Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/02/2021, 08:17 AM

Trúc Lâm Yên Tử trường tồn sức xuân

“Làm vua giúp được trăm họ, làm Phật cứu độ muôn loài”, với tư tưởng ấy, Phật hoàng Trần Nhân Tông trước khi xuất gia tu Phật, Ngài đã cùng quân dân Đại Việt thực hiện thành công 2 cuộc chống giặc Nguyên - Mông vĩ đại (1285-1288) giành lại giang sơn gấm vóc cho Dân tộc.

Tháng 10 năm 1299, Ngài nhường ngôi cho con là (Trần Anh Tông) vào Yên Tử tu Phật. Và sau đó, Ngài đã thống nhất các phái thiền du nhập vào đất Việt. Với dòng thiền nhập thế, viên dung giữa đời và đạo, Ngài là người nối tiếp dòng thiền của Đức Bổn sư Thích Ca Văn. Chính từ dòng thiền này đã hun đúc lên ý chí mãnh liệt cho quân dân Đại Việt đánh tan những cuộc xâm lăng của giặc phương Bắc. Và đến nay, các học giả Phật giáo khi tìm hiểu nghiên cứu dòng thiền này cho rằng đây là dòng thiền “biện tâm”.

thien-vien-truc-lam-yen-tu 1

Trải qua thời gian (ngót 8 thế kỷ) dòng Thiền nhập thế Trúc lâm Yên Tử, hay còn gọi là Như Lai thanh tịnh thiền luôn ẩn chứa những điều vi diệu. Hướng về Non thiêng Yên Tử nhân mùa lễ hội truyền thống (mồng 10 tháng Giêng) thực hiện chỉ thị của Chính phủ và thông báo của Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tuy lễ hội năm nay không tổ chức bởi đại dịch Covid-19. Nhưng với Phật tử chúng ta luôn hướng lòng về Đất Tổ, và coi đây là nén tâm hương hồi hướng công đức đến Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Nhân dịp đầu xuân Tân Sửu, xin chân thành gửi tới các Phật tử và bạn đọc xa gần chùm thơ viết về non thiêng Yên Tử nơi ra đời Thiền Phái Trúc lâm:

Rừng trúc

Về Yên Tử ngắm rừng trúc nhớ Trúc Lâm

Hoa Yên ánh trăng vàng nghiêng sáo trúc (1)

Dốc ngược cao sơn non thiêng chùa mưa pháp

Gặp tiếng người hòa tiếng trúc rộn câu kinh.

Cửa Phật

Tắm ở nơi này và Cầm thực (2) cũng từ đây

Đức vua cởi bỏ long bào vào của Phật

Giây phút ấy ai hay ngàn lau bay lất phất

Để bây giờ, Trúc lâm thiền phái mãi thành tên.

Pháp Thiền riêng

Thống nhất mọi phái thiền du nhập vào Đất Việt

“Cư trần lạc đạo”(3) thả tùy duyên

Phái thiền nhập thế - thiền Thanh tịnh

Giải thoát luân hồi, Trúc lâm Yên Tử Pháp thiền riêng.

Chú thích:

(1) Dựa theo câu thơ của Sơ tổ Trần Nhân Tông.

(2) Suối Tắm, Cầm Thực là 2 ngôi chùa được đặt tên sau khi Trần Nhân Tông đến Yên Tử xuất gia tu Phật (tắm và cầm thực (nhị ăn) ở đây.

(3) Tên của bài phú “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm