Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/02/2017, 11:04 AM

Trăn trở nghề y

Liệu có một sự công bằng giữa những bác sĩ khi họ đều là con người, cũng cần tiền để phục vụ nhu cầu bản thân và gia đình. Họ đều là đồng môn khi cùng học chung lớp, chung trường; là đồng nghiệp khi về nhận nhiệm vụ tại một bệnh viện nông thôn. Vậy mà…giờ đây… Anh chua chát không dám nghĩ đến một sự thật đang diễn ra, diễn ra đến nao lòng.

Khác với những lần gặp trước, tôi gặp anh với tâm trạng mỏi mệt, chán chường. Anh nói đã sụt mất 5 ký vì bao đêm mất ngủ. Nét hăm hở, xông xáo đã giảm đi rất nhiều, thay vào đó là nét mặt đăm chiêu tư lự. Anh nói hôm qua nhận được điện thoại của các đồng nghiệp từng công tác chung tại bệnh viện đa khoa huyện nay đã “tháo chạy” sang các bệnh viện tư nhân và nhà nước. Lương của họ giờ xấp xỉ hai mươi triệu đồng, chưa kể đến các khoản thu nhập phụ khác. Anh không biết nên mừng hay vui. Mừng cho họ có thu nhập cao, băn khoăn trước số tiền lương quá hạn hẹp hiện có của mình khi đang công tác tại một phòng y tế cấp quận.

Anh nói, nhiều lần mình cũng định “bỏ cuộc” như các đồng nghiệp nhưng rồi lại thôi. Anh im lặng trước cái nhìn mỉa mai, dè xẻn từng đồng lương nhỏ nhoi của mình trong chi tiêu hàng ngày để sống, để công tác. Tiền ăn, nhà trọ, học để nâng cao, tiền quan hệ với bạn bè…tất cả như những chiếc vòng vô hình quấn chặt lấy anh ngày càng chặt hơn, nghiệt ngã hơn. 

Liệu có một sự công bằng giữa những bác sĩ khi họ đều là con người, cũng cần tiền để phục vụ nhu cầu bản thân và gia đình. Họ đều là đồng môn khi cùng học chung lớp, chung trường; là đồng nghiệp khi về nhận nhiệm vụ tại một bệnh viện nông thôn. Vậy mà…giờ đây… Anh chua chát không dám nghĩ đến một sự thật đang diễn ra, diễn ra đến nao lòng.
                              Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Anh còn chua chát nói thêm: Bác sỹ, dược sỹ sống làm sao với đồng lương quá ít ỏi như bây giờ? Biết sao hơn. Nhà nước quy định vậy thì chịu. Cả nước phải thực hiện thôi. Gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền luôn lởn vởn trước mắt những thầy thuốc mới ra trường thì liệu họ có còn tập trung toàn lực vào chuyên môn. 

Đã vậy áp lực quá tải bệnh nhân từ các bệnh viện “công”, nhất là với đối tượng Bảo hiểm y tế bắt buộc lẫn tự nguyện đã dẫn đến việc khám bệnh qua loa, chiếu lệ vì quá căng thẳng, mệt mỏi là điều tất yếu.

Anh còn buồn bã nói thêm: Mấy đứa học trò học trường Y Dược chính quy ra trường đã lâu nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Chúng nó nói muốn xin việc tốt thì cần có số tiền lớn để “quan hệ”, nhà chúng nghèo ở dưới quê nên chịu. Vậy là chờ đợi một sự may mắn nào như một phép màu trong các câu chuyện thần thoại. Trong khi chờ đợi phép màu ấy, chúng làm đủ việc: chạy bàn quán ăn, phát tờ rơi quảng cáo, bán hàng rong hè phố. Mặc. Việc gì cũng được để làm nhẹ đi gánh nặng kinh tế gia đình dưới quê. 

Anh xót xa giật mình khi “được” những đứa học trò “cá biệt” báo tin đã vào làm việc ở các bệnh viện lớn, tiếng tăm cấp tỉnh, thành phố. Không giật mình sao được, chúng nó có học hành gì đâu. Bữa học, bữa vắng. Có đứa đi học bằng cách tự lái ô tô đến trường, ăn mặc diêm dúa, nói năng thiếu tế nhị, xài tiền như nước. Vậy mà vẫn tốt nghiệp, vẫn có việc làm tốt bởi một quy luật: Chúng nó có nhiều tiền và vốn được sinh ra trong một gia đình quyền thế đang đương nhiệm.

Đây. Những lãnh đạo nghề y kém chuyên môn, vô trách nhiệm cứ chăm bẳm vào việc hưởng hoa hồng từ các hợp đồng mua bán thuốc từ các công ty dược cho bệnh viện; những ca bệnh tử vong rất oan ức vì sự tắc trách của lãnh đạo bệnh viên lẫn sự non yếu của những thầy thuốc mới ra trường chưa có kinh nghiệm hay kiến thức quá hụt hẫng trên giảng đường đại học. Những thầy thuốc níu kéo bệnh nhân về với phòng khám của riêng mình với đội quân “cò mồi” hùng hậu, gian manh. Và nhiều, nhiều lắm những chuyện buồn đang có thật.

Anh tự trách mình biết tất cả nhưng đành đứng nhìn tuyệt vọng. Anh và nhiều người khác vẫn đang đơn độc trước bao tiêu cực nhan nhản xảy ra trong ngành y tế.

Đến đây thì tôi hiểu vì sao anh buồn, sụt ký và mất ngủ. Anh đang ngậm ngùi trăn trở với nghề y, cái nghề anh tôn vinh, theo đuổi từ bao năm qua.

Song Anh   
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm