Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/05/2015, 10:53 AM

Triết lý về cái đẹp

Sáng ngày 10/04/Ất Mùi (27/05/2015), tại Tổ đình chùa Giác Lâm (số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình), TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN – trụ trì Thiền Tôn Phật Quang (BRVT), đã quang lâm đạo tràng thuyết giảng về đề tài “TRIẾT LÝ VỀ CÁI ĐẸP” nhân Đại lễ Phật đản PL.2559 – DL.2015 do Tổ đình tổ chức, với sự tham dự của rất đông đảo phật tử tại địa phương và các tỉnh thành lân cận.

Nhân mùa Phật đản đang đến, được trở về Tổ đình Giác Lâm để chia sẻ đạo lý giác ngộ với các phật tử trong một khung cảnh hết sức trang nghiêm và ý nghĩa, đồng thời còn có thêm sự ấm áp về cái tình pháp lữ giữa Chư Tăng với nhau khiến cho Thượng tọa vô cùng xúc động trước sự hiện diện của Chư tôn đức tăng trong sự đón tiếp và hành Lễ tác Pháp cung thỉnh cũng như tạ ân Giảng sư, tất cả mọi động thái đều thể hiện sự trân trọng quý kính. Phật tử vì thế cũng phát khởi tín tâm, một lòng tín ngưỡng Tam bảo, chỉ vì có những con người sống đẹp, luôn đem tới niềm tin và sức mạnh cho người khác.
 
 
Trước Pháp tòa, TT.Thích Chân Quang xúc động nói “Tổ đình đây chính là nơi khơi nguồn của Phật giáo, nơi các vị Thiền sư hàng đầu đã về đây mở đạo. Đứng trong khuôn viên của Tổ đình là mọi người đang đứng tại một địa điểm lịch sử của dòng chảy tâm linh”.

Nhân đây, Thượng tọa cũng khẳng định thêm rằng “Việc tưởng niệm đức Thế tôn chính là cách giúp đạo tâm của mọi người tăng trưởng. Trong sự vội vã, ồn ào của cuộc sống, ai có thể đến chùa thì người đó thực sự may mắn. Chúng ta chỉ cần nghe quý thầy giảng dạy đạo lý và thực hành đạo lý trong một khoảnh khắc thì giống như chúng ta đang sống trong không khí của đạo pháp, đạo tâm nhờ vậy mà tăng trưởng thêm một chút, cuộc đời theo đó mà đẹp lên dần dần. Đây cũng chính là mục đích của các chùa khi tổ chức đại lễ Phật đản, nhằm tạo cơ hội cho mọi người đến chùa, được dịp tỏ lòng thành kính của mình dâng lên đức Phật, tức là ta đã gieo một hạt giống đẹp vào tâm hồn và cuộc sống của mình rồi.
 
 
Theo quan điểm của Thượng tọa, mỗi năm chúng ta lại suy ngẫm về sự đản sinh của đức Phật ở một gốc nhìn, một khía cạnh khác nhau thì hôm nay nơi Tổ đình Giác Lâm thiêng liêng này, Thượng tọa có cảm hứng phân tích về cái đẹp khi đức Phật đến với cuộc đời. Rằng việc ta hiểu về cái đẹp trong ngày đức Phật đến với cuộc đời đó thì ta nhìn lại mình trong cuộc sống hiện tại và ta biết sẽ làm đẹp cho cuộc đời như thế nào. Việc lựa chọn giữa “Sống đẹp” và “Sống xấu” sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của chúng ta, do vậy bài Pháp thoại này đối với mọi người vô cùng có ý nghĩa vì đã gợi lên biết bao suy nghĩ trong lòng chúng ta về triết lý của cái gọi là“ Mỹ đạo”, tức đạo về cái đẹp. Trong rất nhiều cái đẹp về sự kiện đức Phật đản sinh, Thượng tọa chỉ ra 4 cái đẹp rất đặc biệt, đó là:

1/ Cái đẹp do con người tạo ra.
2/ Cái đẹp của thiên nhiên, trời đất. 
3/ Cái đẹp của thần thoại, tâm linh.
4/ Cái đẹp của một vị Thánh - cái đẹp của nghiệp báo, công đức.

Thượng tọa đã phân tích rất tỉ mĩ, rất thâm thúy trong từng cái đẹp đó, khiến cho người nghe hình dung được một vẻ đẹp trọn vẹn, thanh thoát, chứa đầy đủ nội dung tướng hảo trang nghiêm, trí tuệ của đức Phật, mà lạ thay tự dưng họ trỗi lên một cảm xúc trào dâng với lòng tôn kính Phật tuyệt đối vô lượng, vô biên. Có lẽ do “Tâm truyền tâm”, mỗi người đều tự cảm nhận chứ không ai có thể diễn tả với ai cho đủ, vì ngôn ngữ thế gian hữu hạn làm sao chuyên chở được sự kỳ diệu vô hạn!
 
 
Theo Thượng tọa, bốn cái đẹp trên là cái nền để hình thành nên cái đẹp trong đạo lý, và cái đẹp đạo lý đó sẽ để lại muôn đời cho thế giới này. Muốn hiểu sâu sắc về câu nói trên, Thượng tọa dẫn dắt mọi người hiểu xuyên qua cái đạo đức sống của một tâm hồn đẹp, của một cuộc sống đẹp, của một con người đẹp, gồm 3 điều: Chân – Thiện – Mỹ. Trong ba điều này, Thượng tọa nhấn mạnh, nhắc nhở mọi người nên để ý đến yếu tố thứ ba, tức cái đẹp. Đẹp là một yếu tố quan trọng của trí tuệ, của văn minh, của đạo đức, của chân lý, của đạo lý mà ta thường hay quên. 

Sự thật, cái đẹp là nhân quả, là công đức, là một yếu tố cấu thành hạnh phúc của cuộc đời. 

Thượng tọa khẳng định: Người nào không có ý thức về cái đẹp, cái thẩm mỹ, cái tốt, cái hay thì tâm hồn người đó ở cấp độ thấp. Còn người có tâm hồn ở cấp độ cao thì luôn hiểu, nhận thức rõ về cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp cho cuộc đời. Quan điểm này được Thượng tọa minh chứng rất nhiều ví dụ để giúp chúng ta biết phân định sự cao thấp ở tâm hồn và phước báu của mỗi người, của mỗi dòng tộc hay của một cộng đồng chung sống với nhau. Thường người có đẳng cấp thì đều tạo ra cái sạch đẹp cho mình và cho khung cảnh xung quanh. Nghe câu nói này, có người sẽ nghĩ Thượng tọa bày ra một điều gì đó lạ tai, lạ mắt. Kỳ thực đây là điều tự nhiên, nó phải như vậy khi cái đạo đức của người đó đang ở tầm độ cao. Chúng ta phải hiểu “Có những nhận thức nằm xa khung kính tri thức và chỉ có thể nhận biết bởi sự phát triển về mặt tâm linh mà thôi”, chứ không có gì lạ hết. Người càng có đạo đức, có trí tuệ thì tự cái đẹp nó toát ra oai nghi cử chỉ, họ đẹp từ  hình dáng, y phục, lời nói, đẹp cho tới khung cảnh xung quanh và tới mọi người, chứ không phải là sự cố ý làm dáng làm điệu. 
 
Nhân bài Pháp này, Thượng tọa đã đưa ra ba tiêu chí để đánh giá tâm hồn, trí tuệ của một người, đồng thời chỉ dẫn cho chúng ta biết phân biệt cái đẹp tự nhiên xuất phát từ trí tuệ và đạo đức của một người đang đi trên con đường làm Thánh là thế nào. Tại sao có người tạo ra cái đẹp cho cuộc đời nhưng chưa chắc tâm hồn họ là Thánh. Và điều mong muốn của Thượng tọa là người đệ tử Phật phải đẹp từ tâm hồn đến cử chỉ và phải có ước nguyện, có bổn phận tạo ra cõi giới đẹp để cúng dường cho mọi người, cho cuộc đời. Nhưng làm thế nào để tạo ra một cõi giới đẹp thì chúng ta hãy nghe Thượng tọa nêu ra những chuẩn mực để ta lấy đó làm thước đo đánh giá tâm hồn của mình.  

Tóm lại, trong phạm vi bài Pháp thoại này, Thượng tọa đã phân tích cái đẹp trong cuộc đời đản sinh của đức Phật và cái đẹp trong cuộc sống của chúng ta. Qua đó, Thượng tọa đã khéo léo chỉ ra nguồn gốc, tiêu chuẩn của cái đẹp nằm trong tâm hồn và có một công đức ít ai để ý là ta luôn luôn tạo ra cõi giới đẹp để cúng dường mọi người.
 
Giáo Pháp giác ngộ của đức Phật xuất hiện hàng nghìn năm nay nhưng không bị mất đi mà ngày càng được lan truyền rộng rãi, phù hợp với mọi thời đại, giúp con người có niềm tin để tu tập, hướng đến sự giải thoát giác ngộ. Có được điều này, chính là nhờ sự nỗ lực trong việc hoằng Pháp của đội ngũ tăng sĩ và việc học tập của các phật tử. Đây không chỉ là cách mọi người thọ nhận mà còn là phương thức phát huy di sản văn hóa tâm linh mà đức Phật truyền trao, góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp, hòa bình, an lạc. Trong không khí hân hoan đón mừng ngày đức Phật đản sinh, mọi người càng nguyện làm nhiều điều tốt đẹp hơn nữa để bày tỏ lòng biết ơn với những điều tốt đẹp mà Ngài đã để lại và tiếp tục gìn giữ cho muôn đời sau.

Tuệ Đăng 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm