Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/01/2020, 05:35 AM

Trầm tư về con người hiện đại

Giữa cơn biến động xã hội đầy kịch tính của thế kỷ 21, "tự biết mình" chính là điều tiên quyết để "con người hiện đại" đạt được sự bình an nội tại, giải thoát mọi khổ đau đang đè nặng lên thân phận con người.

 >>Góc nhìn Phật tử

Thực tế, con người của muôn kiếp xa xưa vẫn như con người hôm nay, bởi vì mọi người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành và chết đi trong một đời người. Một quan niệm về hạnh phúc "mới" được thiết lập trên cơ sở ảo giác rằng đầy đủ về vật chất và tiền bạc có thể chi phối toàn bộ đời sống con người. Eric Fromm - Nhà Tâm lý học xã hội Mỹ thật có lý khi ông nhận định: "Tuy có sự tăng trưởng sản xuất và tiện nghi; con người ngày càng đánh mất ý thức về bản thân, cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng vô nghĩa, mặc dầu cảm giác đó phần lớn không được biết đến" (In spite of increasing production anf comfort, man loses more and more the sense of self, feels that his life is meaningless, even though such feeling is largely unconscious). (1)

Giữa cơn biến động xã hội đầy kịch tính của thế kỷ 20,

Giữa cơn biến động xã hội đầy kịch tính của thế kỷ 20, "tự biết mình" chính là điều tiên quyết để "con người hiện đại" đạt được sự bình an nội tại, giải thoát mọi khổ đau đang đè nặng lên thân phận con người. Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Con người phải sống trong tâm trạng khổ đau đầy mâu thuẫn; giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với môi trường, cá nhân với gia đình, xã hội. Cho nên, thực trạng vấn đề vẫn là họ đang trở thành những con người chuyển động trong sự vận hành của máy móc để rồi chính họ phải than vãn: "Trong thế kỷ 20, vấn đề là con người đã chết" (In the 20th century, the problem is that man is dead) (2). Đây chính là kết quả sự xao lãng về đời sống nội tâm, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tâm linh trầm trọng mà đạo Phật có thể hóa giải.

Đức Phật từng khuyến cáo mọi người: "Hãy trở về nương tựa hòn đảo của chính mình; hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" xuyên qua con đường "Trung đạo" mà đức Phật đã chứng nghiệm và tuyên thuyết trong bào thuyết pháp đầu tiên sau khi Ngài thành đạo dưới gốc cây Bồ đề. Con đường này chính là con đường tránh xa hai cực đoan: Ép xác khổ hạnh và đắm say dục lạc vật chất. Thiết nghĩ, con người hiện đại hôm nay không còn rơi vào con đường "Ép xác khổ hạnh" quá đau đớn mà đang lao vào thế giới "Dục lạc vật chất" đầy hưởng thụ. Một bảng giá trị hầu như được con người quy chiếu bằng thước đo đồng tiền. Thái độ "chấp thủ" của từng cá nhân đã lên tận đỉnh điểm, thay vì phải "xả ly", họ lại tự trói mình bằng gông cùm trong hiện hữu. Thật ra, các pháp hiện hữu giữa cuộc đời chỉ tồn tại khi duyên đến và mất đi khi duyên diệt. Đức Phật từng tuyên bố khuyến cáo mọi người cách đây hơn 2600 năm: "Cái này không phải là ta, của ta, và tự ngã của ta".

Một thế giới có một đời sống văn minh vật chất càng cao bao nhiêu thì thế giới đó có chiều hướng dẫn dắt con người đi vào con đường khủng hoảng tâm linh bấy nhiêu. Ảnh minh họa.

Một thế giới có một đời sống văn minh vật chất càng cao bao nhiêu thì thế giới đó có chiều hướng dẫn dắt con người đi vào con đường khủng hoảng tâm linh bấy nhiêu. Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Khi con người đã nhận thức được như vậy, thì chính họ mới thực sự nhận thức về nguồn gốc khổ đau. Nếu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghiệp hóa có gía trị làm thay đổi môi trường sống về tiện nghi vật chất thì đây chỉ là "phương tiện" để phục vụ cho con người, chứ không phải "mục đích" tối hậu của con người. Cần phải có thái độ nhận thức đúng đắn trong vấn đề này để thoát ra tình trạng nghịch lý đầy mâu thuẫn và xung đột từ trong tâm tưởng cho đến sự biểu lộ hành vi bên ngoài. Một thế giới có một đời sống văn minh vật chất càng cao bao nhiêu thì thế giới đó có chiều hướng dẫn dắt con người đi vào con đường khủng hoảng tâm linh bấy nhiêu.

Bằng chứng là khi con người cố tâm khai thác tận cạn tài nguyên thiên nhiên thì con người tự phải gánh chịu những hậu quả khổ đau từ muôn phía đem lại. Đó là sự phá vỡ cân bằng sinh thái, sự ô nhiễm môi sinh, sự băng hoại về đạo đức, kéo theo sự hủy diệt các giá trị truyền thống. Tất cả đều được phát xuất từ lòng tham dục vô tận của con người. Con người hiện đại hôm nay ít nhiều đã tự đánh mất phẩm chất cao quý của mình để chạy theo hiệu năng và số lượng kỹ thuật đòi hỏi, chạy theo lợi nhuận, mẫu mã dưới sự gào thét của công nghệ dịch vụ quảng cáo. Trong khi đó, đức Phật là người từng chủ trương sống hòa điệu với thiên nhiên trong tinh thần tự do, sáng tạo của mỗi cá nhân.

Các pháp hiện hữu giữa cuộc đời chỉ tồn tại khi duyên đến và mất đi khi duyên diệt. Đức Phật từng tuyên bố khuyến cáo mọi người cách đây hơn 2600 năm:

Các pháp hiện hữu giữa cuộc đời chỉ tồn tại khi duyên đến và mất đi khi duyên diệt. Đức Phật từng tuyên bố khuyến cáo mọi người cách đây hơn 2600 năm: "Cái này không phải là ta, của ta, và tự ngã của ta". Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Lịch sử đức Phật Thích Ca là lịch sử của một con người, từ khi xuất gia, thành đạo cho đến lúc nhập niết-bàn bao giờ Ngài cũng tham thiền, tọa lạc dưới gốc cây Bồ đề hoặc cây Sala. Đức Phật từng tuyên bố: "Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp" hay "Hãy trở về nương tựa pháp", "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi". Đây là một thái độ giáo dục mang tính tích cực, sáng tạo, dân chủ trong tinh thần vô ngã, có giá trị xuyên suốt thời gian, không gian, có khả năng hóa giải tất cả các căn bệnh của thời đại. Đó cũng là con đường thoát khổ được thực thi bằng con đường Thánh đạo tám ngành đã được đức Phật kiểm chứng bao gồm: "Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định". Đi vào lộ trình này là đi vào lộ trình tu tập. "Giới - Định - Tuệ" thể hiện nếp sống đạo đức Phật giáo, con người hiện đại sẽ là người tự chiến thắng mình trước sự cám dỗ của cuộc đời:

Dẫu tại bãi chiến trường

Thắng vạn ngàn địch quân

Không bằng tự chiến thắng mình

Thắng mình thắng tối thượng.[3]

Chú thích:

[1] Minh Chi - Hà Thúc Minh. Đại cương Triết học Đông phương. Trường Đại học Tổng hợp TPHCM xuất bản 1993 trang 32.

[2] Sách đã dẫn trang 33.

[3] Thích Minh Châu[dịch kinh Pháp Cú. Trường Cao Cấp PHVN Cơ sở II ấn hành 1990, Kệ 103, trang 64.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Xem thêm