 08:58 AM

Tọa đàm về Di sản văn hóa Phật giáo VN

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh chóng được bản địa hóa. Trong lịch sử phát triển của mình, Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thẩn có giá trị đặc sắc.

Ngày 14/4, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức tọa đàm về Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, với sự tham dự của một số nhà nghiên cứu Phật giáo, tôn giáo cùng đông đảo những người quan tâm.

PGS - Ts Trần Lâm Biền trình bày khái quát một số nội dung chính về lịch sử Phật giáo Việt Nam; những hiểu biết cơ bản về Phật giáo với tư cách là một hệ tư tưởng triết học để giải thích về thế giới quan và nhân sinh quan; nghệ thuật, ý nghĩa sâu sắc thể hiện trong những tác phẩm điêu khắc, tượng thờ, đồ thờ cúng…

 

Tọa đàm về Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam diễn ra trong dịp Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang tổ chức trưng bày những di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Theo tiến sỹ Vũ Mạnh Hà, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trưng bày Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam lần này nhằm giới thiệu khái quát những nét đặc trưng và những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam; qua đó góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh văn hóa dân tộc.

Trưng bày giới thiệu gần 200 tài liệu, hiện vật có niên đại từ đầu công nguyên tới thời Nguyễn, gồm tranh, tượng Phật, trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí… Đặc biệt, trưng bày cả chiếc trống đồng Cảnh Thịnh đúc vào thời Tây Sơn vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia Việt Nam.

Người xem được thấy ở các gian trưng bày những di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng khiêm cung, giản dị, hài hòa, cân đối, vừa phù hợp với không gian tâm linh vừa gắn bó hữu cơ với cảnh quan chung như “Đầu tượng Phật,” chất liệu đá cát, văn hóa Champa, thế kỷ 9; “Tượng Phật,” chất liệu gỗ, văn hóa Óc Eo; “Mô hình tháp,” đất nung, thế kỷ 10-11; “Gạch trang trí hình tam thế Phật,” đất nung, thế kỷ 7-10; “Đầu tượng Bồ Tát,” thời Lý, thế kỷ 11-13; “Đèn hình đài sen,” gốm men trắng, thời Lý, thế kỷ 11-13… chắc chắn thu hút sự quan tâm và ngưỡng mộ của dông đảo người xem.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh chóng được bản địa hóa. Trong lịch sử phát triển của mình, Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thẩn có giá trị đặc sắc.

Khối di sản này bao gồm hệ thống không gian, kiến trúc chùa tháp, các tác phẩm điêu khắc, tượng thờ, tranh thờ phật giáo, hoành phi, câu đối, đồ thờ cúng, nhạc khí… cùng những giá trị về tư tưởng, đạo đức, văn học, âm nhạc, nghi lễ phật giáo…./.


Tác giả: Công Hải (TTXVN)/Nguồn: www.vietnamplus.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm