Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/12/2012, 15:36 PM

TT.Huế: Để đường phố sạch "rác tâm linh"

Vận động người dân hạn chế đốt vàng mã là điều không hề dễ dàng, nhưng để làm được việc này những người làm công tác vận động cần kiên trì theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Làm sao để người dân nhận ra thói quen này không phù hợp với một đô thị hiện đại

Gần đây, khi triển khai đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị” (NSVMĐT), thành phố đã yêu cầu các địa phương lưu ý đến vấn đề “tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội và các sinh hoạt xã hội khác lành mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm”. Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền về thực hiện NSVMĐT trong việc tang lễ chưa được quan tâm nhiều và dường như còn bỏ ngỏ.

Tiền âm phủ “bôi bẩn” đường phố

Theo phong tục, trong hầu hết các lễ đưa tang ở Huế, người ta thường rải những đồng tiền âm phủ đều trên các tuyến đường từ nhà đến nghĩa trang, đặc biệt là ở những ngã ba, ngã tư và những tuyến đường thuộc trung tâm TP. Các đám tang ở Huế thường được đưa vào thời gian sáng sớm, khi công việc dọn dẹp vệ sinh của nhân viên Công ty TNHH Môi trường – Công trình đô thị đã hoàn tất. Cứ mỗi cơn gió nhẹ thổi qua những đồng tiền âm phủ lại cuốn tung khắp mọi nơi. Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay, sau mỗi lần có xe tang qua đường. Chưa hết, một số xe tang khi qua các ngã ba, ngã tư thường dừng lại khấn vái hồi lâu rồi đốt vàng mã ven đường, khói lửa bốc nghi ngút làm cản trở người đi đường, gây ách tắc giao thông.

Người dân cần ý thức đốt vàng mã không phù hợp với một đô thị hiện đại - văn minh

Mặc dù thành phố đã nhiều lần ra quân tuyên truyền về xây dựng nếp sống văn minh đô thị; nhưng chuyện rải tiền âm phủ trên đường phố vẫn diễn ra khá phổ biến. Khổ nhất là các anh, chị công nhân vệ sinh môi trường, đường phố vừa dọn sạch, lại bị “bôi bẩn” từ những việc làm trên. Chị Đỗ Thị Thuận bức xúc: “Nhiều hôm chúng tôi làm quần quật tối ngày vẫn không hết việc. Cứ quét dọn vừa xong thì lại có đoàn xe đưa tang chạy qua xả tiền âm phủ xuống. Mỗi lần như vậy, chị em chúng tôi phải làm lại từ đầu. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị lên trên, nhưng vẫn chưa thấy có giải pháp khả thi, nhất là khi đây là phong tục, tập quán địa phương!”.

Được biết, hơn 10 năm nay TP Huế đã lồng ghép nội dung chỉ thị 27 của Bộ Chính trị “Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội” vào nội dung xây dựng gia đình văn hoá, quy ước xây dựng tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hoá. Trong đó, việc tang được các địa phương vận động tổ chức chu đáo, nghiêm trang, phát huy tình nghĩa xóm giềng, không lãng phí, xoá bỏ các hủ tục và không để quá 3 ngày. Bên cạnh đó, hằng năm TP đều tổ chức các đợt ra quân cao điểm đảm bảo trật tự đô thị và xây dựng NSVMĐT; tập trung tuyên truyền, xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường. Nhưng thiết nghĩ sau các đợt cao điểm, TP cũng cần tính đến những biện pháp để đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng NSVMĐT trong việc tang lễ. Đừng để hình ảnh nên thơ của đường phố Huế, có lúc lại bị “bôi bẩn” bởi những đồng tiền âm phủ. 

 Hạn chế đốt vàng mã: Tế nhị và nhạy cảm(?!!)

Là cổ tục du nhập từ Trung Hoa, tục đốt vàng mã đã in sâu vào văn hóa và cũng có ý nghĩa tâm linh và giá trị an ủi người còn sống. Ngày nay, việc đốt vàng mã không còn gói gọn ở phạm vi cúng giỗ trong gia đình, đền, miếu, mà đã lan sang các công ty, xí nghiệp, cơ quan hoặc trong các buổi lễ động thổ, khởi công các công trình lớn của Nhà nước. Thành phố đang đẩy mạnh “Xây dựng NSVMĐT”, vì thế đã đến lúc xếp việc “đốt vàng mã” trên vỉa hè, lòng lề đường vào một trong những hành vi gây mất mỹ quan đô thị. Mặc dù vận động người dân hạn chế đốt vàng mã là điều không hề dễ dàng, nhưng để làm được việc này những người làm công tác vận động cần kiên trì theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Làm sao để người dân nhận ra thói quen này không phù hợp với một đô thị hiện đại - văn minh.

Được biết, ở TP. Hồ Chí Minh, những người phụ trách cuộc vận động tại một phường trung tâm của quận Phú Nhuận đã sáng tạo một số cách thức để thuyết phục người dân. Tại đây, chính quyền địa phương phân công cán bộ đến làm việc với các cơ sở mai táng để họ không cung cấp thêm dịch vụ rải, đốt vàng mã; đồng thời đưa nội dung vận động này vào các cuộc họp dân ở tổ dân phố. Ngoài ra, mỗi khi có hộ dân đến đăng ký khai tử, cán bộ tư pháp phường sẽ trao mẫu thư ngỏ lời chia buồn có kèm nội dung vận động không đốt vàng mã. Những hoạt động này đã từng bước góp phần hạn chế việc đốt vàng mã trong các đám tang tại địa phương này. Cũng có thể xem đây là kinh nghiệm để tham khảo, học tập trong việc vận động người dân trên địa bàn TP Huế.


Hoài Phong
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm