Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tri ân cố Hòa thượng Thích Quảng Bửu

Nén tâm hương tưởng niệm Giác linh cố Hòa thượng Thích Quảng Bửu, Đệ nhị trụ trì Thiền viện Nguyên Thiều, Bình Định.

                                            Hòa thượng Thích Quảng Bửu 
Tri ân là đức tính cao quý của con người trong cuộc sống. Hán tự “Tri ân” (知恩) nghĩa là biết ơn, nhớ ơn. Con người được sinh ra và lớn lên không thể tự hiện hữu chính bản thân, mà luôn có mối quan hệ giữa người và người. Hiểu sự tương duyên này, thế gian được tô điểm thêm về nét đẹp tình người, niềm vui và hạnh phúc sẽ đến với mọi người bởi sự kính trọng, lòng biết ơn và tình thương yêu. Hạnh phúc có lẽ không tuỳ thuộc vào mọi thứ một người đang có hay người ấy là ai, nhưng là những gì vị ấy nghĩ về.

Trong kinh Tạng, đức Phật dạy: người đáng quý trong cuộc đời là người biết ơn và đền ơn. Đây là ý nghĩa của một đời sống tâm linh đạo đức. Ý nghĩa cuộc sống của một người không dựa vào giàu, nghèo, địa vị, danh vọng,v.v… mà chính yếu dựa vào tâm linh của vị ấy. 

Tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”, lời nhắc nhở đạo lý biết ơn đã in sâu vào lòng người từ xưa đến nay. Dù con người được trưởng thành trong điều kiện, hoàn cảnh nào vẫn nên nhớ về cội nguồn. Với người đệ tử của đức Phật, nên nhớ nghĩ ý nghĩa mục đích về sự xuất hiện của Ngài, hiểu và hành theo lời dạy. 

Đạo Phật đưa ra “tứ trọng ân” gọi là ân Cha mẹ, ân Tam bảo, ân Tổ quốc và ân Chúng sinh. Nếu không có cha mẹ sinh ra, sự thường trụ Tam bảo, cũng như các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ an nguy cho đất nước và mối tương duyên của muôn loài vạn vật từ hữu tình đến vô tình thì chúng ta không thể hiện hữu và không có một cuộc sống bình an, hạnh phúc. 

Nhớ đến công ơn Chư tôn đức đã giáo dục tăng ni trẻ, Cố Hòa thượng Thích Quảng Bửu, bậc thầy khả kính và mô phạm cho thế hệ hậu học. Hoà thượng đã quên mình vì niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Với gương hạnh hy sinh đào tạo tăng tài, nghiêm trì giới luật của ngài, có lẽ nói lên ý nghĩa từ bi và giới luật là nền tảng của đệ tử đức Phật. Trong ý nghĩa đó, từ bi và giới luật sẽ là những người bạn tinh thần của tăng ni chúng con trên hành trình về nơi giác ngộ.  

Trau dồi từ bi và giới luật mang đến niềm vui và cảm thương cùng nỗi đau của người khác với trí tuệ. Trước hết, tâm từ bi hiện hữu những trạng thái tiêu cực: tham, sân, ích kỷ gây khổ đau cho mình và người không còn. Tình thương yêu trong đạo Phật không điều kiện, không giới hạn, đó là tình thương yêu vô ngã. 

Thứ hai, giữ gìn giới luật sẽ có trí tuệ (sīlamayā paññā). Người xuất gia “Trí tuệ là sự nghiệp”, trí tuệ này có được từ văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ, nói rộng hơn trí tuệ cũng có được qua Tam vô lậu học. Văn tuệ là học hỏi, lắng nghe giáo pháp, cùng với tu tập giới là thiết yếu. Từ bi song hành với trí tuệ, nếu không trí tuệ lòng từ bi có thể mang đến bất lợi cho người, sinh ra sầu, ưu, khổ, não... Thế nên, người đệ tử của đức Phật nên trau dồi tâm từ bi và giữ gìn giới luật. 
 
Tiếp nối các bậc thầy đã đi qua, chúng con xin nguyện nhiệt tâm, tinh cần, an trú trong lời Phật dạy để cuộc sống có ý nghĩa, không uổng đi một cơ hội quý hiếm của kiếp nhân sinh. Thật là hạnh phúc được sinh làm người và xuất gia tu học theo chánh pháp. Lời dạy của Ngài là chiếc thuyền đưa chúng con từ bờ sinh tử mê lầm, khổ đau, đến bờ giác ngộ, giải thoát, niết bàn. Từ - bi - hỷ - xả và giới - định - tuệ mãi mãi là những người bạn đồng hành với chúng con trên lộ trình tâm linh đi đến mục đích tối hậu. 

Miến Điện, ngày 10/03/2017  
Ni sinh khoá I TCPH Nguyên Thiều

Thích Nữ Liên Đoan 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm