Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 29/12/2016, 08:18 AM

Trung Quốc: Chùa Quan Âm ở Hà Khẩu giáp biên giới Tây Bắc Việt Nam

Năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Tự thập nhị niên (1886) khởi nguyên là Quan Âm miếu, huyện Hà Khẩu, một ngôi miếu đơn giản và rất nhỏ.

Năm Canh Thìn (1940) quân Nhật chiếm Việt Nam, biên giới Việt Nam và Vân Nam khá căng thẳng. Quân xâm lược Nhật Bản đổ bộ vào Hải Phòng, Chính phủ Quốc Dân Đảng ra lệnh phá hủy cầu đường, bộ đội chiếm dụng Quan Âm miếu làm cơ sở kháng chiến chống đế quốc Nhật, ngôi miếu thờ Phật trở nên tiêu điều, hương tàn khói lạnh. Sau ngày giải phóng, cơ sở tự viện Phật giáo này vẫn hương tàn khói lạnh, không hoạt động phật sự.

Năm Giáp Tuất (1994), thành lập Hiệp hội Phật giáo huyện Mông Tự (châu tự trị Hồng Hà thuộc tỉnh Vân Nam), quần chúng phật tử vùng đất Hà Khẩu tín phụng Phật và bắt đầu hoạt động phật sự trở lại. Ngôi Miếu Quan Âm này trước đây, một nơi biên giới cách con sông Nậm Thi (còn có tên là sông Nam Khê, một dòng sông bắt nguồn tại Vân Nam, Trung Quốc và tạo thành một đoạn biên giới tự nhiên giữa hai nước Trung Quốc - Việt Nam trước khi hợp lưu với sông hồng tại cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu), nơi một số cộng đồng người Việt Nam thường lui tới thắp hương lễ Phật.

Phật giáo đồ phát triển có khoảng hơn 200 người, xu hướng hoạt động văn hóa tâm linh ngày càng thu hút, đặc biệt là sau khi cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu - Lào Cai được hình thành, du khách thập phương đến tham quan viếng chùa thắp hương lễ Phật, Hà Khẩu trở thành một điểm quan trọng của các hoạt động tôn giáo.

Hồ sơ đăng ký hợp pháp vào tháng 08 năm Quý Mùi (09/2003) tại phòng tôn giáo huyện Hà Khẩu, thành lập nhóm nghiên cứu bao gồm tình hình Tôn giáo trong các cuộc điều tra, đặc biệt huyện thực hiện việc điều tra nghiêm túc, nắm vững tất cả các hoạt động tôn giáo trong địa bàn huyện Hà Khẩu.

Để quán triệt chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước, tăng cường quản lý và điều hành các vấn đề tôn giáo theo pháp luật và hướng dẫn các tôn giáo để thích ứng với xã hội chủ nghĩa, chính quyền nhân dân huyện căn cứ pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, người dân huyện Hà Khẩu nộp đơn xin phục hồi cơ sở tự viện Phật giáo, phòng tôn giáo huyện phối hợp Ban Tôn giáo. Chính phủ tỉnh Vân Nam quy chiếu theo pháp luật hiện hành và cấp phép cho hoạt động tín ngưỡng tôn giáo.

Hiện nay, các hoạt động văn hóa Phật giáo bình thường, mỗi ngày có đến hàng trăm lượt khách thập phương hành hương thắp hương lễ Phật tại Quán Âm Thiền tự, đối tượng khách quốc nội và ngoại quốc như Việt Nam, Hồng Kông, Đài Loan, người dân địa phương, quần chúng nông dân xa gần tấp nập, ngôi Quan Âm Thiền tự trở nên ấm áp, khói hương quyện tỏa, hương hoa thơm ngát.
 
Về mặt pháp lý đăng ký hồ sơ cơ sở tự viện tôn giáo, Quan Âm Thiền tự kiến lập kiện toàn hệ thống nhân sự quản lý tôn giáo, hệ thống quản lý an ninh, hệ thống quản lý cháy nổ, hệ thống bảo vệ di tích văn hóa, hệ thống quản lý tài sản, hệ thống y tế vệ sinh phòng dịch. Và các thành phần nhóm quản trị tự viện, quy hoạch tổng thể tự viện để thực hiện việc kiến thiết xây dựng và pháp lý quyền sử dụng đất, phòng tôn giáo huyện đề xuất vấn đề tôn giáo và làm việc với các bộ phận xây dựng đô thị, các bộ phận tài nguyên môi trường, địa chính, cho đến khi vào cuộc khảo sát địa điểm để xác minh tình hình, thực hiện kế hoạch. 

Ngày 26/08/Ất Dậu (29/09/2005) hội nghị lần thứ 11, Hội đồng Nhân dân huyện và Hội nghị Tôn giáo Chính phủ lần 19, phòng tôn giáo huyện đã chấp thuận việc “quán triệt trong quy hoạch ‘Bách Gia Từ’ chuyển cấp trên quyết định chuyển đổi thành cơ sở tự viện Phật giáo và mở rộng việc kiến thiết xây dựng”. Năm 2007, bắt đầu xây dựng Quan Âm điện, hiện cơ bản hoàn thành.

Năm Ất Dậu (2005) vào tháng 10, thành lập Ban Quản trị Quan Âm Thiền tự. Ngôi Quan Âm Thiền tự có tổng diện tích 1.800 mét vuông, chính điện chiếm hơn 360 mét vuông, các ngôi nhà phụ chiếm hơn 100 mét vuông.

Năm Nhâm Thìn (2012), do nhu cầu sinh hoạt bởi đông phật tử tín tâm tu học Phật pháp, Quan Âm Thiền tự được trùng tu toàn diện, nâng cấp tiện nghi phương tiện vật chất, đặt biệt thư viện có bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng kinh, Càn Long Đại Tạng kinh. Hiệp hội Phật giáo tỉnh Vân Nam bổ nhiệm Đại đức Zhen Chang về trụ trì hoằng dương Phật pháp.

Quan Âm Thiền tự là nơi giao lưu giao văn hóa Phật giáo giữa hai quốc gia Trung - Việt. 

Vân Tuyền (Nguồn: 紅河州佛教協會)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm