Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/03/2013, 08:02 AM

Trẻ thơ cũng rất thích “vui” cửa chùa

Bé Diệp Anh, con gái mẹ Diệu Tuệ, đọc chú Đại Bi gần như làu làu, có đoạn không cần nhìn sách. Các bé trai cũng chăm chú đọc Kinh như đang đi học vậy, như đã thành thói quen với sách vở, với bài tập về nhà…

Biết đến Hội Bông Sen từ khi còn là thành viên của diễn đàn Webtretho, đã gần 4 năm; khi đó tôi đã biết đây là một “Câu lạc bộ”  những chị em yêu thích chùa chiền, cùng hướng đạo Phật. Khi còn ở diễn đàn, tôi chỉ vào ngó nghiêng topic của Hội, comment chút khi thấy có đề tài hay.

Nay, Facebook nở rộ, Hội Bông Sen lập groups, tích cực trao đổi thông tin, cả nhóm tổ chức khóa tu một ngày ở chùa Tân Hải, Đan Phượng, Hà Nội. 

 
                                                           Chùa Tân Hải

Sáng ngày 23/03/2013 (tức ngày 12/02 năm Quý Tị), đúng 6h30 sáng, tôi có mặt tại điểm hẹn là cổng BigC Trần Duy Hưng. Đợi chừng 15 phút, xe ô tô đến, rồi tôi cũng lên xe, dù… chẳng biết một ai.

Cái chớm lạnh đầu sáng nhanh chóng tan đi, đoàn xe đón nắng mới tinh khôi, hướng Cầu Diễn bon bon trên đường, cả đoàn 14 người dành chút thời gian cùng niệm Phật A Di Đà. Chẳng mấy mà xe tới nơi, mấy đệ tử nhí nhanh chóng xuống xe, tung tăng hồn nhiên, tôi cứ nghĩ, các bé chắc chỉ đi chơi, “ăn theo” bố mẹ ý mà…     

Nhưng tôi đã lầm, 4 bé trai, và một bé gái, nhỏ thì 4 - 5 tuổi, bé lớn cũng hơn 10 tuổi. Khi người lớn lo Lễ lạt, sửa soạn tư trang, mỗi người một việc chuẩn bị Khóa tu, các bé không ai bảo ai, cùng chăm chú trước bảng tranh minh họa ở sân chính của chùa (hình minh họa luật Nhân Quả). Lúc đó mới hơn 8 giờ sáng mà đã bắt đầu nắng gắt, nhưng các bé vẫn rất tập trung nghiên cứu “lĩnh vực” riêng của mình.

 Niềm say mê của trẻ thơ...
                                                    Các bé rất chăm chú

Có thêm tốp người nữa đến, hóa ra cùng Hội Bông Sen, nhưng đi xe riêng, sắp đồ Lễ xong, thỉnh xin ý kiến Sư Thầy Thích Quảng Hiếu, trụ trì chùa Tân Hải, cả đoàn chuẩn bị làm lễ phóng sinh. Gọn nhẹ, nhưng bài bản, dâng hương, đọc kinh Phóng Sinh, niệm Phật rồi hồi hướng. Tôi lo chụp ảnh nên không tham dự được bao nhiêu, các đệ tử nhí rất tập trung, thành thục, từ tư thế đứng trang nghiêm, đến cách chắp tay lễ, và hai bàn tay xin nâng niu cuốn Kinh sách, nghiêm tịnh hành lễ.

 

 

 

 

                                                             Lễ Phóng sinh

Phóng sinh xong, đạo tràng thỉnh mời Sư Thầy tổ chức khóa Lễ, lúc này tôi mới biết đạo tràng tên là: Di Đà Giác Ngộ. Khi Thầy Quảng Hiếu nhanh chóng nhắc nhở các Phật tử chỉnh tru hàng ngũ, chỗ ngồi, đoàn Phật tử chúng tôi cùng tụng Kinh A Di Đà. Được chừng 15-20 phút, tôi bắt đầu nhấp nhổm, khó ngồi yên, không phải vì lâu không dự lễ, quên bài, mà ngạc nhiên, khi thấy các đệ tử nhí nghiêm trang, đọc Kinh rõ ràng, rành  rọt. Bé Diệp Anh, con gái mẹ Diệu Tuệ, đọc chú Đại Bi gần như làu làu, có đoạn không cần nhìn sách. Các bé trai cũng chăm chú đọc Kinh như đang đi học vậy, như đã thành thói quen với sách vở, với bài tập về nhà…

 

 

                  Bé cũng đọc Kinh, thành thục từ động tác chắp tay, quỳ lễ

Hết thời đọc Kinh, thầy Quảng Hiếu hướng dẫn đạo tràng “nhiễu Bụt”, Thầy đi trước, các đệ tử theo sau, vòng quanh gian thờ chính Tam Bảo, qua một khoảng sân, đến nhà thờ Tổ, 2 vòng rồi nghỉ. Cả đạo tràng nghe thầy chia sẻ giáo lý gần một giờ rồi cùng lên nhà Tổ thọ trai. Gọi là chia sẻ, bởi thầy Quảng Hiếu nói: Hôm nay không gọi là giảng pháp, hay thuyết pháp gì cả. Mà là chúng tôi chia sẻ, kể những câu chuyện cho các Phật tử nghe, qua đó ngẫm đến thực tế tu tập, và những gì đời thường trải qua.

 

                                                Nghe thầy chia sẻ giáo lý
 

 

                                                              Nhiễu Bụt

Nhà chùa thết đãi đạo tràng bữa cơm chay ngon quá: Có bánh cuốn, lẩu nấm, các loại rau, đậu phụ, nước ngọt… Ngon, bởi ai cũng hoan hỷ, cảm nhận được công đức thực hành của một thời khóa ngắn.

                                                         Thọ trai

Thọ trai xong, chúng tôi cùng nhau đàm đạo chia sẻ, chợt mấy đệ tử nhí hớt hải chạy vào, mẹ ơi, cô ơi cho con mượn cuốn kinh sách Phóng Sinh. Có một con chim sẻ yếu quá, và bị chết rồi, chúng con chôn nó cho khỏi tội nghiệp, nhưng phải có sách để đọc Kinh ạ. Có mẹ nhắc, nhớ đọc chú… chưa dứt câu, một bé trai nhanh nhảu, chúng con biết rồi, là "chú Vãng Sinh" ạ!

Khi các đệ tử nhí hoàn thành “Nghi lễ” cần thiết, đạo tràng nhận lộc nhà chùa, lễ tạ Tam Bảo rồi ra về. Trên xe ô tô, ai cũng hoan hỷ, dù cũng lác đác có chút mệt mỏi. Nhưng, trọn một ngày tu viên mãn thắm đượm tình đạo vị đã xua tan mọi mệt mỏi. Bữa trưa ngon miệng ai cũng ăn hơi no, xe đường về xóc đáo để, không mệt sao được.

Được lúc tranh thủ chợp mắt chút, nhưng lại choàng tỉnh, khi nhớ đến các đệ tử nhí, một câu hỏi hiện ra trong tôi: Câu nói “Trẻ vui nhà - già vui chùa” sẽ dần lùi vào dĩ vãng!?

Các bạn trẻ giờ tinh tấn lắm, nhất là lứa thiếu niên, nhi đồng, những hạt giống Bồ Đề tương lai…
 

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm