Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/12/2015, 14:51 PM

Trung Quốc: Nhạc hội từ thiện kỷ niệm 20 năm ngày viên tịch cố HT.Chân Thiền

Ngày 1/12/2015 đã diễn ra buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày viên tịch Trưởng lão Hòa thượng Chân Thiền (1916 - 1995) , vị cao tăng mô phạm trác việt, nguyên trụ trì Ngọc Phật Thiền tự, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải, Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc. 

Thuở sinh thời, người thông tuệ cao minh, Trưởng lão Hòa thượng Chân Thiền ý hành nhân đức, Hoằng dương từ bi tế thế, phổ lợi quần sinh, được sự quý trọng kính ngưỡng. 

Để cảm niệm ân đức tiền nhân, Tổ đình Ngọc Phật Thiền Tự long trọng cử hành lễ kỷ niệm 20 năm ngày viên tịch cố Trưởng lão Hoà thượng Chân Thiền, chu niên Từ thiện Phạm nhạc vãn hội “Ngưỡng Từ thiên thu Phủ chiếu vạn thế-仰慈千秋 俯照萬世”, được tổ chức tại Trung tâm nghệ thuật Phương Đông. 
 
 
Đến dự lễ có sự hiện diện của chư tôn đức tăng, chính quyền, quan khách, ông Tưởng Kiên Vĩnh, Phó cục Trưởng tôn giáo chính phủ, đại diện chính quyền địa phương các cấp, chư tôn đức Tăng già toàn quốc, và các quốc gia Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông, phật tử trong và ngoài nước hàng nghìn người đến dự lễ trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.

Hòa thượng Giác Tỉnh, Phương trượng trụ trì Ngọc Phật Thiền Tự, Phó hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Trưởng BTC phát biểu cảm niệm công đức Trưởng lão Hòa thượng Chân Thiền, cảm tạ tri ân chư sơn trưởng lão, các cấp lãnh đạo chính quyền, quý quan khách, thiện tín phật tử đã đến tham dự lễ, và tuyên đọc Tiểu sử của Trưởng lão Hòa thượng Chân Thiền, nêu gương sáng cho hàng hậu học.

Trưởng lão Hòa thượng Chân Thiền (1916 - 1995), sinh quán tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tự Diệu Ngộ, bí danh Xương Ngộ. 6 tuổi xuất gia học đạo với Trưởng lão Pháp sư Tịnh Tu, 15 tuổi thọ Cụ túc giới. Sau đó, Ngài được Hòa thượng Bổn sư cho học các Trường Cao đẳng Đông Đài Loan Tam muội, Tiêu Sơn Định Huệ, Phật học viện Trúc Lâm, Trấn Giang, Phật học viện Sư phạm Hoa Nghiêm, Nam Kinh. 

Từng đảm nhiệm các phật sự, Như Lai sứ giả, Phương trượng trụ trì Trúc Lâm Tự, Ngọc Phật Thiền Tự, Thượng Hải, Khai Phong Đại Tướng Quốc Tự, Hà Nam, Thường vụ Lý sự Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Viện trưởng Phật học viện Thượng Hải, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải và các chức vụ khác.
 
Được sự thỉnh cầu trong sự nghiệp truyền trì Đạo mạch, Ngài vân du hoằng pháp khắp hải ngoại như Hồng Kông, Tây Tạng, Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Lào, Campuchia, Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ. . . Để thúc đẩy tình hữu nghị giữa Phật giáo Trung Quốc và các dân tộc trên thế giới, trong giao lưu Văn hóa kết hợp với từ thiện xã hội, phương diện này, Trưởng lão Hòa thượng Chân Thiền, người cống hiến xuất sắc.

Trưởng lão Hòa thượng Chân Thiền, tục gia họ Vương, tên Hạc Thụ, sinh ngày 28/6/Bính Thìn (27/7/1916), Dân Quốc ngũ niên, tại huyện Đông Đài. 

Năm Tân Dậu (1921) Ngài đảnh lễ Trưởng lão Pháp sư Tịnh Tu xin thế độ xuất gia, được ban pháp danh Chân Thiền, hiệu Xương Ngộ. Đối với Phật học, Ngài tích cực phát huy nghệ thuật diễn giảng, ảnh hưởng rộng khắp.  Ngoài việc đi giảng khắp nơi, Ngài còn trước tác tập sách “Ngọc  Phật Trượng Thấp Tập-玉佛丈室集) 10 tập, và nhiều tiểu tùng thư khác, số lượng sách và tư tưởng của Ngài được xuất bản và phát hành trong, ngoài nước.

Cùng Phật kết duyên 


Bước đầu Ngài được Đại lão Hòa thượng Tuệ Tinh điểm hóa Quy y. Được đào tạo tại Phật học viện Khải Tuệ.

Phật học viện Khải Tuệ quy định tuyển tăng sinh nhập Đại học, trước nhất phải viết một thiên tự truyện. Trước khi đến Phật học viện, Chân Thiền tự khổ tâm tu trì 10 năm tại Tịnh Độ Am, tự học thông thạo văn tự và hoàn thành thiên tự truyện, một cuốn sách viết khá hoàn hảo được thông qua. Tăng sinh vào Đại học Phật giáo hơn 30 người, Chân Thiền tự ý thức để trang bị những kiến thức cơ bản cần phải có, chứ không phải như nhiều người khác, vì vậy trong quá trình nghiên cứu học tập, khắc khổ dụng công, ban ngày siêng năng học tập, ban đêm mọi đều ngủ, nhưng Chân Thiền vẫn miệt mài với đèn sách, liên tục mấy năm như thế, học lực tự nhiên được tinh tiến.

Mùa Thu năm Quý Dậu, dân duốc năm thứ 22 (1933) sau khi hoàn thành 02 năm khóa Đại học Phật giáo, Ngài bắt đầu xuất dương tiếp tục tha phương cầu học.

Tại Phật học viện Trúc Lâm


Chân Thiện nghe danh “Hoa Nghiêm Tọa chủ”, lão Pháp sư Ứng Từ giảng kinh tại Dương Châu, tức phía Nam Dương Châu, bèn đến Phúc Duyên Tự bái yết lão Pháp sư Ứng Từ, và ở lại Phúc Duyên Tự nghe lão Pháp sư Ứng Từ giảng kinh Lăng Nghiêm “楞嚴經”. Sau đó, đến nghiên cứu tại Phật học viện Tiêu Sơn, Định Tuệ Tự, Tiêu Sơn, Trấn Giang. 

Năm Giáp Tuất, Dân Quốc năm thứ 21 (1932), Pháp sư Thối Cư đi hoằng hóa ở Hồng Kông, Pháp sư Chấn Hoa kế nhiệm trụ trì và Viện trưởng Phật học viện. Chân Thiền tiến nhập Phật học viện Trúc Lâm, cầu Y chỉ thụ học với lão Pháp sư Chấn Hoa. Nông thiền Trúc Lâm rộng lớn, Chân Thiền ngoài việc dụng công học tập, còn phải lo canh tác nương rẫy, lão Pháp sư Chấn Hoa lệnh cho Chân Thiền thêm việc trợ giảng lớp Sơ cấp Phật học. 

Mùa Thu năm Ất Hợi, Dân Quốc năm thứ 24 (1935), Trúc Lâm Tự khai đàn truyền giới, lão Pháp sư Chấn Hoa giao nhiệm vụ  cho Chân Thiền trong việc quản lý Điều hành toàn bộ tổ chức Giới đàn, Chân Thiền xử lý một cách bình thản. Sau đó, lão Pháp sư Chấn Hoa truyền pháp, thụ ký cho Chân Thiền kế tục Tông phong.
 
Tại Thượng Hải

Năm Đinh Sửu, Dân Quốc năm thứ 26 (1937), Chân Thiền cùng Pháp sư Tâm Nghiêm tìm đến Phật học Nghiên cứu xã, Phú An Đại Thánh Luật Tự. Chân Thiền Chủ trì công tác giáo vụ. Khóa Nghiên cứu xã dành cho các lão tú tài tiên sinh tả truyện, dịch kinh, thi kinh, cổ thư, soạn tả tạp văn. 

Vào những năm kháng chiến chống Nhật “Bát niên Kháng Nhật chiến tranh”, Chân Thiền viết bài đăng báo kích lệ nhân tâm, cùng tham gia khánh chiến chống giặc ngoại xâm. Tại Đại Thánh Luật Tự, Chân Thiền giảng dạy 5 năm.  

