Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/03/2016, 17:03 PM

Trao đổi về bài viết “Đôi điều về lễ hội Quan Thế Âm, Tp.Đà Nẵng”

Ngày 14/03/2016, trên trang tin điện tử phatgiao.org.vn có đăng bài “Đôi điều về Lễ Hội Quan Thế Âm, Tp.Đà Nẵng” là một phật tử có 25 năm gắn bó cùng Lễ hội, tôi xin mạn phép được trao đổi về nội dung bài viết của tác giả Đinh Công Tôn.


Là một người làm báo tôi có nhân duyên được hộ trì ĐĐ.Thích Huệ Hướng vào năm 1990 đi thỉnh cầu các cơ quan chức năng để được khôi phục lại Lễ hôi, từ đó có nhân duyên gắn kết mật thiết với các hoạt động của Lễ hội Quan Thế Âm - Ngũ Hành Sơn.

Từ những năm 1991, sau khi Lễ Hội Quan Thế Âm được chính quyền địa phương thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lúc bấy giờ cho khôi phục lại, những năm đầu số lượng du khách và phật tử về dự Lễ hội rất thưa thớt chừng vài trăm người, do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn và lại lúc ấy việc tổ chức còn gặp nhiều rào cản.

Trải qua 25 mùa Lễ hội, cả hình thức và nội dung đã được Thượng tọa trụ trì chùa Quan Thế Âm phối hợp cùng chính quyền Quận Ngũ Hành Sơn, TT.Thích Huệ Vinh là Phó ban Thường trực BTC, Trưởng ban do Chủ tịch UBND Quận Ngũ Hành Sơn đảm nhiệm, sự tham gia trí lực và tịnh tài của hàng ngàn phật tử, tổ chức rất chặt chẽ, có lên nội dung, kịch bản, các phiên họp Ban tổ chức  đều được lấy ý kiến công khai, rộng rãi, triển khai các đầu việc cho từng tiểu ban, các năm gần đây được lãnh đạo UBND Tp.Đà Nẵng về tham dự đánh giá các hoạt động của Lễ hội rất tốt, đáp ứng được nhu cầu Lễ hội tâm linh cần phát huy trong chuổi hoạt động của khu Văn hóa Tâm linh Ngũ Hành Sơn.

Lễ hội Quan Thế Âm 19 tháng Hai năm Bính Thân đã và đang thu hút hàng vạn người tham dự, an ninh trật tự được bảo vệ rất tốt, không có người bán chim, bán cá phóng sanh trong khuôn viên lễ hội.

Việc tác giả nhận xét các du khách và phật tử xin xăm trong lễ hội là hoàn toàn không có trong chương trình của Lễ hội, những ngày đầu năm hầu hết tại các chùa Miền trung đầu có các Pháp hội Dược sư cầu an và ngày đầu năm mới, khách hành hương và phật tử lên chánh điện chùa, rút cho mình một cây xăm, xem vận kiết hung đó là việc bình thường đang diễn ra tại các chùa, chùa Quan Thế Âm không nằm ngoại lệ, không thu phí, không ai gạ gẫm yêu cầu thí chủ cúng dường cho chùa thì đó là việc làm chưa gây ảnh hưởng gì đến đời sống, sinh hoạt và trật tử của các chùa nói chung trong đó có chùa Quan Thế Âm.

Việc tác giả nhìn thấy người hành hương dẫm đạp lên hình tượng Quan Thế Âm, theo tôi hoàn toàn không có tại Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ hành Sơn, bởi lẽ ngay tại Lễ đài chính, đã có phật tử đứng túc trực đưa cho mỗi người chỉ một nén nhang, loại hương nhà chùa sử dụng không có nhãn mang hình Quan Thế Âm, phải chăng tác giả nhầm lẫn với một nơi nào, hay tự tưởng tượng ra hơi quá mức…

Riêng việc tác giả bài báo yêu cầu phải mạnh tay gạt bỏ việc thể hiện hình tượng Quan Thế Âm trong Lễ Hội và có ý trách cứ lãnh đạo BTS PG Tp.Đà Nẵng sao cứ để hoạt động này tồn tại?, thắc mắc các phật tử thể hiện hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm phải chứng đắc quả vị… thì thật là một đòi hỏi hết sức phi lý.

Đã 25 mùa Lễ hội trôi qua, hình tượng Mẹ Hiền Quan Thế Âm thị hiện trong ngày vía trọng đại đồng thời làm sinh động nét văn hóa độc đáo của Lễ Hội, màn trình diễn này đã được nâng cao, không còn trên kiệu khiêng và thường xuất hiện vào cuối buổi lễ, khi các hóa thân Bồ Tát trình diễn xong thì Ban tổ chức cung thỉnh chư Tôn đức và quan khách hồi quy phương trượng, không có chuyện Chư tôn đức lễ bái các hóa trang Quan Thế Âm này, tác giả đã tưởng tượng và thêu dệt điều này thật là quá đáng.

Là người phật tử, đối trước các hóa thân Phật, Bồ tát, những người tín tâm dù già hay trẻ đều chắp tay hình búp sen, tỏ niềm tôn kính, hoặc xá lạy cũng là điều dể hiểu, tác giả không nên chấp vào hình tướng bên ngoài mà nêu lên những ý kiến không đúng với bản chất sự việc.

Nếu có thành ý muốn đóng góp xây dựng Lễ hội, góp phần xiển dương Phật pháp, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong các Lễ hội thì phật tử không thiếu gì việc để góp ý xây dựng, nhất là ngôn từ, nên sử dụng ái ngữ, tôn trọng BTC Lễ hội, Tôn kính Tam Bảo vì sự chỉ đạo của chư Tôn đức rất cụ thể cho từng nội dung của các lễ hội trong 25 năm qua. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm