Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/12/2014, 09:09 AM

Trung Quốc Phật môn tinh phẩm: Tạo tượng Bồ tát Văn Thù được đánh giá cao

Vị Bồ tát trí tuệ tuyệt vời, Văn Thù Sư Lợi (sa.mañjuśrī) là tên dịch theo âm Hán Việt, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có danh hiệu là Diệu Âm, dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ tát tiêu biểu cho trí huệ vô ngại biện tài, một trong những vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo.

Vào thế kỷ thứ tư, lần đầu tiên người ta nhắc đến Bồ tát Đại Trí Văn Thù trong tác phẩm Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa). 

Nghệ nhân mỹ thuật vẽ tranh, tạc tượng Bồ tát Đại Trí Văn Thù với thanh kiếm ngang đầu và Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra- Heart of Perfect Wisdom Sutra). Đây là biểu tượng trí tuệ tuyệt vời chiếu phá vô minh. Có nơi người ta tạc tượng Ngài ngồi trên lưng sư tử. 

Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc Việt Nam và các Quốc gia ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa, Bồ tát Đại Trí Văn Thù được Phật Thích Ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn Thanh Lương sơn), tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc chính là Đạo tràng hoằng pháp của Ngài. 

Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ thứ Nhất, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là: "Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát".
 
Tượng Bồ tát Đại Trí Văn Thù chùa Phụng Tiên, Long Môn Thạch Quật, Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Triều Đường 675),”Hoa Nghiêm tam Thánh” bên tả Phật Lô Xá Na.

Đứng trên tòa sen, đầu đội vương miện, khuôn mặt mỉm cười tươi. Vai ba ngấn đường cong, vòng cổ đeo chuổi ngọc châu Anh lạc. . . .(Nhà xuất bản thế giới ngữ, Trung Quốc 1987) 
 
Bồ tát Đại Trí Văn Thù, tượng khắc đá, Trùng Khánh Đại túc thạch, Bắc sơn số 136, triều Nam Tống. (Đại túc đồ phiến xã xuất bản 1986)
 
Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Cam túc An Tây Du Lâm Thạch Quật đệ tam (Tây hạ). Bức họa nghệ thuật được vẽ  trên  tường này là một phần quan trọng của nghệ thuật trong những hang động Đôn Hoàng, bức tranh hoành tráng, đường nét mềm mại tỉ mĩ. (Nhà xuất bản Thanh niên hải nhân dân 2000)
 
Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Phi Lai Phong thạch khắc văn, Hàng Châu (Nguyên), đầu đội mũ Ngũ Phật Quán, ngồi duỗi chân, tay trái cầm hoa sen, bức tượng theo phong cách này rất phổ biến ở các Tu viện Phật giáo Tây Tạng. (Nhà xuất bản Nhân dân, Chiết Giang 1970) 
 
Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Sơn Tây, Ngũ Đài Sơn. (Cục xuất bản Sơn Tây 1987)
 
Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Hiển Thông Tự, Sơn Tây, Ngũ Đài Sơn.  (Cục xuất bản Sơn Tây 1987)
 
Bồ tát Đại Trí Văn Thù, trưng bày tại Bác Vật quán, tượng đồng mạ vàng. (Nhà Xuất bản Trí Thức 2001)

Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm