Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/01/2016, 15:25 PM

Trung Quốc: Người dân đón “Tiết lệnh” đầu tiên của Tết truyền thống

Phong tục ăn cháo vào ngày mùng 08 tháng Chạp đã có lịch sử hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Đây còn được coi là “Tiết lệnh” đầu tiên của Tết truyền thống.

Tương truyền, Thích Ca Mâu Ni Phật - là Thái tử con Vua Tịnh Phạn ở miền Bắc Ấn Độ xưa (nay thuộc miền Nam Nepal), đã từ bỏ cuộc sống quyền quý sa hoa trong Hoàng cung, xuất gia thành đạo vào đúng ngày mùng 08 tháng Chạp. Sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, khắp nơi xây dựng tự viện Phật giáo và phong tục nấu cháo kính Phật đã thịnh hành từ khi đó.
 
Theo phóng viên tại Trung Quốc, ngày 17/01 (8/12/Ất Mùi) tại chùa Đàm Chá, ngôi chùa có lịch sử hơn 1700 năm, cách trung tâm Bắc Kinh khoảng 30 km về phía Tây, người dân đã tụ họp từ rất sớm, xếp hàng để được thưởng thức cháo miễn phí của nhà chùa. Trước khi phát cháo cho khách, nhà chùa đã làm lễ tưởng nhớ đến ngày thành đạo của đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

Trong ánh nắng chan hòa giữa cái giá lạnh của mùa Đông, mọi người đến đây không chỉ để thưởng cháo, mà còn để tạ lễ chư Phật một năm qua đã phù hộ cho bản thân và gia đình sức khỏe, bình an và tài lộc.
 
Phong tục ăn cháo vào ngày mùng 08 tháng Chạp đã có lịch sử hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Đây còn được coi là “Tiết lệnh” đầu tiên của Tết truyền thống, có nghĩa là qua mùng 8 tháng Chạp không khí của Tết đã đến. Sau một năm lao động vất vả, trong tiết trời lạnh giá của tháng Chạp, mọi người nô nức đi chùa, ăn cháo được nấu từ nhiều loại hạt như kê, gạo tẻ, gạo nếp, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt dưa, lạc, hạt thông, nhân táo, nho khô…

Ngoài chùa Đàm Chá, các chùa lớn ở Bắc Kinh như Báo Quốc Tự, Linh Ẩn Tự, Linh Quang Tự hoặc những khu ẩm thực, các nhà hàng lớn đều tổ chức phát cháo miễn phí, với ý nghĩa để người dân vừa có thể hướng thiện, vừa là hoạt động khởi đầu của mùa Tết Nguyên đán.

Lạp Bát tiết (Laba Festival), tục gọi là “Lạp bát” Nông lịch ngày mồng 08 tháng Chạp, cổ nhân tế tự Thần linh Tổ tiên, truyền cầu phong thu cát tường, một số địa phương  còn duy trì Lễ hội Lạp Bát, ví dụ ở Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc dân chúng nơi đây hoàn toàn không ăn cháo, nhưng ăn cơm Mạch nhân (麦仁饭). Đêm mồng bảy, họ lấy mạch nhân mới đem xay nhuyễn, nấu chung với thịt bò và thịt dê, thêm các vị như muối, gừng, hạt tiêu, hạt thảo quả (thuốc đông y), ngũ vị hương, sau đó vặn lửa nhỏ hầm suốt đêm.
 
Theo truyền thuyết địa phương Thanh Hải kể rằng, ngày 08 tháng 12 là ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, trước khi thành đạo, có một cô gái chăn cừu cúng dường lên Ngài một bát cháo sữa nấu bằng gạo thơm và các loại hạt, cháo đó chính là cháo mạch nhân, về sau trở thành "cháo Lạp bát" cũng gọi là “Pháp Bảo tiết”, “ngày Phật Thành đạo” (佛成道日), một trong những lễ hội lớn của địa phương Thanh Hải. Từ đó, mọi người làm theo phương pháp này, và không thể thiếu trong ẩm thực của người dân Thanh Hải, cũng bắt đầu lưu hành trong các quán ăn, nhà hàng.

Cuối năm âm lịch tháng thứ 12, “tháng Sửu” (牛月) theo lịch nhà Chu là tháng vua nghỉ ngơi đi săn bắn, còn đặt lệ: cứ cuối năm tế tất niên gọi là "đại lạp" (大臘), vì thế nên tháng 12 cuối năm gọi là "lạp nguyệt" (臘月). 

