Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/05/2014, 17:43 PM

Tp.HCM: Gieo hạt từ tâm kỳ 26 và hành trình "Trở về tuổi thơ"

Sáng chủ Nhật, ngày 27/04/Giáp Ngọ (25/05/2014) tại Quan Âm tu viện - Q.Phú Nhuận đã diễn ra khóa tu Gieo Hạt Từ Tâm kì 26 với chủ đề Trở về tuổi thơ dành cho lứa tuổi từ 13 - 25.

Mùa hè về hoa phượng nở đỏ rực góc sân trường - tiếng ve kêu ngân vang báo hiệu một năm học trôi qua có biết bao nhiêu kỷ niệm êm đềm về tình nghĩa Thầy trò, tình thân bạn bè còn vương mãi những hoài niệm khắc khoải trong ta.

Cho tôi xin một vé đi về tuổi thơ, lời ca tiếng hát nhẹ nhàng góp phần chuyển tải những hồi ức tuổi thơ chúng ta và tất cả nhân sinh đã từng trải qua. Câu nói: "Cuộc đời mỗi con người bắt đầu từ tuổi trẻ", nhưng tuổi trẻ không thể thiếu kí ức về tuổi thơ, khi xưa còn bé lắm - chúng ta luôn được cha mẹ ôm ấp yêu thương chiều chuộng vô điều kiện, chỉ vì một điều đơn giản nhất đó là: Cha mẹ luôn mong ước những điều tốt đẹp nhất cho con em mình!

Tuổi thơ chúng tôi đã in sâu những trò chơi dân dã như: ô ăn quan, nhẩy dây, bắn bi, đánh đáo, đánh khăng, thả diều, đá bóng, nấu ăn, cô dâu chú rể, tập làm cha mẹ v.v, rất vui tươi hào hứng với tinh thần tập thể - thế nhưng không thể tránh khỏi những cãi vã hơn thua vì tính trẻ con. 
 
Trong cõi nhân gian này
Điều gì là khổ nhất?
Thân Khẩu Ý bất tịnh
Khổ mãi kiếp luân hồi.

Trước tiên nói về tuổi thơ các bé, chúng ta thấy ngày nay tuổi thơ các bé thiếu nhi tại thành phố lớn có sự đầu tư về khu vui chơi giải trí, tuy nhiên các bé thiếu nhi tại huyện thị cũng như vùng sâu vùng xa lại thiếu rất nhiều điều kiện giải trí do yếu tố khách quan.

Người đời vẫn thường nói câu: "Dậy con từ thủa còn thơ", thiết nghĩ một công dân tốt hay xấu đều do cha mẹ và xã hội giáo dưỡng nhân cách thành Nhân thật sự, không phải nói đâu xa - khi thực tế ngày nay nhìn lại tuổi thơ của các bé thiếu nhi dường như là hiện đại qúa..., nào thì vi tính, iphone, ipad (khúc xạ nhãn thị) v.v, nhìn các bé khiến chúng tôi suy nghĩ "các bé tuy có phần nhanh nhẹn thông minh nhưng sao mà trông già dặn trước tuổi".

Đó chỉ là một phần nào sai về phương pháp giáo dục do cha mẹ qúa nuông chiều con và ngay khi chính cha mẹ chú trọng kinh tế hàng đầu mà quên đi các bé rất cần cha mẹ là các bé có tất cả yêu thương. Thế nhưng có những trường hợp đau buồn thì chúng ta cũng phải hiểu có những bé thuộc thành phần bất trị thương tâm hơn là các bé bị bệnh tự kỷ - bại não - thiểu năng trí tuệ v.v, vậy có khi nào cha mẹ bé này có sự đồng cảm với cha mẹ bé kia chưa?

Vấn đề ở đây chúng tôi đặt ra chính là cách đối nhân xử thế (sự chia sẻ cảm thông thật sự) của người lớn tác động vào tuổi thơ các bé như thế nào?

Nếu như chỉ lo về nhu cầu dinh dưỡng (cân nặng + chiều cao + thành tích) mà quên đi yếu tố giáo dục con người thì liệu chăng tuổi thơ các bé sẽ đi về đâu? 
 
 
 
Không thiếu gì những minh chứng về tuổi thơ dữ dội, sự đàn áp giai cấp bóc lột sức lao động, bé thơ cầm súng ra chiến trận, nạn nhân của tục lệ tảo hôn, bán vé số, đầu đường xó chợ bế em xin tiền giữa phố thị biết bao cạn bẫy rình rập đe dọa tính mạng, buôn bán trẻ em (nội tạng, ô sin), nô lệ tình dục v.v,  hành hạ đánh đập cho hả giận v.v. 

Thật là ác qúa, khi người đối xử với người sao không nhân ái?

Mỗi khi cầm tờ báo công an Tp.HCM và một số tờ báo khác cũng như thông tin trên mạng nói về tội bạo hành trẻ em khiến chúng tôi thấy rùng mình ớn lạnh về hai chữ Con Người. Điển hình như trường hợp bảo mẫu đánh các bé, thậm chí lên án đỉnh điểm vụ việc hành hạ ngược đãi bé Hào Anh ở tỉnh Cà Mau, ơi trời ơi - không lẽ phần Con nhiều hơn phần Người sao?

Đau đầu thật đấy khi văn hóa đạo đức con người xuống cấp trầm trọng, vậy chúng ta sẽ làm gì khi những chủ nhân tương lai của quốc gia lại có những trường hợp xót xa về tuổi thơ như vậy?
 
 
Tự an ủi, thì thôi - chúng sinh vô minh, cho nên tam nghiệp bất tịnh cứ luân hồi khổ mãi..., thế nên rất cần những tấm lòng vàng và chư thiện hữu trí thức dang rộng vòng tay đón nhận các bé trong tình thương vô hạn của một kiếp người.

Lắng Nghe Để Hiểu những nỗi khổ niềm đau của chúng sinh tại cõi sa bà là điều không thể thiếu của mỗi khóa tu GHTT, vô vàn câu hỏi đặt ra luôn là điều nghiêng về cái tôi thì nhiều mà quên rằng ta chưa nghĩ cho người khác thì dường như không thấy?

Hỏi: Con 14 tuổi, con muốn chết? Vì mẹ con nói sinh ra con được thì giết chết con được, Bố nói con mang lại xui xẻo trong công việc làm ăn của Bố? Anh trai nói là kẻ thù?

Câu hỏi này tạo sự tác động chú tâm, không khí có vẻ nặng nề khiến cho tu sinh tham dự khóa tu có phần đồng cảm hơn, dường như các tu sinh đang muốn biết ai là chủ nhân câu hỏi bi tâm này?

Hiện hữu tại cõi sa bà này, đầu thai trong một gia đình tốt hay xấu đều do nghiệp lực tiền kiếp chủa chính mình đã gây tạo ra (con người là chủ nhân của nghiệp), đừng vội trách người - hãy trách mình trước tiên nhé, xét về nhân do chúng sinh vô minh nên từ tối lại càng đi vào tối để rồi nghiệp chồng chất nhiều hơn, xét về qủa gặt hái là những khổ đau triền miên hết kiếp này cho đến kiếp khác. Bạn không chịu đựng được những nỗi đau tinh thần để rồi có suy nghĩ tiêu cực tự tử? Há chăng đây là cách giải quyết tốt ư?
 
 
 
 
Tự tử mà để hết tất cả nghiệp chướng thì chúng tôi chưa nghe - chưa thấy trong kinh điển giáo lý nhà Phật nói, chúng ta phải hiểu theo giáo pháp nhà Phật là: Được làm thân người đã khó, biết Phật Pháp lại càng khó hơn. Tự tử gây thêm tội hủy hoại thân xác của mình nói riêng và hủy hoại xác thân của Cha Mẹ nói chung, khi tự tử thành công - kết qủa linh hồn bạn bị đọa địa ngục chịu thấu muôn ngàn đớn đau và đói khát lạnh rét không biết ngày nào siêu thoát... Chết như vậy rồi ai sẽ thương hay trách bạn hành động dại dột - sốc nổi - bồng bột, hay là những người thân phải quặn lòng hối hận nhiều hơn.

Thôi - Buông đi, hãy nghĩ mọi việc diễn ra đều là bài học cuộc đời tạo cho bạn tri thức để tồn tại theo dòng đời vô thường - cho nên bạn hãy hài lòng mà trả nghiệp ngay kiếp này, đừng lẩn tránh nhé! Hãy tìm đến những vị Tăng Ni mà bạn có thể tin tưởng - từ đó bạn giãi bầy khổ đau trong lòng mình, đồng thời Tăng Ni sẽ giải đáp cho bạn có những câu trả lời phù hợp giúp bạn thức tỉnh có cuộc sống an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại cũng như sẽ chuyển hóa được gia đình.

Con muốn đi tu?

Một câu hỏi rất hay và nhận liên tiếp các tràng pháo tay rầm rộ, thế nhưng đặt ngược lại câu hỏi? "Vì sao con muốn đi tu?".

Nên nhớ đi tu không phải để né tránh cuộc đời, đi tu không phải để hưởng thụ, đi tu không phải trốn nghĩa vụ, đi tu không phải là nghề để sống?

Có rất nhiều trường hợp đi tu vì họ thấy bản thân mình tạo nghiệp chướng rất nặng nề gây khổ đau cho nhiều chúng sinh, cho nên họ muốn quay đầu là bờ để sửa sai lỗi lầm qúa khứ - đó là việc rất đáng tán thán khích lệ chúng.

Do nhân duyên biết Phật Pháp từ nhỏ qua những câu chuyện phim kinh sách Phật giáo, hoặc trong gia đình họ hàng có người hay đi chùa nên bạn cảm mến tam bảo, nhờ đó bạn hun đúc ý chí xuất gia với nguyện vọng độ sinh.

Cho dù lí do xuất gia là gì, cá nhân chúng tôi chúc mừng bạn đã tỉnh thức để trở thành người hoàn thiện nhân cách tốt theo Trí Tuệ nhà Phật, trong khi xã hội ngày nay nhất là giới trẻ đang bị văn hóa ngoại lai (70%). Thế nhưng - không phải vừa bước chân vào thiền môn là Giác Ngộ ngay và cũng không thể thành Phật liền khi bạn vừa xuống tóc, mọi việc đều có thời gian thử thách và trả lời ước vọng của bạn có thành công hay không? 

Xác định tu (đi ngược dòng đời) là phải tu (tức từ - dứt bỏ thói nhiễm thế gian) đến cùng, không bỏ dở chừng cho dù bất kì lí do gì - cho dù chết vẫn TU, kiếp này cho đến vô lượng kiếp về sau chỉ đi một con đường duy nhất đó là TU. 

Từ sử sách cho đến ngày nay có rất nhiều bậc (Tùng lâm Thạch trụ, Long tượng) tăng ni cả đời tu hành miên mật cũng như hành trì giáo pháp theo lời Phật dậy, bạn hãy tìm vị minh sư cho cuộc đời mình, đồng thời hãy Như Thuyết Tu Hành đúng chính pháp với tôn chỉ Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ. Bởi vì, nói và làm theo đúng chính pháp thì cuộc đời tu hành có ý nghĩa thì bạn mới xứng đáng là Thích Tử Như Lai.

Ở nơi Sài thành, hình ảnh tuổi thơ gần gũi với mọi người nhất chính là cánh diều tuổi thơ, thương và hiểu rằng cánh diều này bay vút cao trong gió tạo cho bạn niềm vui hứng khởi với chúng bạn, vì vậy ban tổ chức tạo dựng hình ảnh quê hương nội ngoại qua hình ảnh cánh diều này với điều nhắn nhủ đừng bao giờ quên đi tuổi thơ của chính mình, bằng tất cả khả năng theo duyên - bạn hãy đem niềm vui hạnh phúc (dù rất nhỏ bé theo cách thầm lặng vô hình) cho tất cả bé thơ nhé!

Tin: Hoa Sen Gió - Thường Tịnh Văn 
Ảnh: Đức Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm