Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Truyền thông Phật giáo đang đứng ở đâu?

Hiện nay, trên mạng Internet có hàng ngàn trang web, blogs có chủ đề liên quan đến Phật giáo bằng tiếng Việt, trong đó có khoảng 250 trang web Phật giáo có cập nhật thông tin ở mức độ ngày, tháng, quý. 

Chiều ngày 31/01/2013, có buổi giao lưu của đại diện hơn 30 trang web Phật giáo với khoảng 60 thành viên là các tăng, ni, cư sĩ, phật tử tham dự tại nhà hàng chay Hương Nghiêm – B10 đường Trường Sơn - Q.10. Tp.HCM.

Ban tổ chức hoan hỷ cho biết, từ ý tưởng đến khâu tổ chức chỉ gói gọn trong vòng một tuần. Một tuần ngồi lại với nhau, quy tụ được sự tham gia hưởng ứng của chừng đó thành viên đã là nét chấm phá ban đầu đáng khích lệ của những người con Phật, trăn trở và ưu tư cho lĩnh vực truyền thông Phật giáo.

Nhưng qua buổi giao lưu, để lại vài điều suy nghĩ, GHPGVN đã nhận thấy vai trò của truyền thông, đã thành lập Ban Thông tin Truyền thông (TTTT), chẳng lẽ Ban TTTT đứng ngoài cuộc trong trách nhiệm se vai cùng gánh vác niềm “kỳ vọng” và “hy vọng” của cộng đồng truyền thông Phật giáo?

Bài viết này, được gửi tới không biết trang tin điện tử của Ban TTTT có dám đăng không?  

                             Nhìn về một hướng

Tham dự cuộc gặp, chúng tôi không thấy vai trò của một vị nào trong Ban TTTT Giáo hội hay của một cơ quan báo chí chính thức về Phật giáo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép như báo Giác Ngộ, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Tạp chí Phật học Nguyên thủy, Tạp chí Khuông Việt …tham gia?

Cũng không thấy vai trò bảo lãnh/bảo trợ của Văn phòng I, II GHPGVN?

Thời đại công dân mạng, truyền thông số, ai ai cũng có thể làm truyền thông. Nhưng để truyền thông có hiệu quả, cần sự chung tay góp sức của cộng đồng, và hơn ai hết cần một sự liên kết thực sự hiệu quả, có tổ chức bài bản, chuyên nghiệp mới là điều mà cộng đồng Phật tử mong chờ.

Chẵng lẽ đã có Ban chức năng, với trách nhiệm - nhiệm vụ rõ ràng được HĐTS GHPGVN giao phó lại đứng ngoài cuộc?

Chúng ta thử làm một khảo sát nhanh, như sau:

Hiện nay, trên mạng Internet có hàng ngàn trang web, blogs có chủ đề liên quan đến Phật giáo bằng tiếng Việt, trong đó có khoảng 250 trang web Phật giáo có cập nhật thông tin ở mức độ ngày, tháng, quý. Trong đó, theo các công cụ tính chỉ số truy cập như Alexa, Google Analytic, Pandas …chưa có trang nào lọt vào TOP 1000 trang được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam.

Hiện nay, trang có chỉ số truy cập cao nhất, cũng chỉ có khoảng 3500 IP truy cập mỗi ngày, trong số 250 trang web chỉ có khoảng 20 trang là có số truy cập trên 100 IP mỗi ngày, khoảng 100 trang web chỉ có một đến hai IP truy cập mỗi ngày, cá biệt có trang cả tháng không có IP nào truy cập. Hoặc một vài tháng mới có một vài IP truy cập...

Để có khảo sát trên, chúng tôi đã dựa vào 3 thống kê khác nhau, trong đó thống kê phổ dụng nhất mà ai cũng có thể tự mình kiểm tra được qua trang www.alexa.com, tất nhiên thống kê cũng chỉ mang tính tham khảo, không thể chính xác tuyệt đối, do thuật toán và các cách đánh giá khác nhau. 

Qua đó, cho thấy về số lượng trang web, thì cộng đồng truyền thông Phật giáo không thua kém bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào, đông về số lượng, ai ai cũng thi đua làm trang web. Đầu tư như vậy có nên không? 

Với chỉ số truy cập như vậy, có khi chúng ta chịu khó truyền thông bằng miệng có thể còn hiệu quả hơn làm trang web, hoặc lên FB gửi vài đường link xem ra còn làm được việc thật sự hữu ích...

Cá nhân tôi nghĩ rằng, với Giáo hội, Ban trị sự các tỉnh, thành, các chùa, Ban – Viện…có thể làm trang web mang tính cá thể - trang web đại diện (trang tĩnh), còn làm trang web truyền thông đó là câu chuyện hoàn toàn khác, không đơn giản. 

Cũng qua khảo sát của chúng tôi, tổng số IP truy cập của 250 trang Phật giáo cộng lại, chưa đạt con số 50.000 IP/1 ngày.

Sơ Cơ

Kỳ sau: Vì sao các trang Phật giáo - ít người truy cập?


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Phật pháp và cuộc sống 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm