Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/07/2016, 15:56 PM

Trái tim rực lửa

Họ ra đi khi đất nước cần họ, không một chút do dự. Để lại vợ con, cha mẹ già nơi quê nhà chắc chắn trái tim họ đau lắm. Nhưng vì nỗi đau chung của dân tộc những người lính trẻ đã gác lại suy tư cá nhân và quyết định bỏ lại tuổi thanh xuân nơi sa trường. 

Ký sự Syria: “Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến” do nhà báo Lê Bình cùng ekip quay phim Ngọc Phức và hai phóng viên Vân Anh, Phương My thực hiện được phát trên sóng truyền hình gần đây đã vấp phải làn sóng dư luận khá gay gắt. Cư dân mạng đã liên tục có những nhận xét, bình luận về nội dung của tác phẩm này.

Những lời nhận xét, bình luận phần lớn hướng về quá trình thực hiện ký sự do nhà báo Lê Bình kể lại. Đa số cho rằng nhà báo Lê Bình và ekip chỉ đang diễn, chưa phản ánh chân thật sự khốc liệt của chiến tranh. Có nhiều bình luận trái chiều nhưng cũng có những bình luận cho biết, họ đã chứng kiến trực tiếp cuộc chiến tranh và thông qua phóng sự họ thực sự cảm nhận được sự đau khổ của những người dân Syria và họ cũng thấu hiểu được vì sao người dân lại phải ra đi khỏi mảnh đất quê hương này.

Trong bài viết này tôi không đề cập đến việc ekip của VTV24 có sự "đạo diễn" hay không? Điều làm tôi ám ảnh và đau xót hơn cả chính là đoạn phỏng vấn những người lính ngoài chiến trường và đôi mắt của các nạn nhân chiến tranh. Hôm nay là kỉ niệm 69 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, những thước phim lịch sử được chiếu trên ti vi càng giúp tôi nhận ra chiến tranh dù diễn ra ở mỗi vùng đất khác nhau nhưng hậu quả chúng để lại đều thảm khốc như nhau, không hề sai khác.
 
Những ngôi nhà đổ nát, hoang tàn, ngập trong khói bụi. Con người không còn lành lặn với những dị tật của chiến tranh in dấu trên cơ thể. Mái tóc của những cô bé, cậu bé cháy khét vì đạn bom. 

Đôi mắt của những nạn nhân chiến tranh nếu không phải là đôi mắt mệt mỏi, đau đớn vì bệnh tật thì nó cũng là đôi mắt của oán giận, căm thù. Không ai muốn chiến tranh xảy ra. Không ai muốn trở nên độc ác và nuôi giữ ngọn lửa căm thù trong lòng. Nhưng không ai có thể ngăn cản được điều ấy bởi suy cho cùng, chiến tranh đều khởi nguồn từ lòng tham, từ ái dục, từ sự vô minh thiếu hiểu biết của con người.

Như một điều hiển nhiên, chiến tranh xảy ra thì người dân phải cầm súng chiến đấu. Trong ký sự Syria có một đoạn phỏng vấn giữa phóng viên và một người lính trong chiến trường đã chạm đến trái tim của khán giả. Cô phóng viên hỏi: “Khi bắn anh có bao giờ run tay không?” Người lính ấy không chần chừ một phút giây nào mà khẳng khái trả lời: “Tôi không bao giờ run tay, bởi vì tôi biết mình đang chiến đấu để bảo vệ cho Tổ quốc và nhân dân của mình”.

Vậy đó, “chiến đấu để bảo vệ cho Tổ quốc và nhân dân của mình”, câu trả lời đã thể hiện tình yêu nước cháy bỏng của người lính trẻ. Khi nghe câu nói ấy tôi chợt nhớ tới cuốn Nhật kí Đặng Thùy Trâm, cô gái bé nhỏ đã viết nên những trang viết đầy chân thực nơi chiến trường.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam, bao mất mát đau thương của một thời máu lửa đang dần trôi vào dĩ vãng. Nhưng hình ảnh những người anh hùng liệt sĩ sẵn sàng ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc vẫn còn đó, hằn sâu trong từng tấc đất, in sâu vào hồn thiêng dân tộc. Họ hi sinh mà như sống mãi với những tượng đài bất tử. Bởi tên tuổi của họ ngàn đời được sử sách ghi lại để truyền tụng đến mai sau. 

“Có một bài ca không bao giờ quên, là lời đất nước tôi chẳng chút bình yên.
Có một bài ca không bao giờ quên là lời mẹ ru con đêm đêm”

Đọc những trang viết về chiến tranh, xem những thước phim ghi lại nơi chiến trường khốc liệt tôi càng thêm cảm phục và biết ơn tới những người lính đã hi sinh vì đất nước, vì độc lập của dân tộc. Người ra đi thì thân xác không còn lành lặn bởi bom rơi đạn xéo. Người ở lại thì đau đớn bởi những mảnh đạn ghim vào đầu, vào chân. 

Họ ra đi khi đất nước cần họ, không một chút do dự. Để lại vợ con, cha mẹ già nơi quê nhà chắc chắn trái tim họ đau lắm. Nhưng vì nỗi đau chung của dân tộc những người lính trẻ đã gác lại suy tư cá nhân và quyết định bỏ lại tuổi thanh xuân nơi sa trường. Tôi tin rằng khi xung phong ra trận không ai hi vọng sẽ được nhớ tới hay mong ước tên mình sẽ được khắc trên những tấm bia đá. Bởi nếu có những toan tính nhỏ bé như vậy thì họ đã không đủ ý chí và nghị lực để đến nơi súng đạn gào thét đêm ngày, nơi bến bờ sinh tử vốn lành ít dữ nhiều.

Hôm nay, tôi được sống trong một đất nước hòa bình, tự do. Tôi đang sống trên xương máu của các anh, các chú, các bác, các ông – những con người vĩ đại mang trái tim rực lửa. Lúc này tôi càng hiểu sâu sắc vì sao trong Tứ trọng ân – bốn ơn lớn mỗi người cần báo đền lại có ơn Tổ quốc, ơn đồng bào. 

Bởi đức Phật với tình thương trang trải muôn loài và bằng đôi mắt thấu suốt ngàn cõi, Người quán chiếu được tất cả những gì diễn ra trong khắp mười phương. Và Người nhận ra: ở bất kì nơi nào, một đất nước hòa bình đều được xây dựng từ xương máu của những người chiến sĩ.

“Có hoa thơm nắng đẹp thì cũng có đám mây đen vẩn đục bầu trời... Bao giờ cho hết những đau xót này – nay một người ngã xuống, mai lại một người ngã xuống. Xương máu đã chất cao như ngọn núi căm thù sừng sừng trước mắt chúng ta. Bao giờ! Bao giờ và bao giờ hỡi các đồng chí?... Tất cả những những máu xương, mồ hôi nước mắt của đồng bào ta đã đổ hai mươi năm nay. Và ở những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh sinh tử này, mỗi sự hi sinh càng đáng ghi đáng nhớ nhiều hơn nữa”. 

Những dòng nhật ký của liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm sẽ luôn được tôi lưu giữ thật trang trọng. Bởi nó đã giúp tôi nhớ và cảm nhận được nỗi đau do chiến tranh mang lại, cũng như niềm tự hào về tất cả những người chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu vì nền độc lập, tự do của đất nước họ. Những người con giản dị, mộc mạc nhưng luôn cháy bỏng tình yêu nước mãnh liệt.

Qua đây, tôi được dịp soi mình để thấy lối sống của giới trẻ hiện nay có đôi chỗ thật khác so với cách sống của thế hệ trẻ đi trước. Tôi không muốn nói những điều sáo rỗng trong sách vở, chỉ muốn nhắn nhủ một điều tới những người bạn cùng lứa của tôi rằng: Hãy sống cho đúng để không thấy hổ thẹn với những mất mát, hi sinh của thế hệ cha ông. Chỉ cần như vậy là đủ!
“Nhưng giờ đây có giây phút bình yên
Sao tôi quên
Có giây phút bình yên
Sao tôi quên sao tôi quên...”

Diệu Âm Minh Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm