Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/06/2020, 09:00 AM

Tránh cực đoan trong thuyết giảng

Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng ban Trị sự Phật giáo Thành phố đã nhắc nhở một số hiện tượng không phù hợp trong khi thuyết giảng của một vài vị giảng sư.

Nhiệm vụ hoằng pháp cho thanh thiếu niên hiện nay

Theo đó, với sự bùng nổ của mạng xã hội, nhiều Tăng Ni đã sử dụng phương tiện truyền thông này để thuyết giảng nhưng nặng về sự phô diễn kiến thức, thiếu chất liệu thực nghiệm. Cá biệt vài trường hợp vì cố gắng tạo “nét riêng”, đã phê phán, chỉ trích các pháp môn, truyền thống, thậm chí đả phá các tôn giáo khác, tạo nên những mâu thuẫn không đáng có.

Đó là hiện tượng xa rời lời Phật dạy qua giáo lý duyên sinh, tinh thần cởi mở không phủ nhận giá trị khác ngoài mình và sự tôn trọng đối thoại để cảm thông, hiểu biết.

Việc lạm dụng các vấn đề thế tục, lụy thị hiếu, thậm chí sa đà vào những nội dung xu thời… cũng là vấn đề đáng quan tâm, cần có sự điều chỉnh trong việc thuyết giảng ở các đạo tràng hiện nay.

Đức Phật dạy rằng “Do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt; do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt”...

Đức Phật dạy rằng “Do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt; do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt”...

Tăng ni trẻ chuẩn bị cho con đường hoằng pháp trong tương lai

Đối với các pháp môn, truyền thống các tôn giáo, nếu thiếu sự dấn thân thực hành, sống hết mình trong các pháp môn và truyền thống đó thì sẽ rất khó để có kinh nghiệm, hiểu biết tường tận. Chính vì vậy, nếu không thận trọng và tỉnh giác, các sự phê phán từ bên ngoài, thuần lý, sẽ dễ rơi vào cực đoan - điều mà Đức Phật dạy người Phật tử nên tránh xa

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy Phật giáo dù đi vào xứ sở nào cũng đều giữ sự khiêm tốn, hội nhập văn hóa bản địa và làm phong phú thêm về nội dung cho nền văn hóa ấy một cách hòa bình.

Chính vì thế, qua hai ngàn năm vận động và phát triển, Phật giáo tại Việt Nam đã có sự tiếp biến và hình thành nên nhiều tầng tư tưởng, hoàn thiện từ tín ngưỡng cho tới triết lý và pháp hành, có sự đa dạng và phong phú trong tinh thần phương tiện nhưng đồng nguyên đặc tính của Phật giáo.

Thuyết giảng không chỉ cần lợi khẩu, phô diễn kiến thức hay nói theo cảm xúc, mà phải có chất liệu của sự thật tu thật học.

Thuyết giảng không chỉ cần lợi khẩu, phô diễn kiến thức hay nói theo cảm xúc, mà phải có chất liệu của sự thật tu thật học.

Người trụ trì với công tác hoằng pháp

Trong Tiểu bộ kinh, Đức Phật dạy rằng “Do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt; do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt”... Nếu phê phán, phủ nhận duy lý thiếu cơ sở kinh điển, bỏ qua yếu tố lịch sử và chất liệu thực hành thì sẽ dễ rơi vào sai lầm, gây ngộ nhận cho người khác, tạo ra sự hỗn loạn và việc điều chỉnh cũng không hề dễ dàng.

Không có kinh nghiệm thực hành sẽ không có tôn giáo. Do đó, nếu không có quá trình học và tu thì không thể gây dựng niềm tin vững chãi, sự tinh tấn thực hành và kiên định với lối sống giải thoát, đồng thời sẽ rất khó để lãnh hội, diễn đạt lại lời Phật dạy, kinh nghiệm của chư Tổ các đời để lại.

Thuyết giảng không chỉ cần lợi khẩu, phô diễn kiến thức hay nói theo cảm xúc, mà phải có chất liệu của sự thật tu thật học. Chính điều đó sẽ làm cho vị giảng sư có lối suy nghĩ, ngôn ngữ và hành vi chuyển tải được chất liệu Phật pháp mỗi khi đăng tòa nói pháp bảo đảm tính kế thừa, đem lại lợi lạc cho số đông.

>Xem thêm video: "Mạn đàm về pháp tu lạy Phật":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Yếu nghĩa của Dược sư quán đỉnh Chân ngôn

Kiến thức 06:37 19/04/2024

Kinh Dược Sư chép rằng: đức Thích Ca Như lai bảo với Mạn Thù Thất Lợi để nhắc tích rằng: “Bấy giờ đức Thế Tôn kia vào định tam ma địa tên là “Dứt trừ tội khổ cho tất cả chúng sinh”.

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Kiến thức 21:45 18/04/2024

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Xem thêm