Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Truyền thông Phật giáo truyền đạo vào đời

Có thể nói, từ tháng 11/2012, Truyền thông Phật giáo đã có bước chuyển biến mới đáng kể trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trang thông tin điện tử của Ban Thông tin Truyền thông T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Ngay sau khi ra mắt và đưa vào hoạt động, trang tin đã thu hút đông đảo sự quan tâm của người Việt ở trong và ngoài nước. 

Trang tin điện tử có giao diện đơn giản, hình thức trình bày không rườm rà, giúp những người mới tìm đến thế giới internet, cũng nhanh chóng đọc được nội dung mình muốn biết. 
 
Trong tổng số trên 470 trang web về Phật giáo (qua truy cập của bản thân), như: Phật giáo Việt Nam, Giác Ngộ online, Tuổi trẻ Phật giáo, Chuyển Pháp Luân, Đạo Phật Ngày Nay, Phật tử Việt Nam, Gia đình Phật tử Việt Nam, Người Cư sĩ, Thiền tông Việt Nam, Thư viện sách nói, Phật giáo Nguyên thủy, Pháp Bảo,Văn hóa Phật giáo và các trang của cộng đồng người Việt ở nước ngoài: Làng Mai, Ni giới ngày nay, Tu viện Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen, Đạo Uyển, thu hút đông đảo lượt người xem, nhưng theo thống kế của Alexa và của google thì trang phatgiao.org.vn vẫn là trang có chỉ số truy cập cao nhất trong các trang Phật giáo tiếng Việt hiện nay ở trên mạng Internet.

Theo tôi, sở dĩ có được thành công đó là vì phatgiao.org.vn đã mạnh dạn thông tin những đề tài gần gũi với cuộc sống hàng ngày, ví dụ như việc ăn chay thế nào là đúng cách? 

Trứng gà có được sử dụng trong việc ăn chay không? Sử dụng ngũ vị tân có được không? Lâu nay vẫn được kiêng cữ một cách cứng nhắc. Nhưng từ những bài viết đăng tải trên trang phatgiao.org.vn đã giúp cho biết bao người đang đến với Phật Pháp hiểu được rằng, sử dụng những thức ăn không có mầm sống là không có tội, nhưng với mức độ vừa phải thì được, mục đích nhằm cải thiện bữa ăn chay cho đủ dinh dưỡng.

Câu chuyện sau là một ví dụ để rút kinh nghiệm: Trong một chuyến làm công tác xã hội của nhóm thiện nguyện Tp.HCM, đến một ngôi chùa ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Nghe Sư cô trụ trì kể: “Cô thông cảm nha, chắc là cổ làm mệt, chứ đoàn này cũng ăn chay đó cô, hôm qua có báo với chùa cho một bữa điểm tâm, một bữa trưa và khi về xin thêm cơm hộp, mà không sử dụng ngũ vị tân, nên chùa cũng đang bận bịu nấu sao cho đúng yêu cầu”. Nghe xong, người viết đã không buồn nữa, mà thương Sư cô nhiều hơn. Quà không được bao nhiêu, làm cho cả chùa phải nhốn nháo đi tìm rau củ quả, tránh có ngũ vị tân, rồi họ lại tỏ thái độ cau có khó chịu trong quá trình làm từ thiện. Thế thì sao gọi là tâm từ được, nếu không sử dụng ngũ vị tân thì tâm người này, phải bình hơn mọi người chứ?

Cho nên, ăn như thế nào cho đúng, làm như thế nào mà bữa ăn của chúng ta không phải sát sinh và khi ứng xử tình huống thì nhẹ nhàng, từ tốn thì tốt rồi. 

Trang Phatgiao.org.vn còn giúp cho mỗi người con Phật hiểu sâu hơn về những hoạt động phật sự các địa phương, đọc và nhìn thấy những thông tin hình ảnh của Phật giáo khắp mọi miền đất nước, cũng như Phật giáo của các nước bạn. Bạn đọc còn tìm hiểu những nghi thức về bái lạy, trì chú kinh Phật và theo dõi hoạt động xã hội từ thiện để phát tâm chuyển đến mọi người sự hỗ trợ để giúp đối tượng bất hạnh bệnh tật, vượt qua khó khăn. Đặc biệt, nếu ai muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa khái niệm Phật học hoặc những điều còn thắc mắc về Phật Pháp thì đến với mục Tham Luận – Sách. Muốn quay lại thời kỳ đầu tiên Phật giáo du nhập vào đất nước ta, cùng với sự phát triển và khai mở dòng thiền của Phật hoàng Trần Nhân Tông, các hệ phái tu ở Việt Nam, chúng ta có thể tham khảo thêm ở trang Nghiên cứu – Tư liệu – Chùa Việt. Để tự nhắc mình sửa đổi bản thân, tu sao cho đúng Lời Phật dạy. 

Phật tử muốn học tập những tấm gương sáng về đạo qua các mục đã nêu, về đời qua mục Sống đẹp không ở đâu xa, trong các trang viết và tránh những điều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Giáo hội. Bởi trang tin này là kim chỉ nam, cho những ai đang đến gần với Phật Pháp, mà không lo ngại. 

Nhìn chung thông tin trên trang phatgiao.org.vn không khô cứng, giúp cho mọi người dễ nhìn thấy tất cả sự kiện Phật giáo diễn ra, gói gọn trong các đề mục và trang web Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của tu sĩ cũng như cư sĩ trong thời đại công nghệ thông tin, góp phần vào mục đích phục vụ tốt hơn hoạt động phật sự trên tinh thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc. 

Thiện Tâm 123B Lý Thường Kiệt - Phường 1 - Thị xã Vĩnh Châu - Tỉnh Sóc Trăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm