Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 17/11/2014, 18:24 PM

Tp.HCM: Khóa tu "Người Lái Đò" tại Quan Âm tu viện tri ân người thầy tâm linh

07h55, ngày 24/09/Giáp Ngọ (16/11/2014) tại Quan Âm tu viện (Q.Phú Nhuận) đã diễn ra khóa tu Gieo Hạt Từ Tâm kì 32 dành cho lứa tuổi từ 13 - 25, với chủ đề Người Lái Đò!

 
Sau phần ngồi thiền rải tâm từ bi và trì chú tại chính điện, 150 tu sinh huân tập tại giảng đường thi làm hoa giấy tặng Thầy Cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

Chủ đề Người Lái Đò do Thượng tọa Thích Viên Giác giảng giải nói về vai trò và trách nhiệm của người lái đò. Hình ảnh người lái đò không xa lạ gì với các sĩ tử nói riêng và rất đỗi quen thuộc cũng như gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung.

Đò ơi - đò!, tiếng gọi của khách qua sông luôn cần người lái đò cho dù là ngày hay đêm, dẫu rằng trời nắng gắt - mưa giông gió bão hay sương khuya giá lạnh thì người lái đò luôn tận tụy không quản ngại gian khó, vì người lái đò biết rằng đó là tính chất của cuộc sống muôn thủa là thế.
 
 
Khi cha mẹ sinh ra chúng ta, điều đó cũng có nghĩa cha mẹ cho chúng ta hiện hữu một kiếp nhân sinh tại cõi sa bà này, thế nhưng ít ai nhận thức rõ thực tế là: Người lái đò đầu tiên dậy dỗ chúng ta chính là cha mẹ!.

Hỏi rằng người Thầy hoặc Cô đầu tiên dậy bạn học là ai? Đa phần trả lời là Thầy Cô cấp I hoặc cô giáo mầm non, câu trả lời không sai, nhưng dường như sự nhìn nhận đơn giản từ góc nhìn cha mẹ cho con cuộc đời, Thầy Cô cho em kiến thức. Trước khi là một người lái đò vững tay chèo thì ắt hẳn người lái đò đã - đang từng là học trò, bởi vì khi đặt vị trí của bạn vào vị trí của người khác thì bạn sẽ hiểu vì sao người lái đò lại như thế. Từ khi chào đời cho đến ngày hôm nay - chúng tôi học văn hóa cho đến nghành nghề đã lĩnh hội tri thức từ nhiều Thầy Cô và nhiều vùng miền khác nhau, qúa trình học giúp chúng tôi biết đâu là đúng sai, kia là phải trái, tại sao và vì sao v.v, để rồi chúng tôi mới hiểu rõ công lao to lớn của người lái đò, và những người lái đò cũng chỉ mong chúng tôi vận dụng tri thức đã học để đem lại lợi ích cho nhân sinh.
 
Nếu như người lái đò ở thế gian chỉ cho bạn tri thức, thì người lái đò trong đạo thì vất vả muôn phần (Ơn giáo dưỡng một đời nên tuệ mạng - Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền), khi bạn cất tiếng gọi Sư phụ thì bạn nghĩ gì? Người lái đò trong đạo vừa là Thầy vừa là Cha, trông coi tự viện mọi việc lớn nhỏ, ăn uống sinh hoạt, học hành, lúc đệ tử ốm đau cũng một tay sư phụ lo toan mà chẳng bao giờ than van câu nào, vì sư phụ lúc nào cũng mong đệ tử tu học phải giỏi hơn sư phụ thì phật pháp mới hưng thịnh.

Khi ở cương vị là một người dậy học thì chúng tôi mới thấy thương và thấu hiểu rõ đức hy sinh lớn lao của tất cả Thầy Cô đã dậy chúng tôi, nước mắt chúng tôi rơi nhiều hơn khi hàng ngày cố gắng thực hành những điều từ chính pháp do sư phụ khai thị, mặc dù sư phụ chúng tôi đã mất cách đây không lâu…
 
 
Thật ra cũng chẳng muốn nói làm gì cho thêm buồn, nhưng cây nào cũng mong có những hoa thơm qủa ngọt, tuy nhiên có những thân cây ngọt mà sao hoa trái lại nhiều vị cay đắng chua chát đến thế?. Do đó khi nói câu: Giáo Bất Nghiêm Sư Chi Đọa thì liệu chăng ai sẽ nhận lỗi đây?

Lương Sư Hưng Quốc! 

Nhất Tự Vi Sư - Bán Tự Vi Sư!

Hiền tài là nguyên khí quốc gia, vì vậy trọng trách của người lái đò rất nặng gánh đối với cả non song gấm vóc - bởi vậy những người lái đò đều có sắc thái của riêng mình khi tần tảo sớm hôm miệt mài đưa lữ khách qua sông, có những lữ khách thông minh sáng dạ nên thụ nhận tri kiến rồi truyền trao hữu ích, thế nhưng có những lữ khách bảo thủ cố chấp và u mê thì người lái đò kiên trì uốn nắn cây cho thẳng, thế nhưng uốn tre không khéo đã bị tre bật trở ngược vào mặt rất đau đớn…

Người lái đò và khách qua sông cũng là nhân duyên. Không ai ở bên ai mãi mãi, đến một lúc nào đó - bạn trở về con sông cũ, nhưng không thấy người lái đò năm xưa đâu rồi? Lúc đó bạn mới cảnh tỉnh tri ân và báo ân đến người lái đò không bao giờ là muộn màng.
 
 
Chuyên mục Lắng Nghe Để Hiểu kì 32 giải đáp câu hỏi: “con 21 tuổi, mẹ con bắt lấy chồng, con không đồng ý, vậy con có bất hiếu với mẹ không?”.

Hạnh phúc là điều quan trọng nhất của hôn nhân, xem ra cha mẹ nào cũng mong con cái yên bề gia thất, thế nhưng giới trẻ ngày nay lo lập nghiệp mới lập thân, cho nên chuyện lập gia đình với bạn trẻ này là vấn đề nan giải khi phần cuối câu hỏi về chữ hiếu với mẹ?

Có trường hợp cha mẹ bắt con lấy chồng sớm, ví dụ như: 1: hứa hôn, 2: cha mẹ tuổi già sức yếu không thể đợi chờ con, 3: nhân ngã thị phi, 4: tài sản và nhiều ví dụ thực tế xen kẽ lẫn trái ngang khác mà chúng tôi không tiện nói ra. Dù sao, bạn nên cố gắng giải thích cho mẹ biết rõ hoặc có thể nhờ bạn bè hoặc người nào đó có tài thuyết phục khiến mẹ tin tưởng thì mẹ bạn mới tỉnh ngộ. Còn bạn thì đuối lý vì sợ bất hiếu với mẹ nên không thể diễn giải tâm tư thành lời, mong rằng bạn có sức mạnh để chiến thắng bản thân, qua chuyện này thì bạn mới thấy rằng chữ hiếu phải đặt ở nền tảng trí tuệ khi mà bạn đã biết đến đạo Phật.

Hỏi: Đối mặt và chuyển hóa nỗi buồn?

Thật ra buồn vui ai cũng từng trải qua, nói đúng hơn thì buồn là tâm lý chung của mọi người, buồn vì ta hay ai đó không vừa lòng trong hoàn cảnh nào đó, có khi buồn mà không hiều vì sao ta lại buồn. Do đó - có khi buồn sinh ra lợi nhưng mặt khác lại gây hại nghiêm trọng sinh ra tâm bệnh, vậy là bạn đã đối mặt với nỗi buồn - giờ bạn hãy buông bỏ nỗi buồn đó gửi cho gió thổi bay đi thật xa không bao giờ trở lại nhé.

Đại diện tu sinh - tình nguyện viên tác bạch dâng lời tri ân đến chư tôn đức giảng sư. Góp phần văn nghệ ý nghĩa nhân ngày nhà giáo, ca sĩ Phương Thanh - Sĩ Luân đã hát bài Bụi Phấn - Tri ân Thầy Cô tạo nên không khí thiêng liêng khi lời bài hát như một điều nhắc nhở tất cả chúng ta luôn khắc ghi mãi về Người Lái Đò!

Tin: Hoa Sen Gió
Ảnh: Thường Tịnh Văn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm