Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/06/2016, 08:51 AM

Trung Quốc: Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh thăm Long Tuyền Tự

Ngày 05/06/2016 - Đoàn khách Quốc tế Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh thăm quan Long Tuyền Tự do Giáo sư Jing Ke dẫn đoàn.

Đoàn khách Quốc tế đến từ các Quốc gia Đan Mạch, Albania, Ba Lan, Hà Lan, Slovenia và 20 quốc gia khác, 32 chuyên gia ngoại quốc cùng viếng thăm và giao lưu Văn hóa Phật giáo với chư Tăng Bản tự Lòng Tuyền.
 
Pháp sư Học Thành, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc phát biểu rằng: “Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ du nhập Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, Phật giáo hòa quyện thắt chặt cùng dân tộc, trải biết bao thăng trầm cùng vận nước, quá khứ liệt vị tiền nhân Phật giáo chúng tôi đã hoàn thiện bộ Tam Tạng giáo điển, được phiên dịch từ Phạn ngữ Ấn Độ sang ngôn ngữ Trung quốc, và Tây Tạng, Anh ngữ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các Quốc gia Phật giáo khác. 

Vì vậy, Phật giáo luôn giao lưu văn hóa ngôn ngữ không thể tách rời với quốc tế. Đặc điểm của sự phiên dịch kinh điển Phật giáo luôn được bản địa hóa bởi ngôn ngữ, kiến thức, văn hóa phong tục tập quán của mỗi quốc gia. 
 
Những bản dịch kinh điển Phật giáo, văn bản với nội dung đẹp nhất và mầu nhiệm nhất. trãi qua hai nghìn năm, những vị cao tăng thạc đức với lòng từ bi, sự kiên trì bền vững của nhiều thế hệ huyền thoại, cứ dịch và dịch mãi vào thời điểm khác nhau, giải thích khác nhau bởi khu vực khác nhau, do đó chúng ta có thể hiểu dễ dàng hơn trong việc tiếp cận giáo lý Phật giáo.

Các vị khách ngoại quốc đến đây sẽ có kiến thức và sự hiểu biết đáng kể về văn hóa Trung Quốc. Tương tự như vậy, để hiểu được quá trình văn hóa truyền thống Trung Quốc, sự hiểu biết về văn hóa Phật giáo, việc này rất quan trọng bởi vì Phật giáo ở Trung Quốc đã trở thành một trong ba nền văn hóa truyền thống chính của Trung Quốc.

Phật giáo đến với các nước Động Nam Á, thậm chí ở Tây Âu, Hoa Kỳ, sự lan tỏa của Phật giáo mang tính năng tinh thần và bản địa hóa. Tính chất của Phật giáo là Từ bi, Trí tuệ, vì vậy Phật giáo truyền bá đến với nhiều quốc gia trên thế giới với sự hòa bình, có thể cùng chung sống trong sự hòa hợp với văn hóa truyền thống tôn giáo của từng vùng miền.
 
Phật giáo luôn hài hòa với các tôn giáo khác, trong việc duy trì các giáo lý căn bản của tất cả các tôn giáo, sự khác biệt từng khu vực với các thời điểm khác nhau, sẽ thể hiện trong các hình thức khác nhau trong sự hài hòa. Trường hợp này, trong bối cảnh toàn cầu hóa, ở những nơi khác nhau mà chúng ta có thể hiểu, tiếp cận tốt với các nền văn hóa truyền thống của các vùng miền khác nhau. 

Hôm nay, chúng ta đến viếng thăm và giao lưu với chư tôn đức tăng già Long Tuyền Cổ Tự, cả hai đều hiểu được tinh thần Phật giáo, và để trãi nghiệm các truyền thống văn hóa Trung Quốc trong sự hài hòa giữa chúng ta”.

Giáo sư Jing Ke cho biết: “Đối với chúng tôi, hôm nay những ấn tượng đẹp khó phai mờ trong tâm trí, hiện tại tâm trạng của chúng tôi dùng bốn từ khái quát, Cảm động, Cảm thán, Cảm ân, Cảm ngộ. 

Cảm động bởi có cơ duyên được giao lưu văn hóa Phật giáo Trung Quốc, sự nhiệt tình tiếp đãi của các vị pháp sư Học Thành, Pháp sư Ngộ Quang, Pháp sư Hiền Thanh và chư Tăng chúng trong Bản tự Long Tuyền. Trân trọng kính cảm ân. 

Cuối cùng, cá nhân tôi tin tưởng rằng những tình cảm của người khác cũng vậy. Truyền thông và sự giao lưu giữa các nền văn hóa rất quan trọng đối với chúng ta ngày nay, nhờ phúc báo của mỗi người, nhân duyên của mỗi người. 

Chúng tôi hy vọng rằng nhân duyên phúc báu này có thể được duy trì, trong khả năng của mỗi cá nhân chúng ta tiếp tục cống hiến, phụng sự nhân loại trên tinh thần hòa bình, hòa ái”.

Một chuyên gia ngoại quốc chia sẻ rằng: “Buổi giao lưu hôm nay tôi rất vui, và rất hạnh phúc khi đã thấy những tình nguyện viên Phật giáo đồ trong nước cũng như khắp muôn nơi ở hải ngoại, họ thực hành nghiên túc, thể hiện đạo đức trong phụng sự nhân thế, sự hài hòa giữa các tôn giáo khác nhau, sự tăng trưởng tốt trong Phúc lợi Từ thiện xã hội, tôi rất xúc động bởi nghĩa cử cao đẹp này”.

Vân Tuyền  (Nguồn: PG Bắc Kinh online)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm