Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Trải nghiệm tâm linh ở Thiền tự Vạn Thông, Bạc Liêu

Thiền tự Vạn Thông ở Bạc Liêu có chiếc nôi chung với Thiền viện Thường Chiếu, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai: Vạn Thông, Vạn Thiện, Vạn Phúc, thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu...

Xe buýt ra khỏi nội ô thành phố Bạc Liêu, vào thị trấn Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi theo quốc lộ 1, theo hướng về Giác Hoa tự của quý ni ở cầu Cái Dày cùng huyện, nói ghé thiền tự Vạn Thông anh lơ xe chỉ ngay.

Đặc trưng của chùa Tổ nhận ra ngay ở lối sỏi sâu hun hút dẫn vào thiền tự và phiến đá lớn làm biển khắc nét thư pháp tên chốn thiền. Một không gian mở hiện ra...

Mở, vì bốn phía là đồng xanh, chẳng tường rào dù một chút. chính điện rộng gần gần xong cũng mở: khách hành hương có thể nhẹ chân vào từ nhiều phía và thính chúng bên trong rát thoáng và tràn ngập ánh sáng.

Tăng đường kín đáo ở góc phải, cạnh rặng cuối chạy dài bao bọc cánh đồng một phía, và trước mặt là hội trường cũng mở rộng nốt! Có những chiếc võng và bàn trà dành cho khách hành hương...

Tôi đến sớm hơn hẹn một chút và được vị Thích Đạt Ma cao tuổi mời cơm. Sao tiếng kẻng vang xa, tăng và khách trong áo choàng trang nghiêm vào bàn, thực hiện nghiêm cẩn nghi thức Phật giáo trước khi thọ chay: Vị Thích Đạt Ma tụng đọc kệ, hết thảy thực khách trang nghiêm cầm bát cơm lên ngang trán... Vị tăng trẻ nhất đem bát cơm ra hơi xa xa và một bài kệ mang âm hưởng Tây Tạng đã được Việt hóa vang lên linh thiêng: Có không khí cao nguyên mù xa, có lời nhắc đến loài chim đại bàng nơi ấy, nơi Tổ Bồ Đề Đạt Ma khai sáng thiền phái...

Tôi thọ chay trong không khí linh thiêng tràn ngập cảm xúc khó tả, từng hạt cơm mang âm vang giọng kệ của vị Đạt Ma cao tuổi xướng lên khi nãy: Ăn hạt cơm này nhớ ơn người nông phu làm ra, mặc y áo này nhớ ơn người thợ dệt, nhớ công đức đàn na tín chủ nhịn ăn nhịn mặc cúng dường... Tất nhiên không chỉ ở thiền tự này mới có nghi thức như thế khi thọ chay, đấy là nguyên tắc ở mọi chốn thiền.

Xong bát cơm chay, đều đặn mang bát xuống nhà bếp và chào nhau.

Thầy trụ trì về, câu chuyện xoay quanh cuộc đời vị tăng quê Châu Đốc, An Giang, với những thăng trầm cuộc đời và con đường giác ngộ, nhân duyên với Thường Chiếu, được Sư Ông ban giới quy y, những ngày đầu được đích thân Thầy Thích Nhật Quang đưa về đây nhận đất cúng dường của phật tử, mọi thứ đều "sắc sắc không không" ngay miếng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không, một cái chòi lá đơn sơ và... Thầy trụ trì tâm sự với tôi về nỗi nhớ bình thường rất đời, nơi chùa Tổ ở Long Thành, Đồng Nai nương thầy nương bạn đạo tu học nhẹ nhàng hơn. Rồi mọi sự cũng hanh thông, cơ ngơi thiền tự hình thành dần dần, đạo tràng thiết lập, quy y cho phật tử trong vùng, thắp lên ánh sáng nhiệm mầu...

Rời bàn trà, tôi nhẹ bước đến từng cụm Cát Đằng công phu chăm sóc, lại nhìn thật lâu những cánh đồng xanh và, thánh tượng Quan Thế Âm vút cao ở góc trái thiền tự, lại đến bên hai kệ sách phật pháp và thiếu nhi nho nhỏ trước tăng đường.

Tôi quy y ở Thường Chiếu, từng hành hương Trúc Lâm Yên Tử, Ngọa Vân Am; viếng thiền tự Vạn Thiện, Vạn Phúc, Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu, thêm một lần chiêm nghiệm về pháp và đặc trưng Thiền tông đặc thù Việt Nam.

Thêm một trải nghiệm tâm linh...!

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Phật giáo thường thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Phật giáo thường thức 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Phật giáo thường thức 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Phật giáo thường thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm