Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/10/2017, 14:27 PM

Trì giới theo tinh thần Thiền tông của Nhị Tổ Pháp Loa

Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải gọi là cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy chỗ không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy “cái thấy không thể thấy” thì chân tính sẽ hiện ra. Đây chính là cái thấy vô phân biệt (kiến đại) theo kinh Lăng Nghiêm nói.

Giới tử sau khi thọ giới xong, giai đoạn tiếp theo là trì giới tu hành. Chúng tôi xin đề nghị một phương pháp thực tiễn nhiếp tâm giữ ý theo tinh thần Thiền tông của Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm là Tổ Pháp Loa như sau:

Đầu tiên Tổ đề cập đến vấn đề kiến tính (thấy tính), dĩ nhiên là kiến tính khởi tu, chứ không phải kiến tính triệt để, vì kiến tính triệt để thì khỏi thực hành qua giai đoạn này.

Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải gọi là cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy chỗ không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy “cái thấy không thể thấy” thì chân tính sẽ hiện ra. Đây chính là cái thấy vô phân biệt (kiến đại) theo kinh Lăng Nghiêm nói. Tính thấy là vô sinh, nên “nảy sinh cái thấy” là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính (chỉ là giả danh), mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói chân thực thấy tính. Sau khi đã thấy tính rồi thì phải kiên trì tịnh giới.

Thế nào là tịnh giới? Ấy là trong khoảng mười hai thời (hai mươi bốn giờ), bên ngoài dứt hết mọi nhân duyên, bên trong tâm không xao động. Tâm không xao động thì cảnh dù hiện đến cũng như không. Mắt không bị thức lôi cuốn (duyên) mà hướng ra ngoài (căn không bị thức chi phối); thức không bị cảnh níu kéo (duyên) mà hướng vào trong (thức không dính vào trần). 

Ra, vào không dính dáng gì cả, (có căn có trần nhưng thức không có mặt - không dùng thức để phân biệt - sống với kiến đại), cho nên gọi là ngăn chặn (giới). Tuy gọi là ngăn chặn (giới) mà không phải là ngăn chặn (vì đâu có dính dáng tới ra vào!). Từ đó mà biết rằng, đối với các “căn” khác như tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng đều như vậy. Đấy gọi là Đại thừa giới, là Vô thượng giới, cũng gọi là Vô đẳng đẳng giới,… 

Phép tịnh giới này, từ người tiểu tăng cho đến bậc đại tăng, ai cũng có thể duy trì và an trụ trong đó được.
Ảnh minh họa 
Qua đoạn văn trên, chúng ta thấy lời dạy của Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm rõ ràng nội hàm ý chỉ thiền đốn ngộ mà Phật tổ truyền trao, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt:

Từ Phật Thích Ca trong kinh Kim Cang: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm (Nên sống với cái tâm không trụ vào đâu cả) tức là sống với kiến đại (cái biết thấy, biết nghe) như kinh Lăng Nghiêm đề nghị, rồi Tổ Đạt Ma: Ngoại dứt chư duyên, nội tâm vô suyễn (Ngoài dứt các duyên, trong tâm không xao động) và Lục tổ Huệ Năng: Dĩ vô niệm vi tông (Lấy vô niệm làm chính), Đãng đãng tâm vô trước (Thênh thang tâm không dính mắc), đến Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa: Xuất nhập bất giao thiệp (Ra, vào không dính dáng gì cả). 

Đương đại, Hòa thượng Trúc Lâm thượng Thanh hạ Từ dạy sống với cái biết thấy, biết nghe tức sống với kiến đại, rất khớp với lời Phật trong Kinh Lăng Nghiêm và trong Ngữ lục của chư vị tổ sư. Cách thức trì giới này thật giản dị và có chứng cứ hẳn hoi khiến chúng ta đủ niềm tin để thực hành, nhất là giữa thời đại tràn ngập thông tin, cuộc sống căng thẳng như hiện nay.

Thích Thông Thiền (Thiền viện Chân Không)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Chú chó theo chủ tu hành

Tư liệu 18:40 15/04/2024

"Tôi niệm một tiếng miệng của nó cũng mấp máy theo và ngồi ngay ngắn. Lúc tôi không có ở đó thì mở máy niệm Phật để trước tượng Tam Thánh, nó cũng chạy đến ngồi yên lắng nghe danh hiệu Phật. Mỗi khi tôi tắt máy thì nó không vui, nhìn tôi mà sủa “gâu, gâu”."

Xem thêm