Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/02/2015, 10:40 AM

Tp.HCM: TT.Thích Chân Quang thăm, trao quà cho mẹ Việt Nam Anh hùng

Nhân dịp xuân Ất Mùi 2015 sắp đến, sáng ngày 23/12/Giáp Ngọ (10/02/2015), TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN và Chư tăng ni, phật tử thiền tôn Phật Quang, kết hợp với lãnh đạo UBND, UBMTTQVN huyện Củ chi đã đến thăm, chúc Tết, trao quà cho năm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, nhằm thể hiện tình cảm biết ơn đối với những người có công với đất nước. 

 
Được biết, huyện Củ Chi là nơi có nhiều Bà mẹ được truy tặng, phong tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng nhất tại Tp.HCM với 777/2086 Mẹ. Củ Chi là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, còn được gọi là “Vùng đất thép”. Tại nơi này, nhiều Mẹ Việt Nam Anh hùng là những nhân chứng sống của lịch sử, là tấm gương về lòng yêu nước và lòng nhân ái của nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. Và hầu hết các Mẹ còn sống đến nay đều đã tuổi cao sức yếu.
 
Đúng 9h00”, Đoàn xuất phát tại UBND huyện Củ Chi đến xã Trung Lập Thượng. Tại đây Đoàn lần lượt đến thăm viếng, tặng quà cho năm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Tại đây, bà Cao Thị Gái - Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi giới thiệu với các Mẹ về sự hiện diện của TT.Thích Chân Quang – Người có trách nhiệm từ nay sẽ  phụng dưỡng suốt đời năm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại xã Trung Lập Thượng này.
 
Tiếp theo, TT.Thích Chân Quang vấn an sức khỏe, chúc Tết và tặng quà cho các Mẹ. Mỗi phần quà gồm một phong bì 4 triệu đồng và gói quà 500 nghìn đồng (gồm bánh mứt, cà phê, khăn choàng, áo ấm). Thượng tọa còn hứa sẽ phụng dưỡng các Mẹ suốt đời, hàng tháng sẽ trợ cấp 4 triệu đồng và khi các Mẹ trăm tuổi già, Thượng tọa sẽ lo cả việc tang lễ. Đây là việc làm như một phần nào an ủi, động viên và chia sẻ tới các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, để đáp lại công ơn của những người đã hy sinh thân mình bảo vệ đất nước.
 
 
Qua trao đổi, được biết năm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng này đều đã trên 80 tuổi, trong số đó có 4 Bà mẹ sức khỏe tốt, còn minh mẫn, chỉ có một Mẹ đang bệnh phải thở oxy và tay, chân, bụng bị phù. Riêng Mẹ Nguyễn Thị Ruôi có tới mấy người con là liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong chiến tranh. Thậm chí cả 3 đời nhà Mẹ đều là gia đình liệt sĩ, nhận thấy bằng khen treo trên tường đếm không xuể. Mẹ tâm sự: “Dù chiến tranh đã đi qua mấy chục năm, nhưng Mẹ không bao giờ quên được sự khốc liệt của những tháng năm ấy”.

Trước nhà Mẹ còn dấu tích để lại là hố bom rất to. Có đến đây rồi, mới nhìn thấy các Mẹ thật vĩ đại, vì Mẹ coi việc hi sinh của các con mình là điều hiển nhiên. Cho nên, qua bài hát  “Đất nước” của Phạm Minh Tuấn (phổ thơ Tạ Hữu Yên), chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh quá đổi thân quen của người mẹ Việt Nam: 

"Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ 
Các anh không về mình Mẹ lặng im…" 

Phải chăng, còn nỗi đau nào trong đời lớn hơn nỗi đau của người mẹ phải vĩnh viễn mất đi núm ruột thân yêu của mình. Khi nhận tin các anh tử trận. Mẹ đau lòng hơn thể một phần thân thể bị cắt lìa. Nhưng hơn ai hết, mẹ hiểu được chiến tranh là không thể nào tránh khỏi mất mát, hy sinh. Muốn cho quê hương sạch bóng quân thù thì cần phải có những người con trai, con gái anh dũng như các con của mẹ ngã xuống để đất nước được đứng lên. Mẹ đau lòng nhưng không hề ngã quỵ, là vậy. 

Do đó, để thực hiện tốt hơn phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, TT.Thích Chân Quang đã phối hợp với UBND, UBMTTQVN huyện Củ Chi, thực hiện tốt công tác phụng dưỡng, chăm sóc các Mẹ Việt Nam Anh hùng là đều nên làm. Chúng ta có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, đó chính là thành quả của biết bao thế hệ ông cha đã đổ máu xương công sức ra gầy dựng và giữ gìn đất nước này.

Đạo Phật đặc biệt luôn đề cao vấn đề “Đền ơn và báo ơn”, coi đó như là thiện pháp để tu tập hướng tới giải thoát tối hậu. Trong rất nhiều ơn mà người con Phật phải đền đáp, Phật giáo hệ thống lại thành bốn ơn là: Ơn cha mẹ, ơn sư trưởng, ơn đất nước và ơn đàn na tín thí. Trong đó, đối với ơn quốc gia, đất nước, người con Phật ngoài việc tu hành, học Phật còn có trách nhiệm góp phần hộ quốc an dân, bảo vệ non sống gấm vóc, phát huy tài năng của mình để xây dựng xã hội, xóm làng. Đây là cách đền ơn có trí tuệ nhất, theo đó TT.Thích Chân Quang thường giáo dục, khuyến lệ thanh thiếu niên hướng đến mục đích sống cao đẹp này.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt trao hơn 600 triệu đồng cho người nghèo Thừa Thiên-Huế

Gieo mầm thiện 21:54 10/04/2024

Vừa qua, ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt (trụ trì chùa Phổ Hiền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng đoàn thiện nguyện mang hơn 600 phần quà nghĩa tình từ miền Nam trao cho người nghèo tại Thừa Thiên-Huế.

Xem thêm