Đầu xuân năm Nhâm Ngọ, Dân Quốc năm thứ 31 (1942) Chân Thiền tham bái lão Pháp sư Nam Đình, lão Pháp sư Vi Tông Quang Hiếu Tự, Thái Huyện, lão Pháp sư Thiệu Tam, cư sĩ lâm huyện Hải An, nghe giảng kinh Địa Tạng “地藏菩薩本願經”. Tháng 05, Pháp sư Thối Cư, Phương trượng trụ trì Ngọc Phật Thiền Tự, Thượng Hải chuyển giao Pháp sư Chấn Hoa kế nhiệm, và Lập Phật Học viện Thượng Hải tại Bản Tự, mời Chân Thiền đến Thượng Hải để tương trợ.

Chân Thiền đến Thượng Hải với tư cách trợ thủ đắc lực cho Pháp sư Chấn Hoa, đảm nhiệm các chức vụ Phó trụ trì, Đường chủ Ngọc Phật Thiền Tự, Chủ nhiệm Giáo vụ Phật học viện. 

Năm Quý Mùi (1943),  Pháp sư Viên Anh khai giảng Kinh Lăng Nghiêm tại Giảng đường Viên Minh, Thượng Hải, Chân Thiền tham gia thính giảng, và đến Phúc Tuệ Tự nghe Pháp sư Ma Trần giảng kinh Pháp Hoa. 

Năm Ất Dậu, Dân Quốc năm thứ 14 (1945), lão Hòa thượng Thông Viên, Phương trượng trụ trì Kỳ Viên Tự, Tô Châu mời Chân Thiện làm Giám viện. Sau đó, lão Pháp sư Chấn Hoa gọi Chân Thiền về Trúc Lâm Tự, Trấn Giang để Truyền pháp Thụ ký kế truyền Pháp tự dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 47, đảm nhiệm Giám viện Trúc Lâm Tự, thụ khóa Phật học viện Trúc Lâm. Sau đó, Phật giáo tỉnh Giang Tô được thành lập, Chân Thiền đương vi Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Giang Tô.

Năm Mậu Tý, Dân Quốc năm thứ 37 (1848), Chân Thiện 34 tuổi, kế nhiệm Trụ trì Trúc Lâm Tự kiêm Viện trưởng Phật học viện Trúc Lâm. Sau đó, lão Pháp sư Ứng Từ sáng lập Học viện Sư phạm Hoa Nghiêm Trung Quốc tại Nam Kinh, Chân Thiền xin từ chức Viện trưởng Phật học viện Trúc Lâm, Trụ trì Trúc Lâm Tự, đến Nam Kinh nhập học. Lão Pháp sư Ứng Từ giảng 18 quyển Kinh Hoa Nghiêm, Chân Thiền nhận chân học tập, lĩnh hội yếu chỉ Hoa Nghiêm, được sự quý mến đặc biệt của lão Pháp sư Ứng Từ, Chân Thiền được làm đệ tử  nhập thất, mỗi khi đến Pháp hội Hoa Nghiêm, chân Thiền được phụ giảng. 
 
Kiến quốc sơ kỳ 

Mùa Thu năm Kỷ Sửu (1949), những biến động Bắc Kinh - Thượng Hải, lão Pháp sư Ứng Từ ẩn tu tại Trầm Hương Các, Thượng Hải, Chân Thiện tùy duyên phật sự. Có người khuyến khích lão Pháp sư Ứng Từ rời Thượng Hải, đến Hồng Kông, Đài Loan hoặc các nước Đông Nam Á. Lão Pháp sư Ứng Từ nói rằng: “Lão Tăng với sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp Hoằng pháp, không cần phải ra Hải ngoại để mong muốn hưởng nhàn?”. Chân Thiện cũng cùng ước nguyện chẳng rời Thượng Hải. 

Năm Canh Dần (1950), Chân Thiện đến Giảng đường Viên Minh nương lão Pháp sư Viên Anh chuyên tham cứu các Kinh luận giáo điển Đại thừa, Lăng Nghiêm, A Di Đà, Khởi Tín luận. . . 

Mùa Thu năm Tân Mão (1951), theo lời thỉnh cầu của tứ chúng phật tử, lão Pháp sư Ứng Từ khai đàn Truyền giới tại Trầm Hương Các, Chân Thiền được cung thỉnh đương vi Giáo Thọ A Xà lê truyền giới sư. Sau khi truyền giới, lão Pháp sư Ứng Từ tiến cử Chân Thiền về Thượng Hải, đảm nhiệm phật sự Ngọc Phật Thiền Tự. Sau đó, Chân Thiền đảm nhậm chức Phó chủ nhiệm tín chúng bộ, vì tín chúng giảng dạy khái quát Phật pháp cơ bản.

Năm Quý Tỵ (1953), lão Pháp sư Ứng Từ đi Bắc Kinh để thành lập Đại hội Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Chân Thiền làm Trợ lý. Năm đó, lão Pháp sư Viên Anh thị tịch, Chân Thiền tham gia lễ truy điệu. Tại Ngọc Phật Thiền Tự, ngoài các chức vụ Phó Chủ nhiệm Tín chúng bộ, kiêm đảm nhiệm công tác Tri khách tiếp tân. Sau đó, Chân Thiền tiếp đón các Phái đoàn đại biểu Văn hóa học thuật Nhật Bản, Ban thiền Lạt Ma thứ 10, Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và nhiều đoàn đại biểu khác, từng đón tiếp Thủ tướng Chu Ân Lai. 

Năm Kỷ Hợi (1959), Pháp sư Vi Phảng mời Chân Thiền trụ trì Ngọc  Phật Thiền Tự, Giám viện, Tổng lý tự vụ. Trong năm đó, Chân Thiền được cung thỉnh ngôi vị Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải. Tháng 08 năm 1965, lão Pháp sư Ứng từ Viên tịch, hưởng thượng thọ 93 tuổi, Chân Thiền chủ sự tang lễ.
 
Mười năm thời kỳ hỗn loạn


Đại cách mạng văn hóa - 文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội Trung Quốc.

Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình tôn giáo như cơ sở tự viện Phật giáo, Nhà thờ, tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, Ngọc Phật Thiền Tự, tỉnh An Tự, Long Hoa Tự, và nhiều cơ sở tự viện khác cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác. Thượng Hải Phật học Thư cục bị phóng hỏa đốt cháy ba ngày. Chân Thiền phải chịu khổ lụy trước Pháp nạn của chế độ Cộng sản vô thần cực đoan.

Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, cơ sở tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.

Những người Cộng sản vô thần cực đoan, đã gây ra vô số tội ác với dân tộc đất nước Trung Quốc và các nước lâng bang.

Sau thời Cách mạng Văn hóa


Vào thập niên 80, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, cơ sở tự viện Phật giáo lần lượt khôi phục sinh hoạt, tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng tăng tài của Phật giáo thì lại quá giới  hạn, không đủ nhân lực kế tục sự nghiệp hoằng dương chính pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ?

Trưởng lão Hòa thượng Chân Thiền tuổi gần thất thập cổ lai hy, Ngài đáo lai Ngọc Phật Thiền Tự tiếp tục lo phật sự, chư tăng bị trục xuất hoặc bị tù đày cũng đã trở về tự viện của mình. 

Tháng 06 năm 1977, Trưởng lão Hòa thượng Chân Thiền đề xuất Hội nghị Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải. Mồng 08 tháng 04 năm Kỷ Mùi (03/05/1979) Đại lễ Phật đản được tổ chức tại Ngọc Phật Thiền Tự, thượng Hải, sau pháp nạn của chế độ Cộng sản vô thần cực đoan, thời hỗn loạn cách mạng văn hóa. 

Năm Canh Thân (1980), Đại hội đại biểu Phật giáo Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc tại Bắc Kinh, Ngài được bầu Thường vụ Lý sự điều hành Đại hội.
 
Sau năm Tân Dậu (1981), Ngọc Phật Thiền Tự từng bước được khôi phục, các phật sự được sinh hoạt trở lại, Ngài xếp lịch định kỳ cho những buổi thuyết giảng Phật pháp, các lễ hội kỷ niệm chư Phật, Bồ tát, lịch đại Tổ sư. Tăng chúng tứ phương tụ hội, khôi phục tòng lâm tự viện, gia phong  nề nếp. Ngài quy động tài lực, sức lực vào việc trùng tu, tái kiến, khôi phục những công trình bị hủy hoại do Pháp nạn bởi cách mạng Văn hóa. Sau đó, tổ chức chế độ tòng lâm quy cũ, khai mở Giới học đường, truyền thụ Phật môn nghi quỹ, nhật thường khóa tụng, các khóa cơ bản Phật học.

An nhiên kỳ tịch

Năm Tân Dậu (1981), Ngài cùng đoàn Đại biểu Phật giáo Trung Quốc để tham dự Hội nghị tôn giáo châu Á vì hòa bình (ACRP) lần thứ 2 tại New Delhi, Ấn độ, khi về Ngài đến giao lưu phật sự các nơi Bangkok, Thái Lai, Hồng Kông. Năm Quý Hợi (1983), Ngài dẫn đoàn Đại biểu Phật giáo Thượng hải đến viếng thăm Phổ Đà Sơn. Trong năm này, Ngài vân du hành hương các danh thắng tích như Đại Huyền Trang Đại sư, Tây Trường An, động Đôn Hoàng, Cao Xương Cố Thành, Tân Cương, sau đó Ngài về Thượng Hải soạn thảo tập sách “Lược truyện Huyền Trang Đại Sư-玄奘大師傳略” và “Huyền Trang cầu pháp chi lộ tuần lễ ký-玄奘求法之路巡禮記” hai tập.

Năm Giáp Tý (1984), đáp lời mời của cư sĩ Ứng Hành Cửu, Tổng Hội trưởng Hội Doanh thương Hoa kiều tại Hoa Kỳ, cư sĩ Ứng Kim Ngọc, Tổng Hội trưởng Hội Phật giáo Hoa kiều tại Đông Hoa Kỳ, Ngài đến New York chủ lễ Lạc thành Đại Bảo tháp Ngọc Phật. Sau đó, Ngài viếng thăm các Đạo tràng Phật giáo Washington, Philadelphia, Los Angeles, San Francisco. Cuối năm 1984, tháng 11, Ngài cùng đoàn Đại biểu Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ.

Năm Ất Sửu (1985), Ngài viếng thăm Hồng Kông, năm Bính Dần (1986), Ngài viếng thăm Nhật Bản, năm Mậu Thìn (1988), Ngài sang Hoa Kỳ dự lễ Khánh thành Tây Lai Tự, và dự Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lần thứ 16 tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Mùa xuân năm Kỷ Tỵ (1989), Ngài viếng thăm Nhật Bản, tháng 07 viếng thăm Singapor.

Năm Canh Ngọ (1990) Ngài sang Pháp dự Hội nghị liên hiệp Thượng Hải tại Pari.

Năm Tân Tỵ (1991), Ngài đại diện Hiệp hội Phật giáo Trung quốc đi Hoằng pháp ở Úc châu, do Định Tuệ học xá thỉnh cầu. Trong năm này, tháng 07, Ngài đi Hoằng pháp ở Malaysia. Tháng 11 năm Nhâm Ngọ (1992), Ngài kiêm nhiệm Phương trượng trụ trì Khai Phong Đại Tướng Quốc Tự, tỉnh Hà Nam, buổi lễ Nhập Tự trụ trì và rót đồng đúc Đại hồng chung thật trang nghiêm hoành tráng, quả Đại hồng chung được đúc bằng đồng tổng trị giá 300 nghìn nhân dân tệ. Chính quyền và nhân dân địa phương quyên góp được 40 nghìn nhân dân tệ góp phần vào sự nghiệp phúc lợi xã hội.

Năm Quý Tỵ (1993), đáp lời mời của Pháp sư Tịnh Tâm, trụ trì Quang Đức Tự, Ngài sang Đài Loan hoằng pháp và viếng thăm, chia sẻ phật sự hơn 40 ngôi tự viện Phật giáo Đài Loan.

Hơn thập niên sau 1980, với trách nhiệm Thạch trụ Tòng lâm, Ngài đảm nhiệm các chức như Viện trưởng Phật học viện Thượng Hải, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Thượng Hải, Ủy viên thường vụ Thượng Hải Ủy ban Quốc gia CPPCC, Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc. . . Mặc dù phật sự đa đoan, duyên Pháp sự bận rộn, nhưng Ngài vẫn dành thời gian để trước tác, biên soạn nhiều tác phẩm văn học Phật giáo, trong đó có “Ngọc Phật Trượng thất tập”.  

Huyễn thân tứ đại đến hồi suy yếu, thuận thế vô thường, Ngài thản nhiên trút hơi thở Viên tịch vào ngày mồng 1 tháng 2 năm 1995, hưởng thọ 80 Xuân, Tăng tịch 74 Hạ, Giới tịch 64 Đông. 

Thích Vân Phong
 (Nguồn: Ichanfeng)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm