Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/11/2014, 10:20 AM

TT.Huế: Giới thiệu sách “Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế”.

Ngày 09/11/2014, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Tp.Huế) đã diễn ra chương trình giới thiệu sách “Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế”.

Cuốn sách là một công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị, về cuộc đời Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế đã từng sinh con ở chùa Kim Tiên, viết điếu văn khóc hoàng đế Quang Trung ở chùa Kim Tiên, sáng tác Ai Tư Vãn ở chùa Kim Tiên, và qua đời ơ nơi này.

Đến tham dự chương trình có Hòa thượng Thích Hải Ấn - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Hòa thượng Thích Giác Đạo trụ trì Tổ đình Kim Tiên (Huế), ông Nguyễn Đắc Xuân – nhà nghiên cứu Huế tác giả cuốn sách, ông Nguyễn Cảnh Bình – Giám đốc Công ty Alphabooks, cùng nhiều nhà nghiên cứu sử học. 
 
Tại chương trình, Chư tôn đức đã hoan hỷ tán thán, ghi nhận việc làm đầy tâm huyết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đối với Bắc cung Hoàng hậu và lịch sử một thời của Huế xưa; công trình nghiên cứu sâu sắc và nhân văn này đang được trông đợi góp phần giúp thế hệ ngày nay và mai sau hiểu đúng đắn về một nhân vật lịch sử của đất nước, qua đó tăng trưởng tinh thần tự tôn dân tộc và rèn luyện tinh thần hiểu và thương của đạo Phật trong cuộc sống.

Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân sinh ngày 27/04/1770 tại kinh thành Thăng Long, bà là con gái của Vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). Bà là Công chúa nhà Hậu Lê và là Hoàng hậu nhà Tây Sơn, khi bà ở trong chùa Kim Tiên tại kinh đô Phú Xuân (Huế), bà còn có mỹ danh là bà Chúa Tiên.

Giáo sư Vũ Khiêu – người đứng đầu họ Võ/Vũ Việt Nam đã sáng tác câu đối ca ngợi tài năng đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam:
“Quốc sắc thiên tài, chỉ thắm nối liền Nam Bắc lại
Sương đài Ai Vãn, hồn thiêng còn mãi nước non này”
 
Như nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, trên toàn cõi Việt Nam, không một nơi nào liên quan đến cuộc đời Bà – kể cả quê ngoại của bà ở Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội – ghi dấu đậm nét, mang tính lịch sử sâu sắc và có ý nghĩa như chùa Kim Tiên nay ở 92 Điện Biên Phủ, Trường An, Huế.

Công trình nghiên cứu của ông đã làm rõ được những đặc điểm lịch sử của ngôi chùa cho thấy ngôi chùa cổ này từng là nơi trú ngụ của một nhân vật quan trọng của Vua Quang Trung; bên cạnh đó công trình còn làm nổi bật được một căn cứ quan trọng là, cảnh quan thực của chùa Kim Tiên ấy đã được công chúa Ngọc Hân phản ánh lại trong Ai Tư Vãn.

Qua tài liệu lịch sử, văn học dân gian và thực tế địa lý có nhiều điểm trùng khớp, công trình nghiên cứu xác định được công chúa Ngọc Hân đã từng sống ở chùa Kim Tiên một thời gian dài. 

Để bạn đọc hiểu thêm lý do vì sao công chúa Ngọc Hân – Bắc cung Hoàng hậu của Vua Quang Trung lại ở trong chùa Kim Tiên, phần phụ lục của cuốn sách cho biết chủ trương chính sách của nhà Tây Sơn đối với chùa Phật ở Huế, thông qua nghiên cứu của nhà nghiên cứu sử học Trần Trọng Kim – tác giả Việt Nam Sử Lược:
 
“Vua Quang Trung xuống chiếu bắt bỏ những chùa nhỏ ở các làng, đem gỗ gạch làm ở mỗi phủ mỗi huyện một cái chùa thật to đẹp, rồi chọn lấy những tăng nhân có học thức, có đạo đức ở chùa thờ Phật. Ý vua Quang Trung muốn rằng chỗ thờ Phật phải cho tôn nghiêm mà những người tu hành thì phải là những người chân tu mộ đạo”.

Trong chiến tranh, các chùa Bảo Quốc, chùa Kim Tiên, chùa Thiền Lâm được các lực lượng chính trị quân sự của nhà Tây Sơn đã sử dụng làm dinh thự, doanh trại riêng cho mình. Phan Huy Ích cũng như nhà viết sử ngày nay không ai đồng tình với hành động “vi phạm” di tích lịch sử của nhà Tây Sơn. Nhưng những người hiểu biết đều không lên án. Trần Trọng Kim thông cảm với triều Tây Sơn.

Thượng tọa Thích Mật Thể - tác giả Việt Nam Phật giáo Sử Lược cũng không hề tỏ sự bất bình với Tây Sơn. Những năm 1945, Thượng tọa đánh giá đúng vai trò của phong trào Tây Sơn trong lịch sử cận đại, thấy được cái công thống nhất thiên hạ của nhà Tây Sơn nên Thượng tọa không trách cứ nhà Tây Sơn phá chùa Phật:

“Sau năm 1770, Nam triều có vua Tây Sơn nổi lên, chúa Nguyễn bị mất quyền. Trong mấy năm trời việc chính trị trong nước bị rối ren, ngoài Bắc chúa Trịnh không giữ ngôi cho nhà Lê được nữa, Vua Chiêu Thống phải chạy sang Tàu, vua Tây Sơn thống nhất thiên hạ”.

Tiếng nói của nhà chùa đã góp phần điều chỉnh nhận thức của bạn đọc người Việt thêm khách quan hơn về lịch sử, nhà chùa không vì bám chấp cơ sở vật chất cá nhân mà quên đi cái đại cục lớn lao hơn.

Sự đồng hành của Phật giáo cùng tâm hồn Việt Nam không chỉ dừng lại ở giá trị thông tin lịch sử, mà còn được tiếp nối cùng giá trị nhân văn, tinh thần hiểu và thương của hậu thế đối với nỗi đau của tiền nhân, tiêu biểu là việc làm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân bày tỏ sự đồng cảm, bảo vệ cho sự trong sạch của Bắc cung hoàng hậu trước hai nỗi oan lớn do lịch sử “tam sao thất bản”, đó là nỗi oan về tiếng đồn công chúa làm vợ hai ông vua cừu thù là Quang Trung và Gia Long, và nỗi oan về tiếng đồn công chúa tự tay hạ độc vua Quang Trung từ tài liệu của ông.

Công trình nghiên cứu sâu sắc của ông Nguyễn Đắc Xuân, bằng mọi nỗ lực tham khảo nghiên cứu và móc nối logic đã giúp giải oan cho công chúa Ngọc Hân rằng công chúa đã qua đời năm 1779, hai năm sau 1801, Nguyễn Ánh mới về Phú Xuân thì làm sao Nguyễn Ánh có thể gặp được bà Ngọc Hân?

Còn về nỗi oan công chúa tự tay đầu độc chồng, thì công trình nghiên cứu của ông Xuân bác bỏ những tình tiết hư cấu, không có cơ sở của các nhà viết sử đối với câu chuyện riêng tư của gia đình vua Quang Trung.

Công trình nghiên cứu cũng cho thấy ông Phạm Việt Thường – Thư ký tòa sứ Pháp đã hư cấu chuyện Vua Gia Long lấy Ngọc Hân làm vợ.

Từ câu chuyện hai nỗi oan do lịch sử áp đặt cho cuộc đời công chúa Ngọc Hân, đến nay hai nỗi oan mới được hậu thế giải oan, trong khi cuộc đời bà sinh thời từng phải chịu nhiều thiệt thòi. Hẳn trong lòng hậu thế, đối với những người biết suy nghĩ vì được học theo chánh tín và chánh kiến của Phật, chúng ta càng thấm nhuần hơn lời Phật dạy về chánh tín và chánh kiến:

“Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

- Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo. (Trích Kinh Kalama Sutta nằm trong Tăng Chi Bộ Kinh (III. 539-43))”

Nguyễn Thùy Dương
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm