Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/11/2013, 16:28 PM

Trao đổi về bài báo "Người xuất gia có được cư trú ngoài cơ sở tự viện?"

Liên quan đến bài viết “Thận trọng với những bài báo kiểu “Sư trụ trì ở… biệt thự!”, ngày 2/11/2013 trên trang phatgiao.org.vn có bài viết: Người xuất gia có được cư trú ngoài cơ sở tự viện?

Theo nội dung bài báo: “Ngày 30/10/2013, trên trang Phattuvietnam.net có bài viết: Thận trọng với những bài báo kiểu "sư trụ trì...ở biệt thự". Trong đó có một đoạn đáng lưu ý như sau: "Thực ra, bài báo “Sư trụ trì ở… biệt thự!” không kết luận dứt khoát một điều gì. Vì sư trụ trì vẫn có thể ở biệt thự, ở nhờ trong khi chùa đang xây dựng, trở thành một “công trình đang thi công”. Chuyện ở nhờ nhà bên cạnh, là nhà họ hàng, anh em trong thời gian thi công xây dựng nhà, là việc phổ biến"

Tôi không biết căn cứ vào đâu mà tác giả bài viết trên cho rằng: "...chuyện ở nhờ nhà bên cạnh, là họ hàng, anh em trong thời gian thi công xây dựng là phổ biển"? . Trong khi đó, theo Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN đã ban hành tại Chương V: Quản lý tự viện và tăng, ni.

Quy định:

ĐIỀU 26 : Thành viên Tăng, Ni (Tu sĩ) Giáo hội Phật giáo Việt nam đều phải cư trú tại các cơ sở Tự viện hợp pháp của Giáo hội. Trường hợp vì yêu cầu phục vụ lao động sản xuất, tham gia các công tác từ thiện xã hội, phục vụ nhân dân buộc phải cư trú ngoài cơ sở Tự viện v.v... thì phải có thời gian cụ thể và được sự chấp thuận của BTS GHPGVN cấp tỉnh nơi đi và nơi đến.

ĐIỀU 27: Tăng, Ni không được cư trú và hoạt động tín ngưỡng đạo Phật tại các nơi thờ tự không phải là tín ngưỡng đạo Phật như: Đình, Đền, Phủ, Miếu, nhà trọ, nhà khách v.v... và không được cư trú tại các tư gia phật tử.

Căn cứ vào Quy định của Ban Tăng sự GHPGVN ở hai điều trên thì nhà sư Thích Phước Tấn sẽ không được ở và sinh hoạt tại nhà ngoài cơ sở tự viện như báo Người Lao động đã nêu ra”.
 Ảnh minh họa

Bài viết ký tên tác giả “Thị Giả”.

Tôi là tác giả bài viết Thận trọng với những bài báo kiểu "sư trụ trì...ở biệt thự" đăng trên trang phattuvietnam.net, ở bài viết này, tôi có trao đổi lại cùng tác giả Thị Giả, như sau:

Căn cứ nội dung của Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN, Điều 26, chương V, mà tác giả Thị Giả đã dẫn ở trên, có thể thấy rõ ràng là tu sĩ Phật giáo được phép “cư trú ngoài cơ sở tự viện” với 3 yêu cầu:

1. Thời gian cụ thể
2. Được sự chấp thuận của BTS GHPGVN cấp tỉnh nơi đi
3. Được sự chấp thuận của BTS GHPGVN nơi đến

Nội quy Ban Tăng sự không quy định rõ hình thức của việc chấp thuận (bằng miệng hay văn bản hiện nay thông báo lưu trú đến công an chỉ cần điện thoại), không quy định mẫu giấy chấp thuận (như trường hợp pháp luật quy định mẫu giấy tờ thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng), cũng không giới hạn “thời gian cụ thể” mà chỉ yêu cầu “phải có thời gian cụ thể” (không được cư trú vĩnh viễn).

Trường hợp tăng sĩ Thích Phước Tấn, thì BTS GHPGVN cấp tỉnh “nơi đi” và “nơi đến” là một, thì chỉ cần được sự chấp thuận của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long bằng hình thức phù hợp là đúng với quy định của Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN.

Trường hợp cụ thể của tăng sĩ Thích Phước Tấn là trường hợp được quy định rõ trong nội dung điều 26, chương V, Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN (dẫn lại theo tác giả Thị Giả): “Trường hợp vì yêu cầu phục vụ lao động sản xuất…”, cụ thể ở đây là lao động giám sát thi công chùa Bồ Đề Cổ tự trong vai trò chủ đầu tư. Đây là cơ sở xác định tính hợp lý của yêu cầu cư trú có thời gian cụ thể ngoài tự viện của tăng sĩ Thích Phước Tấn và  thực tế chùa đang trong tình trạng đang thi công xây dựng là điều có thể kiểm tra, xác minh.

Việc viện dẫn Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN, Điều 26, chương V có tác dụng lý giải rõ trường hợp của tăng sĩ Thích Phước Tấn. Trường hợp cư trú ngoài tự viện của tăng sĩ Thích Phước Tấn, nếu chưa được sự chấp thuận của BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long là vi phạm điều 26 chương V Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN. Theo thông lệ, tăng sĩ Thích Phước Tấn sẽ bị xử phạt nếu Nội quy có quy định hình thức xử phạt, mức xử phạt về lỗi vi phạm nói trên, cấp xử phạt và phải tiến hành xin phép (theo quy định là yêu cầu được chấp thuận).

Tất nhiên, nếu không có quy định về xử phạt cụ thể về lỗi vi phạm, thì tăng sĩ Thích Phước Tấn phải tiến hành xin phép. Nếu trường hợp của tăng sĩ Thích Phước Tấn là hợp lý, xác đáng, có thể chứng minh, thì chắc chắn BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long sẽ chấp thuận.

Nội dung quy định tại điều 26, Chương V, Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN cho thấy mức độ vi phạm của tăng sĩ Thích Phước Tấn (nếu có). Đó chỉ là không xin phép “cư trú ngoài cơ sở tự viện” mặc dù có lý do chính đáng, hợp lý.

Tôi không muốn đề cập đến phạm vi tăng sự. Do tác giả Thị Giả viện dẫn văn bản Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN  để nêu câu hỏi với bài viết đã đăng trên trang phattuvietnam.net, nên tôi buộc lòng phải trao đổi ý kiến trên cơ sở nội dung văn bản tác giả Thị Giả trích dẫn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm