Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 20/10/2014, 15:30 PM

Trang nghiêm nét đẹp nghi lễ dâng Y Kathina

Vì mục đích nhằm bảo tồn nét văn hóa truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy gợi nhớ về cuộc đời đức Phật và Tăng đoàn, bên cạnh đó còn phát huy tính phong phú đặc sắc của đời sống tâm linh của người Việt Nam trong sự hòa hợp của Tăng đoàn

Đại lễ dâng Y Kathina PL.2558 đã diễn ra tại quần thể chùa Khmer trong Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ngày 19/10/2014, trong không trí trang nghiêm và thắm tình đạo, lần đầu tiên được sự quan tâm và có sự hiện diện của các Ban, ngành chính phủ.

Đại lễ dâng Y Kathina thiêng liêng và thanh tịnh tô điểm cho ngôi chùa Khmer càng thêm rực rỡ, tráng lệ trong ánh nắng thu. Buổi lễ được thành tựu viên mãn nhờ sự quang lâm chứng minh của chư tôn đức HĐTS GHPGVN, Chư tôn đức Vương quốc Campuchia, Lào, Thái Lan. Và hoạt động văn hóa tín ngưỡng của dân tôc càng thêm vinh dự vì nhận được sự quan tâm và hiện diện của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Ủy Ban Dân tộc của Chính phủ, Ủy ban T.ƯMTTQVN, Ban Tôn giáo Chính phủ, và Đại sứ các nước Srilanka, Thái Lan về dự. Buổi lễ giới thiệu được nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em, nhờ sự đóng góp của các lưu học sinh Lào, Campuchia biểu diễn văn nghệ.
 
Trong nghi lễ chào cờ được thực hiện bởi Chư tôn đức tăng ni và quan khách đại biểu, khoảng khắc lá Quốc kỳ đỏ thắm và lá Đạo kỳ rạng rỡ hào quang ngũ sắc Như Lai cùng được kéo lên, và cùng tung bay phấp phới trên nền trời thu Hà Nội; hẳn trong tâm mỗi người ai cũng hoan hỷ, đạo Pháp luôn đồng hành và thăng hoa cùng những bước đi lên của đất nước. 

Quốc kỳ và Đạo kỳ là niềm tự hào của dân tộc ưa chuộng luôn nương theo đạo Phật để di dưỡng tinh thần; chào cờ là một nghi thức quan trọng thể hiện tình yêu Tổ quốc và lòng tự hào dân tộc của Chư tôn đức tăng ni mọi hệ phái của Việt Nam cũng như của người dân, thông qua đó nhằm nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, đồng thời nhắc nhở những người con Phật là công dân Việt về tinh thần phụng sự Tổ quốc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 
Khoảng khắc Chư tôn đức GHPGVN và quan khách Chính phủ cùng đứng trang điểm trong giây phút chiêm bái Quốc kỳ và Đạo kỳ giữa nền trời tự do xanh bình yên, cho thấy Nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, cũng như tạo mọi điều kiện cho nhân dân được tìm hiểu và sống trọn vẹn trong văn hóa tâm linh cổ truyền của dân tộc.

Bởi giáo lý giác ngộ từ bi của đạo Phật nói chung và Phật giáo nói riêng đã ăn sâu vào nếp sống, nếp suy nghĩ của người Việt, trở thành giá trị tinh thần vô giá. Nói đến đất nước và văn hóa Việt Nam, người ta nghĩ đến ngôi chùa Việt, chùa là văn hóa quê hương, là nơi thể hiện tình thương yêu đồng bào.

Chính tinh thần hiểu và thương của đạo Phật là chất liệu gắn kết tình thân của 54 dân tộc anh em trên mọi miền đất nước Việt Nam. Buổi lễ dâng Y Kathina tại chùa Khmer là một trong minh chứng tiêu biểu cho sự thật ấy, điều đó thể hiện qua nghi lễ kết nghĩa thắm tình đạo vị giữa chùa Pháp Vân và chùa Khmer trong sự hoan hỷ của đại chúng, vì sự kiện này ghi nhận những đóng góp của Phật giáo Nam tông đối với văn hóa Phật giáo nước nhà.
 
 
 
Đối với Phật giáo Nam tông Khmer và những nếp chùa rạng ngời trang nghiêm trong một sáng mùa thu, quan khách cùng nhân dân phật tử thập phương được quay trở về thời đại hoàng kim khi đức Phật còn tại thế. Vì vẫn còn đó sau 2558 năm ngày Phật nhập Niết Bàn mà tam y nhất bát của Ngài cùng Tăng đoàn thời xa xưa còn giữ gìn nguyên vẹn, không bị đồng hóa.

Sống xa đức Phật 2558 năm và hàng trăm km địa lý, Phật tử Việt Nam chỉ có một tâm niệm được tưởng nhớ về hình ảnh của đức Thế Tôn và Tăng Bảo, thông qua hình ảnh thanh tao xuất thế của chư tăng hệ phái Khất sĩ:

“Đời Tăng sĩ chính là đời khất sĩ
Không vì mình mà chẳng lụy vì đâu
Sống vị tha trong chân lý nhiệm màu
Xin là để kết sâu tình vạn loại”

Thật vậy, trong kinh Tương Ưng Bộ và kinh Pali, đức Phật đã dạy “Phước điền của chúng sinh là Tăng đoàn, phúc đức lớn nhất của chúng sinh là cúng dàng Tam Bảo”. Phải chăng vì thế mà ngày nay y vàng cà sa của chư tăng ni đều đắp nổi những ô chữ nhật hình những thửa ruộng, điều đó có ý nghĩa là cung kính chư tăng ni là ruộng phúc chín vàng dành cho chúng sinh, nếu họ quay về nương tựa và học hỏi.

Bởi thế Tôn giả La Hầu La từng kình bạch Thế Tôn rằng chỉ cần được chiêm bái màu y vàng giải thoát của Người, con đã thấy tâm mình được an lạc tuyệt đối. Tấm y vàng trang nghiệm tượng trưng cho giới hạnh thanh tịnh của chư tăng ni, các quý thầy đã trì giới, bố thí, tu thiền và Tịnh độ tinh tấn để tâm bình yên lan tỏa từ ánh mắt từ hòa và qua oai nghi trong tấm y vàng.

Sau 3 tháng mùa an cư kiết hạ, đối với hệ phái Nam Tông, đây là nhân duyên viên mãn để chư Tăng xứng đáng thọ nhận cúng dàng Y Kathina. Nghi thức dâng y Kathina là nghi thức cúng dường y theo truyền thống của Phật giáo Nam tông, Phật giáo Bắc tông gọi là lễ dâng pháp y. Kathina có ý nghĩa là VỮNG CHẮC - nghĩa là sự cúng dường y chắc chắn có năm qủa báo, ngoài ra lễ dâng y kathina còn được gọi là sự bố thí hợp thời (sự bố thí có thời hạn). 

Y kathina chỉ cúng dường trong thời gian một tháng từ khi chư tăng An cư kiết hạ viên mãn (theo quy định từ ngày 16/09 ÂL - 15/10 ÂL), trong thời gian một tháng nếu phật tử cúng dường y đến một ngôi chùa nào mà có chư tăng An cư kiết hạ, thì chư tăng chỉ được phép nhận y kathina một lần duy nhất, chư tăng không được nhận dâng y kathina lần thứ hai trong một năm và lễ dâng y kathina chỉ diễn ra trong thời gian một ngày.

Theo truyền thống Phật còn tại thế, mỗi khi có hữu sự gì bạch hỏi đức Phật thì chư Thiên và loài người đều đi quanh Phật ba vòng, vai hữu hướng về đức Phật sau đó mới bạch hỏi, cho nên tại các buổi lễ dâng y kathina có nghi thức nhiễu Phật ba vòng quanh chính điện.

Trang nghiêm thay hình ảnh và khoảnh khắc Chư tôn đức tăng, ni Việt Nam và quốc tế cùng nhân dân Phật tử thập phương nối thành những vòng tròn đẹp mắt, từ tốn nhiễu Phật trong chính niệm, hướng về đức Phật và tụng niệm kinh Pali vang trời trong sự thành kính. Trên đầu, mái chùa vàng cong lên đầy kiêu hãnh trên nền trời thu cao vời vợi. Tự nhiên trong không gian, một niềm an lạc trào dâng và lan tỏa đến dòng người nhiễu Phật “Sadhu sadhu”. Mỗi người phật tử đều cảm thấy hoan hỷ vì biết mình đang tạo phúc hồi hướng đến chư Thiên và chúng sinh, thể hiện tình thương yêu đang đầy ắp trong tâm hồn.

Lần đầu tiên đến với một Đại lễ dâng y của Phật giáo Khmer Nam tông, những phật tử dân tộc Kinh cảm thấy mình thật tự hào và vinh dự được sống trong một đất nước có nền văn hóa phong phú đặc sắc, và được an trú trong Tăng đoàn hòa hợp của đạo Phật. Tinh thần hòa hợp bình đẳng của Phật pháp Tăng già tại Việt Nam sẽ thắt chặt vòng tay đoàn kết, đùm bọc thương  yêu giữa 54 dân tộc anh em trên mọi miền Tổ quốc, luôn luôn là vậy.

Diệu Hòa

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm