Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/08/2014, 10:29 AM

Trụ trì chùa Bồ Đề và nỗi oan từ gánh nặng "truyền thông"....(*)

Liên quan đến vụ việc bắt giữ 2 đối tượng mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, qua điều tra ban đầu cơ quan chức năng xác định trụ trì Thích Đàm Lan không liên quan đến vụ việc.

Để hiểu rõ thêm bản chất của vụ việc, PV Chất lượng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với sư thầy Thích Đàm Lan – Trụ trì chùa Bồ Đề.

Đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang đã được chùa cưu mang, giúp đỡ nhưng nay lại gây ra “tiếng ác” cho nhà chùa là buôn bán trẻ em. Sư thầy có thể nói rõ về hoàn cảnh của đối tượng Trang này như thế nào?

Năm 2010, Trang dắt theo 2 con nhỏ đến nhà chùa và xin tá túc. Nhà chùa thấy cô Trang có hai con nhỏ, trẻ khỏe, nhanh nhẹn nên đã giao cho cô này nhiệm vụ chính ngoài chăm sóc con mình sẽ chăm các cháu nhỏ khác. Các Thầy ở chùa đều đánh giá, cô Trang làm việc này rất tốt, nhanh nhẹn nên hoàn toàn tin tưởng vào cô ấy.

Trong vụ việc này có vẻ như sư thầy đã đặt niềm tin nhầm chỗ vào đối tượng Trang?

Sự việc của chị Trang gây ra khiến thầy hết sức đau lòng. Có điều không ngờ là sự cấu kết của mẹ đứa bé, các đối tượng khác và cô Trang quá tinh vi. Các Thầy không thể biết được. Mẹ đứa bé đã tin tưởng vào chị Trang, chị Trang lại nhận cháu bé là cháu mình, hai người này đã có sự nhất trí cho người ta nhận cháu bé nên các thầy không rõ được. Vụ việc vẫn đang được cơ quan Công an điều tra làm rõ các hành vi và thủ đoạn của các đối tượng này. Chỉ có điều, chị Trang chỉ là người chăm sóc sức khỏe cho các cháu ở chùa chứ không phải là quản lý. Vì ở chùa Ban quản lý chùa rất lớn, có nhiều bên tham gia.

Được biết, sau khi bắt giữ các đối tượng liên quan đến đường dây mua bán trẻ ở nhà chùa do đối tượng Trang móc nối, đoàn kiểm tra liên ngành đã làm việc với nhà chùa. Sư thầy có thể cho biết kết quả ban đầu của các buổi làm việc với đoàn liên ngành?

Kết luận đầy đủ, chính xác cơ quan chức năng sẽ sớm có trong những ngày tới. Các đoàn thanh tra từ phường, quận, thành phố đều biết tư chất của Thầy như thế nào. Các vị này cũng khẳng định rằng, sẵn sàng nói trước công chúng không có chuyện sư thầy liên quan đến việc buôn bán trẻ em.

Có thông tin nói rằng bữa ăn của các cháu chỉ có một nghìn đồng, thầy nghĩ gì về điều này?

Tôi nghĩ, các vị ấy đã hoàn toàn nói sai. Nếu một nghìn đồng thì ăn và sống sao được. Nếu nói về bữa ăn của các em nhỏ ở chùa Bồ Đề, thầy nghĩ so với các cơ sở khác là vô cùng sướng. Em lớn được uống sữa, ăn cơm có thịt, có trứng. Các em nhỏ hơn có thay đổi món ăn theo bữa.

Trẻ ăn 1.000 đồng/bữa điều này là không có. Có nhiều phật tử, nhà hảo tâm ủng hộ cho các cháu cả thùng trứng, giò và gạo từng bao tải…Có người như các cô ở chợ Đồng Xuân còn mang cá đến theo lịch; hoặc có người cho rất nhiều thịt gà để các cháu ăn... Như vậy sao nói là bữa ăn của trẻ chỉ một nghìn đồng được.

Vậy còn thông tin về việc 11 cháu nhỏ ở chùa bị mất tích, sư Thầy có thể nói rõ hơn?

Các cháu có mất tích đâu. Thầy có báo cáo trực tiếp với Phường và Quận, các em bé đó được cho tá túc tại chùa, ăn ở và chăm sóc. Có những trường hợp mẹ của những đứa trẻ còn đi học, gửi con vào chùa, khi kết thúc học lại xin đón con về chăm sóc, nhà chùa đã cho trở về với cha mẹ. Những trường hợp đó lý nào nhà chùa lại không cho. Cơ quan công an đã kiểm tra và đã làm rõ các trường hợp đó. Việc này cứ để Cơ quan công an công bố cho khách quan. Cơ quan chức năng đã vào cuộc và kiểm tra là, rõ từng trường hợp một. Điều này chính cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc nhanh, giúp cho nhà chùa làm sáng tỏ vấn đề.

Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan không cầm được nước mắt khi tâm sự về việc các đối tượng lợi dụng, móc nối với người ngoài để mua bán trẻ em khiến nhà chùa bị mang tiếng xấu
 
Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan không cầm được nước mắt khi tâm sự về việc các đối tượng lợi dụng, móc nối với người ngoài để mua bán trẻ em khiến nhà chùa bị mang tiếng xấu. Ảnh: N. N

Qua sự việc diễn ra, Thầy nhận thấy trách nhiệm của mình như thế nào?

Sự việc diễn ra tôi cũng rất bất ngờ. Khi xảy ra sự việc rồi, tôi mới nghĩ, xưa kia chỉ nghĩ đơn giản, trong Phật giáo, khi người ta đến với chùa, đói cho ăn, khát cho uống, cho ở. Điều này đúng là tôi đã rất chủ quan.

Khi sự việc diễn ra, ảnh hưởng tới uy tín phật giáo, ảnh hưởng tới giới tu sỹ, các sư cũng bức xúc. Điều cần là làm sao cho Phật giáo được trong sạch, vững vàng, từ bi và không bao giờ có chuyện nhà chùa lại đi buôn bán trẻ em. Riêng cá nhân tôi, tôi không cần danh vọng. Trong quá trình cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, tôi đã hợp tác, chấp hành.

Tôi cũng cảm ơn các cơ quan liên ngành đã vào cuộc nhanh chóng sớm làm sáng tỏ vụ việc. Tôi biết, có cán bộ trong đoàn kiểm tra còn làm việc cả ngày, cả đêm, rất khẩn trương. Tôi rất biết ơn.

Tôi cũng cảm ơn báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh đã có phát hiện sớm và đăng tải thông tin kịp thời để đưa vụ việc ra ánh sáng. Tôi khờ ở chỗ, nếu đưa vấn đề ra công an sớm, chắc chắn sự việc sẽ không như hiện nay.

Lỗi của tôi là chưa hiểu biết sự việc hành chính của ngoài đời, tôi chưa từng làm. Tưởng cho ăn, cho ở là xong, đâu có biết rõ mọi việc phải theo từng quy định của pháp luật. Tôi đã chứng minh mọi việc với cơ quan chức năng, tôi không buôn bán trẻ và không lợi dụng gì cả. Nguyện vọng của tôi là kết hợp với cơ quan chức năng, tuân thủ và làm theo chủ trương của Đảng, nhà nước cùng với Phường, Quận, làm cho trong sạch xã hội và Phật giáo.

Mong rằng chùa Bồ Đề sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, chăm sóc các cháu nhỏ.

Sư thầy có nhắn nhủ gì đối với các trụ trì ở các chùa đang nuôi dưỡng các cháu nhỏ không?

Trong phật giáo, việc làm từ thiện được đặt lên hàng đầu. Cửa Phật từ bi, cứu giúp chúng sinh. Các sư làm công tác từ thiện cảm thấy rất vui. Những người đói, khổ đến với chùa, được cho ăn, cho uống, cho ở, người ốm cho tiền đi viện...

Có điều nhà chùa làm công tác từ thiện, chưa nắm được quy chế nào đúng, quy chế nào sai. Từ năm 1989 đến nay, nhà chùa vẫn làm rất tốt việc từ thiện và nhận được không ít lời động viên, khen ngợi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan, thậm chí các cơ quan và cá nhân người nước ngoài cũng rất quan tâm, ủng hộ và khen ngợi.

Qua sự việc này Thầy cũng kiến nghị lên Giáo hội Phật giáo cần có quy định cụ thể trong việc nuôi dưỡng và quản lý trẻ ở các chùa để tạo hành lang pháp lý cho các nhà chùa yên tâm trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc các cháu.
 
Việc tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ ở chùa Bồ Đề xuất phát từ cái tâm người tu hành

Ông Phan Đăng Long - Phó Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội cho biết, theo chỉ đạo của thành phố, cơ quan điều tra vào cuộc và đã có kết luận bước đầu. Theo đó sai phạm chủ yếu liên quan bảo mẫu Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt và hiện cả hai đã bị khởi tố, tạm giam. Về trách nhiệm của sư trụ trì Thích Đàm Lan, ông Long thông báo, quá trình điều tra xác định trụ trì chùa Bồ Đề không liên quan việc mua bán trẻ em đến hai nghi can trên.

Trả lời trên Vnexpress, đại diện Công an quận Long Biên cũng cho hay việc điều tra 11 em bé này chưa phát hiện sai phạm của sư trụ trì. Việc tiếp nhận và nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi tại chùa xuất phát từ cái tâm của người tu hành chứ không vì vụ lợi cá nhân.

Vẫn phải chờ kết luận điều tra cuối cùng của Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Hà Nội

Theo Trung tá Nguyễn Cao Khải – Đội phó Đội 12 (PC 45), cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt. Trong đó đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang là người quản lý nhà mở, trông nom trẻ tại chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội).

Theo tài liệu điều tra của cơ quan chức năng, tháng 10/2013, Trần Thị Thu Hà (24 tuổi, ở Phú Thọ) sinh con là cháu Cù Nguyên Công nhưng không có khả năng nuôi dưỡng đã gửi bé vào chùa Bồ Đề.

Sau một thời gian làm việc tại chùa Trang có quen Nguyệt (một phụ nữ bị vô sinh). Họ cấu kết với nhau, bàn với Hà viết giấy cho con (Hà cho Nguyệt bé Công). Trang được xác định nhận của Nguyệt 35 triệu đồng để thực hiện việc "rút" cháu bé khỏi chùa một cách êm đẹp. Trang sau đó đưa lại cho Hà 10 triệu đồng.

Không những thế Trang còn tìm cách "gạ" Hà giúp sức, Trang nói với mẹ cháu bé Nguyệt là chị dâu mình, cả gia đình rất yêu thương trẻ con nên không cần phải lo lắng gì, yên tâm giao con cho người phụ nữ nhà ở phường Thịnh Liệt. Thỉnh thoảng, Hà gọi cho Nguyệt hỏi thăm tình hình bé Công và đều được người đàn bà này thông báo sức khỏe con hoàn toàn bình thường. Nhưng qua điều tra cơ quan chức năng xác định bé Công đã qua đời hồi tháng 6/2014.

Hiện Công an Hà Nội vẫn đang điều tra làm rõ vụ việc.

Nguồn: http://vietq.vn/tru-tri-chua-bo-de-trai-long-sau-ket-luan-ban-dau-khong-lien-quan-mua-ban-tre-em-d39183.html
Chú thích: (*) Tiêu đề do BBT phatgiao.org.vn đặt
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm