Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/04/2016, 23:38 PM

Ts.Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ 7 tiêu chí truyền thông

Qua buổi giảng hôm nay có thể thấy TS.Nguyễn Mạnh Hùng đã dốc hết trí tuệ, kinh nghiệm và tâm huyết của mình, để cung cấp cho học viên nhiều kiến thức quý báu, thiết thực góp phần nâng cao năng lực, kinh nghiệm cho đội ngũ làm công tác truyền thông Phật giáo trên toàn quốc.

Nằm trong chương trình khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin truyền thông Phật giáo toàn quốc năm 2016 diễn ra trong 2 ngày 23 & 24/04/2016, tại Thiền viện Quảng Đức (Quận 3, Tp.HCM). 

Chiều ngày 17/03/Bính Thân (23/04/2016), tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng thuyết giảng chuyên đề “Truyền thông và những đặc thù truyền thông trong Phật giáo”.

Trong bài giảng TS.Nguyễn Mạnh Hùng thẳng thắn nhấn mạnh, truyền thông Phật giáo của chúng ta đang yếu kém so với các nước như Thái Lan, Myanmar,… đây là thực trạng trong truyền thông thông tin Phật giáo Việt Nam hiện nay. Theo ông, chúng ta cần tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nhân tài, học tập nhiều hơn nữa để đóng góp cho công tác hoằng pháp, đem ánh sáng Phật pháp và sự vi diệu của chánh pháp đến với phật tử Việt Nam. Tránh tình trạng mê tín, cuồng tín. 

Để khắc phục được phần nào thực trạng trên TS.Nguyễn Mạnh Hùng đã cung cấp nhiều kiến thức quý báu, thiết thực cho các tăng, ni, phật tử, cộng tác viên. Có thể đúc kết bài giảng của Tiến sĩ bằng 7 ý chính, để trở thành chuyên gia trong truyền thông thông tin Phật giáo.
TS.Nguyễn Mạnh Hùng (Ảnh Thiện Tâm)
1. Chuyên môn 

Người làm truyền thông tối thiểu phải có chuyên môn, hoặc ít nhất cũng tự đọc và tự tìm hiểu qua các tài liệu liên quan để có những kiến thức cơ bản về Phật pháp và những kiến thức cơ bản về truyền thông. 

Có chuyên môn thôi chưa đủ, xã hội hiện nay nhiều người có chuyên môn đa phần là giỏi về lý thuyết. Nên khi làm việc khó truyền tải được thông điệp đến người đọc.

2. Đam mê

Truyền thông là vấn đề khó và gian nan, người làm truyền thông cần đam mê về viết lách, khi có đam mê thì có động lực để học hỏi tìm tòi nhiều kiến thức qua kinh, luật, luận. Có đủ đam mê sẽ luôn sáng tạo và chủ động trong công việc từ đó mới tạo ra được những tác phẩm hay và kịp thời đại.

3. Thói quen

Theo ông, mỗi ngày chúng ta viết một bài, liên tục trong vòng một năm chúng ta có 365 bài, sau một năm chúng ta sẽ nâng cao được kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Vì vậy, cần tạo thói quen mỗi ngày thì mới nâng cao được năng lực của mình. 

4. Thông điệp

Mỗi bài viết cần nhấn mạnh vào một thông điệp hay một mục tiêu để người đọc nắm bắt được vấn đề. Thông điệp phải rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo.

5. Cảm xúc

Cảm xúc là thứ lây lan nhanh, ảnh hưởng đến tiềm thức, nên khi viết bài cần phải hiểu rõ viết cái gì, viết như thế nào, viết cho ai đọc. Ông cũng phân tích kỹ, một bài viết hay là khi mỗi người đọc họ cảm nhận được bài viết này hình như tác giả viết cho riêng mình.

6. Đọc và đọc

“Quan trọng nhất là việc đọc và nhận được giá trị của việc đọc” - TS.Nguyễn Mạnh Hùng. Theo ông chia sẻ 80% tri thức đến từ mắt. Làm truyền thông cần phải đọc và đọc. Đọc để bồi dưỡng kiến thức, nắm bắt được xu thế. Quan trọng hơn là mình học hỏi được cách viết và cách lập luận của họ.

7. Đo lường

Sau mỗi bài viết được đăng tải trên truyền hình, báo, đài, tạp chí,… tác giả cần đo lường sự tác động của độc giả đến tác phẩm đó. Qua đó để có sự nhìn nhận lại và rút kinh nghiệm cho những bài sau.

Qua buổi giảng hôm nay, có thể thấy TS.Nguyễn Mạnh Hùng đã dốc hết trí tuệ, kinh nghiệm và tâm huyết của mình, để cung cấp cho học viên nhiều kiến thức quý báu, thiết thực góp phần nâng cao năng lực, kinh nghiệm cho đội ngũ làm công tác truyền thông Phật giáo trên toàn quốc.

Tâm Đạt
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đến núi Bà Đen khám phá đặc sản văn hóa Khmer người Nam bộ dịp 30/4-1/5

Trong nước 13:17 17/04/2024

Diễn ra vào tất cả các ngày cuối tuần đến hết dịp lễ 30/4 năm nay, một loạt các loại hình nghệ thuật trình diễn là đặc sản của văn hóa Khmer sẽ được tái hiện trên núi Bà Đen, Tây Ninh, mang đến không khí lễ hội sôi động cho nóc nhà Nam Bộ.

TP.HCM: Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan năm 2024 tại chùa Phổ Minh

Trong nước 08:00 15/04/2024

Theo truyền thống hằng năm vào ngày 14-4, chùa Phổ Minh tại Q.Gò Vấp, TP.HCM trang nghiêm và long trọng tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan năm 2024.

Khởi công xây dựng cầu Vĩnh Lân, Cần Thơ

Trong nước 14:59 13/04/2024

Ngày 11/4, UBND xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh cùng đại diện đơn vị tài trợ tổ chức lễ khởi công công trình cầu Vĩnh Lân, thuộc ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh.

Hòa thượng Thích Thanh Từ chứng minh buổi họp mặt chư vị trụ trì các thiền viện trong tông môn

Trong nước 09:30 13/04/2024

Sáng ngày 12/4, tại Thiền viện Thường Chiếu (huyện Long Thành, Đồng Nai), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam đã quang lâm chứng minh buổi họp mặt chư Tôn đức Tăng trụ trì các thiền viện trong tông môn.

Xem thêm