Lạp Bát tiết thời cổ đại, trong Hoàng cung phân thưởng cấp bá quan Văn Võ, các tự viện Phật giáo thiết lập lễ  hội Pháp Bảo tiết, thí cháo Lạp bát, biểu đạt sự cầu nguyện, hoằng pháp lợi sinh.

 Theo Phong Tục Thông (風俗通) của Ưng Thiệu (應劭 153-196) học giả thời Đông Hán nói: " 'Lễ Truyện' (禮傳): Chữ lạp (臘), hoặc lạp (猎) đều có nghĩa là săn bắt cầm thú để cúng tế tổ tiên. Hoặc nói: Lạp (臘) là tiếp (接), tức là cái cũ và cái mới giao tiếp nhau, cho nên cúng tế lớn là để báo cáo thành tích". Nguồn gốc của nó có từ rất sớm, "Lễ Ký Giao Đặc Sinh" (禮記郊特牲) có ghi chép: Lúc đầu, Y Kỳ Thị* gọi là Chạp (蜡: lễ chạp). Chạp cũng là tố (索 ăn chay), tháng mười hai âl trong năm, tập hợp muôn vật để cúng tế".

"Sử ký - Bổ Tam Hoàng Bản Kỷ" (史記•補三皇本紀) cũng nói: "Tộc họ Viêm Đế Thần Nông (炎帝神農姜)** lấy thời kỳ đầu làm nông nghiệp, cho nên gọi là Chạp tế (蜡祭), để báo ân trời đất. Triều đại nhà Hạ (夏朝) gọi lạp nhật là Gia Bình (嘉平), triều đại nhà Ân (殷朝) gọi là "Thanh Tự" (清祀), nhà Chu (周代) gọi là "Đại Chạp" (大蜡), đến đời Hán đổi lại là "Lạp" (腊). Đối tượng được cúng tế có tám: Thần Tiên Sắc Thần Nông; Thần Tư Sắc Hậu Tắc; Thần Nông - Thần cai quản về nông nghiệp; Thần Bưu Biểu Huề - người đầu tiên khai sáng, cắt chia cương giới, mở đường xá, tạo nhà cửa ruộng vườn; Thần Miêu Hổ, Thần bồi đê mở ngõ, Thần Thủy Dung - dẫn nước đào kênh, Thần côn trùng.

Ngày lạp tế của Tiên Tần (thời Xuân Thu) cúng tế vào ngày Tuất, tức là ngày thứ ba sau tiết Đông chí, Nam Bắc Triều về sau dần dần cố định ngày mồng tám tháng chạp. Đến triều đại Đường Tống, lễ hội này đã được tô lên màu sắc thần Phật. 

Phật giáo khỏi nguyên hơn 25 thế kỷ qua, trước khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo Vô thượng Bồ đề, sau khi Xuất gia, Ngài tu khổ hạnh sáu năm nơi rừng sâu núi thẳm. Lúc đó, có một cô gái chăn cừu lấy một ít ngũ cốc trộn với hoa quả đồng nội, dùng nước suối trong nấu cháo cúng dường. Sau khi thọ dụng, Đức Thích Ca Mâu Ni đến dưới gốc cây bồ đề nhập định, và cuối cùng thành Phật đắc đạo vào ngày mồng tám tháng chạp. Từ đó, Phật giáo quyết định lấy ngày này làm ngày kỷ niệm "Phật thành đạo", lâu dần trở thành tập quán. Đến các triều đại Minh, Thanh, kính thần cúng Phật được thay thế cho việc cúng tế tổ tiên, ăn mừng thu hoạch và đuổi dịch bệnh, trừ thiên tai, lấy những việc này làm chủ đề chính của lễ hội Lạp Bát. Chủ yếu lễ hội này là nấu cháo, tặng quà, thưởng thức cháo Lạp Bát, tổ chức ăn mừng mùa màng thịnh vượng. Đồng thời từ đó, rất nhiều người lấy ngày này khai mở cho lễ hội mùa Xuân, họ bận rộn mổ lợn, làm đậu phụ, ướp cá, nuối thịt, đi mua sắm ăn cái tết truyền thống... bầu không khí "Tết" dần dần đầy màu sắc.

Thích Vân Phong (Nguồn: Leitingcn)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm