Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 05/02/2018, 06:49 AM

Tp.HCM: Hội từ thiện Thiền Tôn Phật Quang thăm và chúc Tết các Mẹ VNAH

Nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018 sắp đến, sáng ngày 18/12/Đinh Dậu (02/02/2018), TT.Thích Chân Quang, người chịu trách nhiệm quản lý Thiền thất Bảo Quang (xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, Tp.HCM) đã kết hợp với UBMTTQVN huyện Củ Chi có chuyến viếng thăm, chúc Tết và tặng quà cho 04 Mẹ Việt Nam anh hùng tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Tp.HCM, nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Mẹ, những người đã hy sinh quên mình vì nền độc lập, tự do, hòa bình của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đúng 8h00’, đoàn xuất phát tại Thiền thất Bảo Quang, rồi đến xã Trung Lập Thượng. Tại đây, dưới sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, đoàn lần lượt đến thăm hỏi và tặng quà cho 4 gia đình Mẹ VNAH. Trong dịp này, mỗi Mẹ được nhận 6 triệu đồng trong quý I (tháng 1+2+3) và một phần quà tết 500.000 đồng. Tổng chi phí cho hoạt động này là 26 triệu đồng.

Buổi lễ có sự hiện diện của TT.Thích Chân Quang, bà Cao Thị Gái - nguyên Phó Chủ tịch huyện Củ Chi, Chư tôn đức tăng ni Thiền Tôn Phật Quang, Thiền thất Bảo Quang, cùng các thành viên Hội từ thiện Thiền Tôn Phật Quang, các phật tử đạo tràng Phật Chi và chúng thanh niên phật tử Phật Quang Tp.HCM.
 
Được biết, vào năm 2015, TT.Thích Chân Quang đã nhận phụng dưỡng suốt đời 5 bà Mẹ VNAH tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Tp.HCM với mức phụng dưỡng 2.000.000đ/tháng.

Tuy nhiên, hơn một năm sau Mẹ Nguyễn Thị Dứt - sinh năm 1930, ngụ tại ấp Trung Hương, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi đã qua đời và Thượng tọa đã lo chu tất tang lễ cho Mẹ. Hiện tại có một Mẹ bệnh nằm một chỗ, sức khỏe rất yếu, mọi sinh hoạt phải có sự trợ giúp của con cháu. 

Chỉ mới hai năm tới lui thăm viếng, mà giờ đây nhìn các Mẹ ai cũng già đi rất nhanh. chiến tranh đã đi qua nhưng vẫn còn đó biết bao đau thương, mất mát đọng lại trong mỗi Mẹ. Như Mẹ Kiều Thị Nông - sinh năm 1936, ngụ tại ấp Đồng Lớn - xã Trung Lập Thượng - huyện Củ Chi tuy sức khỏe đã yếu đi phần nào, nhưng khi trò chuyện với đoàn, Mẹ như sống lại từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Bỗng nhiên Mẹ nghẹn ngào chia sẻ: “Khi tuổi đã xế chiều, vui nhất là được đoàn tụ bên con cháu và nhận được sự quan tâm chăm sóc từ các hội đoàn và chính quyền địa phương”.

Cảm thông trước sự cô đơn của người già, nhân đây Thượng tọa một lần nữa nhắc nhở chúng đệ tử xuất gia và tại gia hễ rãnh thì tìm người già thăm hỏi, giúp đỡ. Đây là phương hướng hoạt động của các đạo tràng năm 2018, trên tinh thần có tuyên dương khen thưởng vào dịp lễ tổng kết cuối năm. Bởi theo khuynh hướng chung của xã hội, ngày nay người già càng lúc càng cô đơn. Chúng ta có nhiều việc từ thiện đã làm như: hiến máu, tặng quà, đắp đường nhưng quên mất việc quan trọng là thăm hỏi người già. 

Hiện nay khuynh hướng này tràn ngập cả xã hội, bên Tây phương nỗi đau tinh thần của người già luôn đong đầy do thiếu sự quan tâm của con cháu. Tuổi già cũng chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời...Dù muốn hay không, trước sau gì ai cũng trải qua giai đoạn đó hết. Chúng ta chưa già nên không hiểu được những khắc khoải, khát khao được yêu thương của người thân và con cháu của người già. Cho nên bây giờ chúng ta phải tăng cường việc làm này. Lúc nào mọi người cũng phải để tâm tìm người già neo đơn để hỗ trợ, giúp đỡ, nhất là về mặt tinh thần. 
 
Theo Thượng tọa, đây là những việc làm nhỏ, thấy như mình không làm kinh tế, không làm ra tiền, nhưng đạo đức nhân hậu lại nuôi dưỡng dân tộc lớn mạnh bởi tâm linh này. Cũng vậy, cái đạo đức biết ơn này nó quyết định sự tồn vong của chế độ, nếu ai cũng làm tốt hết việc này thì đã góp phần dựng xây một đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn và phát triển. Đồng thời đất nước ta sẽ có cơ hội bay lên hội nhập hoàn toàn với thế giới. Thiết nghĩ, sự yêu thương, sự chia sẻ giữa những con người, nhất là đối với người già, để tuổi già đỡ cay đắng là điều mà mọi người nên làm.

Buổi viếng thăm kết thúc lúc 11h00’ cùng ngày, trên tinh thần người đệ tử Phật sống có trách nhiệm bằng những việc làm thiết thực cho con người, cho xã hội. Đồng thời, thông qua nghĩa cử này, TT.Thích Chân Quang muốn giáo dục cho lớp trẻ về đạo đức biết ơn và nâng dậy tinh thần yêu nước, lý tưởng sống cho các em. Từ đó, các em có động lực để vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân và xã hội.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm