Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/03/2015, 08:43 AM

Trẻ em dân tộc Rắc-lay (Khánh Hòa) đến chùa tu tập

Ngày Chủ Nhật mấy chị em tôi thường rủ nhau đi chùa, nếu khóa tu Bát quan trai, hoặc tu Một ngày an lạc ở chùa gần nhà không rơi vào ngày Chủ Nhật thì lại đi chùa xa. Vượt hơn 50 cây số với hai lần đổi xe buýt chúng tôi đã có mặt ở chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm) để tham dự khóa tu định kỳ vào ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng.

Thấp thoáng những bóng áo nâu, áo lam với khuôn mặt hoan hỷ chắp tay xá chào “A Di Đà Phật”, chúng tôi nhận thấy đạo tràng càng ngày “càng trẻ hóa” nhờ số lượng thành viên là các bạn trẻ, đa số là người dân tộc Rắc-lay thuộc thôn Suối Lau cũng về tham dự.

Nhớ những ngày trước, khi chúng tôi – những sinh viên đi chùa, rất nhiều người vô cùng ngạc nhiên  hỏi rằng: Tại sao còn trẻ mà đã đi chùa? Sao trẻ mà đã ăn chay rồi lấy chồng lấy vợ làm sao?...
 
Mãi đến sau này, khi rất nhiều chùa đã tổ chức những khóa tu đặc biệt dành cho các bạn trẻ, nhất là đối tượng học sinh sinh viên, cùng với sự lan tỏa của truyền thông, nhờ thế mà việc các bác các cô thấy những người trẻ thường đi chùa…bỗng trở nên gần gũi.

Buổi sáng sau khóa lễ niệm Phật kinh hành, đại chúng được nghe Thượng tọa Thích Quảng Thiện trụ trì chùa Tịnh Quang (Q.12 Tp.HCM) chia sẻ Phật pháp. 
 
Trước khi thuyết giảng, Thượng tọa giảng sư đã làm một trắc nghiệm nhỏ đối với các bạn người dân tộc để xem các bạn có nghe và nói được tiếng Kinh hay không bằng các câu hỏi: Con hãy giới thiệu tên mình? Hãy cho mọi người  biết con đến chùa để làm gì? Thật là bất ngờ vì các bạn đều trả lời con đến chùa để tu.

Những câu chuyện thời đức Phật, những câu chuyện đời thường xoay quanh chủ đề làm sao để tu theo Phật cho hết khổ. Muốn như vậy các hành giả hãy tập "chết" một ngày, hãy tắt nguồn điện thoại, phải quán tưởng lòng từ bi khi lễ lạy Bồ tát Quan Thế Âm, phải luôn giữ chánh niệm và câu Phật hiệu Nam mô A Di Đà Phật, thầy giải thích vì sao khi về chùa phải đi nhẹ, nói nhỏ, thường niệm Phật; vì sao trong ao Thất bảo lại ghi tên người niệm Phật…
 
Trong giờ thọ trai và thời khóa tụng kinh vào buổi chiều, chúng tôi nhận thấy các ‘Phật tử nhí’ cũng trang nghiêm không kém gì người lớn.

Thượng tọa trụ trì Thích Minh Tâm cho biết, ngoài việc tổ chức các khóa tu dành cho người lớn, hàng năm vào ngày 12 tháng 6 Âm lịch là khóa tu dành cho các bạn trẻ. Năm nào thầy cũng mời Đại đức Thích Lệ Minh, trụ trì chùa Thiện Mỹ và quý thầy cô trong CLB Hoằng Pháp trẻ (Tp.HCM) về hướng dẫn tu tập cho các em.

Khi Thượng tọa trụ trì đề nghị chụp tấm ảnh lưu niệm chung với các bạn nhỏ đến dự tu hôm nay, có những em thấp bé hơn bạn mình nhưng không chịu đứng ở hàng trước, hỏi ra mới biết do nhà nghèo em chưa mua được áo quần lam để đi chùa, quần dài thì để đi học nên em phải mặc quần ngắn đến chùa. 
 
Lại nhớ hình ảnh một số người đi chùa để ‘khoe thân’ mà mấy hôm trước các trang mạng đã đưa tin, chúng tôi thấy thương các em quá đỗi, tâm từ tánh thiện đã có sẵn trong các em “Nhân chi sơ tánh bản thiện”. Nếu được tiếp cận với môi trường Phật giáo, được gần gũi các thầy cô, được học hỏi về giáo lý Phật Đà, biết đâu sau này các em sẽ là những sứ giả của Như Lai.

Bạn gái Mang Thị Kiều, người dân tộc Rắc-lay tâm sự: Nhà em nghèo lắm, có đến 4 đứa em, cả nhà làm rẫy trồng sắn nhưng không đủ ăn, khi về chùa được ăn cơm ngon và no bụng nên rất thích đi chùa. Sau này nghe mấy thầy giảng dạy muốn hết khổ phải tu tập và làm việc thiện nên em đã cố gắng đi học. Hiện nay em là sinh viên năm thứ 2 của trường CĐSP Mẫu giáo T.Ư 2. Khi ra trường em sẽ đi dạy và làm nhiều việc thiện hơn nữa, như vậy là không phải mạng tội khi ăn cơm chùa phải không chị?

Thật sự xúc động khi nghe em chia sẻ, trong bối cảnh mà cái lễ, cái nền tảng đạo đức cần phải dạy ở lứa tuổi các em nhưng vì một lí do nào đó đã bị bỏ quên thì chuyện học sinh cãi lại thầy cô giáo, nói tục, hút thuốc, đánh bạn bè, thậm chí là hành hung giáo viên…không có gì khó hiểu. Tất cả những vấn đề trên đều ít nhiều liên quan đến khía cạnh của việc giáo dục đạo đức, nhân cách thì việc các bạn trẻ tìm đến chùa ngày chủ nhật thay vì đi chơi bên ngoài để được học những điều hay lẽ phải là điều đáng quý.

Nhìn lại ngôi chùa đang trong thời gian trùng tu xây dựng, chúng tôi thầm cầu nguyện Chư Phật gia hộ cho thầy trụ trì thân khỏe, tâm an; cầu nguyện Hộ pháp xoay chuyển để có nhiều thí chủ phát tâm ủng hộ cho công cuộc trùng tu chánh điện sớm được hoàn mãn.

Quảng Ấn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm