Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/10/2019, 09:55 AM

Trở lại vạch xuất phát không phải là thảm họa, cùng lắm là chơi lại một lần nữa

Vườn khuya thanh vắng, đom đóm bay từng đàn, ánh sáng lập lòe càng làm cảnh đêm thêm màu cổ tích. Nhất Thiền chân trần giẫm lên cỏ. Cỏ ướt hơi sương, bàn chân chú mát lạnh…

 >>Phật pháp và cuộc sống

Trở lại vạch xuất phát không phải là thảm họa. Thảm họa là khi người ta không còn muốn đi tiếp chặng hành trình.

Trở lại vạch xuất phát không phải là thảm họa. Thảm họa là khi người ta không còn muốn đi tiếp chặng hành trình.

Nhất Thiền phấn khích nhảy chân sáo cười vang. Gió mơn man nhè nhẹ đưa làn hơi sương. “Tuyệt quá!”, Nhất Thiền khẽ reo lên khi nhìn thấy một chiếc xích đu gỗ treo lên một chạc cây cổ thụ bằng những sợi thừng.

Bài liên quan

Chú leo lên xích đu, lấy đà đánh đu thật mạnh, sợi thừng kêu kẽo kẹt, kẽo kẹt. Nhất Thiền tỏ ra cực kỳ hưng phấn, vừa đu vừa cười vang. Dường như trong một khoảnh khắc nào đó, chú đã được tự do bay lượn như đàn đom đóm đầy tự tại kia.

Bỗng xích đu đột ngột dừng lại. Một tiếng nói vang lên sau lưng Nhất Thiền: “Tiểu tử ngốc, khuya rồi không lên giường ngủ còn ở đây hớn hở cười đùa!”.

Sư phụ một tay giữ sợi thừng, một tay khẽ véo nhẹ tai Nhất Thiền. Tiểu hòa thượng mắt tròn xoe, cười hi hi đáp: “Sư phụ, trời mát quá! Con đang bắt chước Trần lão gia ạ!”.

Sư phụ ngạc nhiên hỏi: “Con nói vậy nghĩa là sao?”.

Nhất Thiền tụt xuống khỏi đu, lại gần sư phụ, giọng tỏ ra hiểu biết: “Sư phụ không biết sao? Tiền trang mà Trần lão gia gây dựng suốt mười năm nay vừa mới phá sản rồi. Bây giờ ông ấy phải quay lại làm nghề cũ, ngày ngày gánh đậu hũ ra phố bán kiếm sống đó ạ!”.

Sư phụ vuốt râu, hạ giọng trầm ngâm: “Ài! Thế sự vô thường, được mất trong đời chẳng thể nào đoán được. Người ta đâu cần phải có nhiều tiền quá làm chi. Chẳng qua là khi đến tay trắng, khi đi cũng lại trắng tay thôi”.

Nhất Thiền lắc lắc đầu, chạy vòng ra trước mặt sư phụ phân bua: “Không phải đâu, con thấy hình như ông ấy vẫn chẳng sao cả. Ngày nào gánh đậu ra chợ ông ấy cũng vừa đi vừa hát, lại còn cười ha ha. Cười hệt như con lúc nãy ấy sư phụ. Người ngoài phố ai cũng bảo ông ấy vì phá sản mà hóa điên mất rồi!”.

Nhưng sư phụ bất ngờ chắp tay hợp thập, vẻ mặt nghiêm túc, kính cẩn: “A Di Đà Phật! Trần thí chủ quả là người đại trí đại dũng, chính là tấm gương sáng cho chúng ta đó!”.

Nhất Thiền ngạc nhiên, hai mắt tròn xoe nhìn sư phụ: “Ô, sao lại vậy sư phụ? Vất vả suốt 10 năm, mãi mới gây dựng được cơ nghiệp, cuối cùng lại trở về tay trắng thì chẳng phải đáng buồn lắm sao ạ?”.

Cuộc sống vô thường, thăng trầm nào ai đoán trước. Con sóng cuộc đời lúc lên lúc xuống, thị phi điên đảo cũng chỉ như mây khói ngang qua.

Cuộc sống vô thường, thăng trầm nào ai đoán trước. Con sóng cuộc đời lúc lên lúc xuống, thị phi điên đảo cũng chỉ như mây khói ngang qua.

Sư phụ ngửa mặt nhìn trời cười lớn: “Ha ha, tiểu tử ngốc, con thử nghĩ một chút xem. Trần lão gia bỏ ra mười năm cố gắng buôn bán rồi trở thành phú gia có phải là một chuyện quá đỗi bất ngờ không?”.

Nhất Thiền vẻ mặt thoáng suy tư, trả lời: “Dạ có thưa sư phụ!”.

Sư phụ chắp tay sau lưng, đoạn giảng giải tiếp: “Vậy thì lần này, từ một phú gia ông ấy trở thành tay trắng cũng chỉ là tái diễn chuyện bất ngờ ấy lần nữa thôi. Nếu vậy thì là tốt hay xấu đây?”.

Nhất Thiền tỏ ý khó hiểu, mặt mày nhăn nhó: “Sao lại như thế ạ?”.

Bài liên quan

Sư phụ mỉm cười đáp: “Trên đời thực sự có rất nhiều chuyện mới nghe thì phức tạp nhưng hiểu ra rồi thì lại rất giản đơn. Việc trên đời cũng giống như chiếc xích đu này, đu qua đu lại rốt cuộc vẫn quay về điểm ban đầu. Nhưng mà những cảm xúc thống khoái, hồ hởi lúc đang bay cao đâu có thể vì xích đu trở về chỗ cũ mà tan biến mất? Bây giờ Trần lão gia trở lại vạch xuất phát cũng không phải là chuyện xấu. Có lẽ ông Trời muốn thử lòng người một chút, để ông ấy chơi lại một lần nữa đó thôi”.

Vừa nói, sư phụ vừa bế Nhất Thiền lên xích đu rồi đẩy thật mạnh, đoạn cười lớn nói: “Cũng chỉ là chơi lại một lần nữa thế này thôi, ha ha. Nhất Thiền, con có thấy vui không?”.

Nhất Thiền lại khúc khích cười lên khoái trí, miệng kêu lớn: “A a, thích quá! Sư phụ ơi, đệ tử hiểu rồi, hiểu rồi!”.

Tiếng cười đùa của hai thầy trò vang khắp vườn khuya. Đàn đom đóm chừng như cũng giật mình, bay vút lên thành từng vệt màu xanh lục nhấp nháy nhấp nháy như hàng nghìn ngôi sao trời lượn quanh.

Nhất định phải giữ được tĩnh khí. Trên đời không có ai là kẻ thất bại mãi mãi. Trong nghịch cảnh, trí huệ sẽ được thăng hoa. Trong buồn đau, ắt có hạnh phúc nảy mầm.

Nhất định phải giữ được tĩnh khí. Trên đời không có ai là kẻ thất bại mãi mãi. Trong nghịch cảnh, trí huệ sẽ được thăng hoa. Trong buồn đau, ắt có hạnh phúc nảy mầm.

Trở lại vạch xuất phát không phải là thảm họa. Thảm họa là khi người ta không còn muốn đi tiếp chặng hành trình. Cuộc sống vô thường, thăng trầm nào ai đoán trước. Con sóng cuộc đời lúc lên lúc xuống, thị phi điên đảo cũng chỉ như mây khói ngang qua. Nhất định phải giữ được tĩnh khí. Trên đời không có ai là kẻ thất bại mãi mãi. Trong nghịch cảnh, trí huệ sẽ được thăng hoa. Trong buồn đau, ắt có hạnh phúc nảy mầm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật giáo và người trẻ 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Xem thêm