Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/03/2014, 17:43 PM

Tp.HCM: Lễ hội Phật giáo Ấn Độ tại chùa Phổ Quang

Tối ngày 07/02/Giáp Ngọ (07/03/2014) tại chùa Phổ Quang, Tp.HCM, Lễ hội Phật giáo Ấn Độ, nhân dịp 65 năm Quốc khánh Cộng hòa Ấn Độ đã được khai mạc.

Trong khuôn khổ của “Lễ Hội Ấn Độ” ở Tp.HCM, nhiều hoạt động đang được diễn ra tại các địa điểm khác nhau ở thành phố này. Ngày hôm qua, Triển lãm Nghệ thuật Phật giáo “Dharam Darshan” đã được khai mạc tại Viện Bảo tàng Mỹ Thuật Tp.HCM, và tối ngày 07/02/Giáp Ngọ (07/03/2014) tại chùa Phổ Quang, Tp.HCM, Lễ hội Phật giáo Ấn Độ, nhân dịp 65 năm Quốc khánh Cộng hòa Ấn Độ đã được khai mạc.

Tới dự khai mạc lễ hội có sự hiện diện của ông  Ravindra Singh - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Ấn Độ; ôngDeepak Mittal - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam; cùng sự có mặt toàn thể cán bộ của Bộ Văn hóa Ấn Độ, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Tp.HCM; các tu sĩ Phật giáo đến từ Ấn Độ.

Về phía GHPGVN Việt Nam có HT.Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN; HT.Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN kiêm Trưởng BTS GHPGVN Tp. HCM; cùng Chư tôn đức T.Ư GHPGVN; Chư tôn đức BTS GHPGVN Tp.HCM, Ban Văn hóa Thành hội PG Tp.HCM; quý phóng viên báo đài cùng đông đảo quý vị phật tử.
 
Tham dự lễ khai mạc còn có ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM;  cùng đại diện các sở ban ngành Tp.HCM

Mở đầu bài phát biểu tại lễ khai mạc HT.Thích Trí Quảng: “Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền móng đầu tiên cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ cách đây hơn 50 năm về trước, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ luôn là mối quan hệ đặc biệt chân thành và thắm thiết, sâu sắc nghĩa tình…Tuần lễ văn hóa Ấn Độ lần này do Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Tp.HCM cùng Bộ Văn hóa Ấn Độ hợp tác với Bộ VH-TT&DL VN, UBND Tp.HCM, GHPGVN và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Tp.HCM đồng tổ chức tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM nhằm thúc đẩy mối liên kết văn hóa giữa hai nước…bên cạnh các hoạt động mang tính tôn giáo như: triển lãm Phật giáo “Dharam Darshan” trưng bày các hiện vật Phật giáo thể hiện tư tưởng và cuộc đời của đức Phật, lễ hội Phật giáo tổ chức từ tại chùa Phổ Quang với các nhà sư đến từ Ấn Độ biểu diễn các điệu múa thần thánh, thực hiện hình vẽ, điêu khắc biểu tượng Phật giáo... sẽ khắc sâu và tôn vinh giá trị văn hóa Ấn Độ trong lòng Việt Nam, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị ban giao lâu đời giữa hai dân tộc Việt - Ấn.’’
 HT.Thích Trí Quảng phát biểu
Thay mặt cho GHPGVN Hòa thượng nhiệt liệt tán dương hoạt động văn hóa ý nghĩa này và cầu chúc cho Tuần lễ văn hóa Ấn Độ tại Tp.HCM nói riêng và trong cả nước được thành công tốt đẹp.

Sau đó là bài phát biểu của ông Ravindra Singh - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Ấn Độ với hy vọng “…thông qua tuần lễ Văn hóa này sẽ mang lại sức mạnh trong mối quan hệ văn hóa giữa hai nước  là nhịp cầu nối sự hiểu biết giữa các dân tộc và chúng tôi hy vọng rằng sau sự kiện này sẽ thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa 2 nước Ấn -Việt…”
 
Ông Lê Mạnh Hà đến tham dự lễ hội trên cương vị của người đại diện chính quyền nhìn nhận về lễ hội “Lễ hội Phật giáo trong khuôn khổ Lễ hội Ấn Độ là cơ hội để chúng ta cảm nhận và hiểu biết thêm về những nét hay nét đẹp trong phong tục, tập quán và văn hóa của đất nước Ấn Độ.

Tôi tin rằng Lễ hội Ấn Độ lần này sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và Ấn Độ, qua đó thắt chặt tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa hai nước….Tôi tin tưởng các hoạt động của lễ hội tại Tp.HCM không chỉ góp phần truyền bá ý thức bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa Phật giáo, mà còn là cơ hội để hai dân tộc Việt Nam, Ấn Độ cùng nhau chia sẻ những giá trị thiết thực, nhân văn của Phật giáo. Đăc biệt, việc tổ chức Lễ hội này sẽ giúp cho Phật tử hai nước nhớ về nguồn cội của Phật giáo, từ đó tạo dựng một cuộc sống hướng thiện, tốt lành và yên vui.” 
 
 
 
 HT.Thích Thiện Nhơn phát biểu
Sau bài phát biểu của HT.Thích Thiện Nhơn là lễ cắt băng khánh thành lễ hội đã được diễn ra trong không khí hiểu biết và tình hữu nghị.

Kết thúc phần khai mạc là phần múa do các Lạt –Ma Ấn Độ và các vị Đại đức cùng các thiếu nữ Việt Nam thể hiện. Có lẽ rất nhiều người, trong  số gần 1200 người có mặt tại hội trường chùa Phổ Quang lần đầu tiên mới được trực tiếp xem những điệu múa Thần linh của các vị Lạt-Ma đến từ Ấn Độ và thưởng thức tiếng nhạc qua trống, tù và, cùng các nhạc cụ rất lạ khác. 
 
 
Mở đầu là một điệu múa có tên gọi “ Khadro garcham- vũ điệu thiên thần” năm vũ công tượng trưng cho ngũ Đại và ngũ Tuệ, cùng với bốn nhạc công hòa nhịp cùng những âm thanh và vũ điệu của những thiên thần ở cõi trời nơi ban phát sức mạnh và quyền lực trong cuộc sống. Mang đến cho những hữu tình sống trong sự căng thẳng và nguy sợ một năng lượng phát khởi hòa hợp và yên bình.
 
Điệu múa “ Lang Dang Phag Cham- Điệu nhảy Ox and Boar”: Điệu múa cổ xưa này dành cho việc tiêu trừ những ác nghiệp và triền cái (trở ngại) được gọi là “drak –po” hay "phẫn nộ". Các nhạc cụ được thể hiện bởi các vũ công tượng trưng cho sự siêu việt của ngã chấp thể hiện ở bên ngoài (sự triêụ thỉnh chư Hộ pháp để khiển trừ các chướng ngại), bên trong (là những chướng ngại bắt nguồn từ chấp trước nhị nguyên, phân biệt năng sở, ta người. Qua đó nhận ra bản chất của tâm phân biệt nhị nguyên và tịnh hóa, khiển trừ tất cả tâm tham sân, giận dữ) và bí mật (các chướng ngại là những tế chướng vô minh ngăn che không tìm ra bản chất giác ngộ). Vũ điệu này tượng trưng cho hỷ lạc và giải thoát của thực kiến trong nghĩa đen của nó.
 
 
Sau hai tiết mục múa của các  vị Lạt-Ma là điệu múa “ Dâng hương và Dâng đèn cúng Phật ” của các Đại đức Việt Nam trình bày:  Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương. Cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng lòng tín ngưỡng của mình mà thắp lên những nén Tâm Hương - tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy, mới có 5 thứ hương dùng để cúng dường chư Phật : Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương và giải thoát trí kiến hương. 
 
Chúng ta lại trở lại với điệu múa của các vị Lạt- Ma với chủ đề “Durdak Garcham- điệu nhảy của Lords Skeleton” . Điệu múa nhắc nhở rằng: vạn vật là vô thường, vô thường ngay trong tác động giải phóng và cân bằng nhận thức thực tại. Bốn vị Lama xuất hiện như là biểu tượng của những thế lực Thiện, biểu hiện là Chúa ngục. Đây là những vị "Hộ Pháp” hoặc là “Người bảo vệ sự thật”. Với thông điệp để chỉ tâm của những người chân thực.
 
 
Cùng với các điệu múa do các Tu sĩ hai nước trình bày còn còn có các điệu múa  đặc sắc khác của Việt Nam  giao lưu dâng tặng cho buổi khai mạc, đó cũng là phần kết thúc của buổi lễ khai mạc Lễ hội Phật giáo Ấn Độ đã nhắc nhở cho phật tử hai nước  nhớ về cội nguồn của đức Phật đã gắn kết giữa hai Nước Việt- Ấn.
 
 
 
 

Sài Gòn tháng 3 năm 2014
Bài: Giác Hạnh Hoa
Ảnh: Ngộ Dũng - Duy Khánh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ảnh 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Phượng vàng nở rộ khoe sắc dịp Tết tại Linh Ẩn tự, Lâm Đồng

Ảnh 16:00 27/01/2024

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km, chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn Tự) tọa lạc ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp đến với phố núi.

Xem thêm