Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/06/2019, 11:59 AM

Tôi chọn làm Tỳ khưu

Đây là bài kệ của Đại đức Ratthapala (Verses of Arahant Ratthapala), Trung Bộ Kinh, Kinh 82 - Kinh Ratthapala tóm lược lại cuộc đối thoại giữa Ngài và vua Koravya để nói lên lý do tại sao Đại đức trở thành Tỳ khưu (Tỳ kheo).

monk-1-13-2019-b

Tôi Chọn Làm Tỳ Khưu

*

Tôi đã thấy biết bao người giàu có

Chưa bao giờ từ bỏ tánh tham lam

Vẫn mãi mê ham của cải bạc vàng

Vẫn khao khát chạy hoài theo khoái lạc     

 *

Tôi đã thấy biết bao là vua chúa

Chưa bao giờ an phận với giang san

Dù biên cương giáp bốn biển ngút ngàn

Vẫn muốn nữa, muốn biên thùy rộng mãi  

 

* Người thế gian, từ bần dân, vua chúa

Trước tử thần, tâm vẫn còn tham

Tiếc công danh, tiếc sự nghiệp chưa thành

Nhưng phải bỏ, tay buông xuôi, nhắm mắt

 *

Quanh người chết bao người than, kẻ khóc

"Hỡi người thân! Sao vội bỏ ra đi!"

Trong áo quan, người nằm đó im lìm

Lửa thiêu đốt, xác thân thành tro bụi 

 *

Đem theo gì, trên mình manh vải liệm!

Còn lại chi, bia mộ khắc đôi hàng!

Dù muốn về trở lại cõi trần gian

Nhưng phải chịu tái sanh theo nghiệp định

 *

Kẻ còn sống đang tranh giành thừa kế

Người chết nầy chỉ có nghiệp đem theo

Khi ra đi tay trắng chẳng mang gì

Bỏ con cái, bạn đời cùng của cải        

 *

Bách niên đại thọ bạc tiền nào mua nổi

Biển ngọc rừng vàng sao tránh khỏi già nua

Lời thánh nhân nhắc nhở lẽ Vô thường

Ngắn ngủi lắm! Kiếp người, nên ghi nhớ!  

 *

Bậc có trí quán tưởng luôn sự chết

Phút lâm chung tâm bình thản an nhiên

Kẻ phàm phu không quán tưởng thường xuyên

Nên phút cuối lâm chung đầy sợ hãi  

 *

Trí tuệ quý hơn tiền tài của cải

Trí tuệ giúp người đạt Đạo Quả Vô Sanh

Kẻ si mê biết bao kiếp đạt thành

Trôi nổi mãi trong luân hồi vô tận     

 *

Từ bào thai người sanh về cõi khác

Tiếp tục hành trình đi mãi không thôi

Còn vô minh, nghiệp quả trói thân mình

Hết Sinh-Tử-Tái Sinh vòng lẫn quẫn 

 *

Như kẻ cướp chịu luật đời phân xử

Nghiệp chúng sinh, luật nhân quả nghiêm minh

Để đời sau, nghiệp cũ bước theo mình

Trổ quả dử, khổ người gây nghiệp ác 

*

Dục lạc ngũ trần, vị ngọt ngon thơm ngát

Làm động lòng, làm xao xuyến tâm can

Thấy hiểm nguy trong vị ngọt ẩn tàng

Làm ẩn sĩ, tôi sống đời thanh thản     

 *

Kiếp người mong manh như nhánh cây đầy trái

Gió rung cành, trái xanh, chín, rụng rơi!

Bởi hiểu thế, tôi đắp y cạo tóc

Làm Tỳ khưu vui đạo sống thanh bần 

Verses of Arahant Ratthapala English translation by Bhikkhu Thanissaro

Dhammesaka lược dịch, 23-07-1999

Source-Nguồn: budsas.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thấu hiểu nhân quả, thay đổi cuộc đời

Kiến thức 17:51 03/04/2024

Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề. Nếu để cho những phương diện tiêu cực của cuộc sống bao trùm và cuốn mọi sinh hoạt của mình vào trong, cả thân và tâm của bạn trở nên bệnh hoạn.

Dạy Phật pháp cho trẻ em (I)

Kiến thức 17:09 03/04/2024

Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật đề cao sự giáo hóa và xem đó mới đích thực là thần thông trong đạo Phật, chứ không phải là thần thông biến hóa, phù phép lạ lùng vốn được nhiều người ngưỡng mộ và ưa chuộng.

4 điều nhất định phải hiểu khi đi chùa lễ Phật

Kiến thức 13:00 03/04/2024

Đi lễ Phật, trước tiên phải hiểu rõ, Phật là bậc đại từ bi (muốn giải thoát chúng sinh thoát khỏi khổ đau), Đại minh triết (giáo lý nhà Phật nhân văn, sâu sắc). Ngài không “cho” (ban phát), mà chỉ “dạy” (giác ngộ). Đi lễ Phật là thành tâm, hãy nhớ kĩ 4 điều.

Cúng hoa, cúng quả, thắp hương, cúng đèn, đều có ý nghĩa biểu Pháp

Kiến thức 12:30 03/04/2024

Hiện nay cúng hoa trước Phật, công đức đạt được không lớn lao như trước đây. Vì sao vậy?

Xem thêm