Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/11/2015, 20:45 PM

Trung Quốc: Tam Tổ Thiền Tự kỷ niệm 1410 chu niên ngày Tổ sư Tăng Xán

Ngày 15/10/Ất Mùi (26/11/2015), nhân kỷ niệm 1410 chu niên ngày Tổ sư Tăng Xán nhập Niết bàn, Tam Tổ Thiền Tự, Thiên Trụ sơn, huyện Tiềm Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc đã cử hành Pháp hội Kỳ Phúc và diễn đàn văn hóa Thiền PG lần thứ 3.

10 giờ ngày 26/11/2015, trụ trì các tự viện Nhị Tổ Tự, Tam Tổ Tự, Tứ Tổ Tự, Tứ Tổ Tự, Ngũ Tổ Tự và chư tôn đức tăng, ni, phật tử hơn 500 người cùng vân tập Tam Tổ Tự nhất lễ thỉnh Tiên Hiền Phổ thí Pháp vũ, cầu nguyện Phật quang phổ chiếu, Quốc Thái Dân An.

Buổi chiều 26/11/2015, khai mạc diễn đàn văn hóa Thiền PG lần thứ 3 tại khách sạn Fairies, huyện Tiềm Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc. 
 
Hơn 150 giáo sư, tiến sĩ các Trường Đại học, trí thức học giả chuyên toàn quốc đóng góp 20 đề tài giá trị. Các chuyên gia, giới học thuật đều nhất trí rằng Văn hóa Thiền Phật giáo là Quốc bảo, một phần giá trị của Tổ quốc Trung Hoa, nỗ lực phát triển văn hóa Thiền PG, Hoằng dương Thiền phong Tam Tổ Tăng Xán, đem lại nguồn năng lượng cho nhân sinh, lợi ích cộng đồng xã hội, lợi lạc hữu tình.

Tam Tổ Tự hơn một nghìn năm trăm năm, được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ 6, thời vua Lương Vũ Đế (梁武帝), Thiên Giám tứ niên (505), do Cao Tăng Bảo Chí khai sơn. 

Tiểu sử Tam Tổ Tăng Xán 

Tăng Xán, Tổ thứ ba của Thiền tông, nối pháp Nhị tổ là Huệ Khả và là thầy của Tứ tổ đạo Tín. Sau khi được ấn khả, Ngài vân du đó đây, sống ẩn dật chẳng ai biết. Ngoài Thiền sư Đạo Tín, Ngài còn truyền pháp cho một vị tăng người Nam Thiên Trúc (Ấn Độ) là Tì Ni Đa Lưu Chi, người sau này đem Thiền tông sang Việt Nam. Ngài là tác giả của Tín Tâm Minh, một tác phẩm văn học Thiền Phật giáo trứ danh, được dịch sang nhiều thứ tiếng phổ biến khắp thế giới.

Không ai biết quê quán và gốc tích của đệ tam Tổ sư Tăng Xán thế nào. Chỉ biết Ngài với hình thức cư sĩ mắc bệnh đến lễ nhị Tổ Huệ Khả xin sám hối. Nhân đó được ngộ đạo. Được nhị Tổ cho thọ giới cụ túc tại Chùa Quang Phước, nhằm niên hiệu Thiên Bình thứ hai (536) nhà Bắc Tề ngày 18 tháng 03. Ngài theo hầu hạ nhị Tổ được hai năm. Tổ truyền kệ và Y bát bảo phải đi phương xa ẩn tránh kẻo có nạn. Sư đến ở ẩn nơi núi Hoàn Công thuộc Thư Châu.

Năm 574, Chu Vũ Đế ra sắc lệnh bãi bỏ Phật giáo, bắt các tăng sĩ về làm dân, xung vào binh nội; chùa chiền bị biến thành phủ đệ cho các vương hầu ở, dân chúng bị ngăn cấm không cho thờ cúng Phật. Chu Vũ Đế cho tịch thu toàn bộ chùa chiền, đất đai, tượng đồng, tài sản sung vào quân nhu. Kết quả tài chánh thu nhập tăng cao, quân đội ngày càng lớn mạnh. Chu Vũ Để lại tiến hành chính sách diệt Phật ở vùng đất Bắc Tề và hạ chiếu thả nô tỳ.
 
Ngài tạm lánh nạn tại núi Tư Không huyện Thái Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ngài thường đó đây vân du tùy duyên hóa độ quần sinh, hơn 10 năm không ai biết tông tích. Thời gian Ngài ẩn cư nói Tư Không có một vị Tăng gốc Nam Thiên Trúc (Ấn Độ) sang Trung Hoa cầu pháp. Gặp Ngài, Tỳ Ni Đa Lưu Chi chí thành khẩn thiết xin làm đệ tử cầu pháp. Ngài truyền tâm pháp ấn cho và khuyên đem yếu chỉ Thiền tông truyền sang Việt Nam Hoằng pháp độ sinh.

Đời nhà Tùy khoảng niên hiệu Khai Hoàng có vị  Sa di hiệu Đạo Tín  14 tuổi đến đảnh lễ thưa:

- Xin Hòa Thượng từ bi ban cho con pháp môn giải thoát.

Ngài hỏi:

- Ai trói buộc ngươi ? 

- Không ai trói buộc.

– Đã không trói buộc, đâu cần cầu giải thoát.

Đạo Tín nghe liền đại ngộ. Từ đây, Đạo Tín theo hầu hạ Ngài suốt chín năm. Sau Đạo Tín đến Kiết Châu thọ giới, rồi trở lại hầu thầy rất cần mẫn. Ngài thường dùng lý huyền diệu gạn hỏi, biết Đạo Tín cơ duyên đã thuần thục, bèn truyền y pháp cho Đạo Tín, Ngài bảo:

- Đại pháp nhãn tạng của Như Lai, nay ta trao lại cho ngươi cùng với Y bát. Ngươi gắng mà gìn giữ. Nghe ta nói kệ:

                                            華種雖因地 
                                            從地種華生 
                                           若無人下種 
                                           華地盡無生.

                    Hoa chủng tuy nhơn địa,
                    Tùng địa chủng hoa sanh,
                    Nhược vô nhơn hạ chủng,
                    Hoa địa tận vô sanh.
Dịch:

                Giống hoa tuy nhơn đất,
                Từ đất giống hoa sanh,
                Nếu không người gieo giống,
                Hoa, đất trọn không sanh .

Sư dạy tiếp:

- Xưa nhị Tổ Huệ Khả trao pháp cho ta rồi, Ngài đến xứ Nghiệp Đô hoằng hóa hơn ba chục năm mới thị tịch. Nay đã có người thừa kế cho ta thì việc của ta đã xong, còn mắc ở đây làm gì !
 
Ngài đến núi La Phù ngao du hai năm. Sau đó, Ngài lại trở về Châu Thư, ngụ tại chùa Sơn Cốc. Dân chúng ở đây nghe Ngài đến đều vui mừng tấp nập kéo đến thừa sự cúng dường. Ngài đăng tòa thuyết pháp cho tứ chúng nghe. Thuyết xong, Ngài đứng ngay thẳng dưới cây đại thọ chấp tay thị tịch.

Nhằm ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (602) đời nhà Tùy, niên hiệu Đại Nghiệp thứ hai. Sư có trước tác bài "Tín tâm minh" là một tác phẩm trọng yếu của thiền tông hiện còn lưu hành. Vua Huyền Tông đời Đường truy phong hiệu là Giám Trí thiền sư.

Đời nhà Tùy, niên hiệu Đại nghiệp thứ 2 (606), Ngài đứng trước am chấp tay thị tịch. Vua Huyền tôn nhà Đường ban thụy hiệu Giám Trí Thiền Sư. Ngài lưu lại cho hậu thế tác phẩm: Tín Tâm Minh.

Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm