Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/09/2016, 09:58 AM

TT.Thích Chân Quang thuyết về chủ đề “diệt trừ bản năng xấu”

Sáng ngày 15/08/Bính Thân (15/09/2016), hơn 7000 phật tử gần xa đã tấp nập vân tập về Thiền tôn Phật Quang để tham dự đại lễ cầu siêu, lễ quy y Tam Bảo và nghe thuyết pháp. Nhân dịp này, TT.Thích Chân Quang, đã chia sẻ bài pháp thoại có tựa đề “Diệt trừ bản năng xấu”. 

Qua đó, thầm nhắc nhở các phật tử chúng ta biết Phật pháp, tuy còn bản năng xấu nhưng phải biết kiềm chế những tập tính xấu nổi lên, phải ráng trừ diệt để không bị trôi lăn đọa lạc vào ba đường ác: địa ngục, ngả quỷ và súc sinh.

Mở đầu bài pháp, Thượng tọa cho rằng: Chúng ta chưa có giác ngộ, cho nên mình chưa phải là thánh, mà chỉ là phàm phu tạm gọi là chúng sinh. Chúng sinh có nhiều lớp, tức từ loài thú tới con người. Thậm chí những vị thiên tử trên cõi trời nếu chưa đắc đạo đều được gọi là chúng sinh, chúng sinh nghĩa rất rộng.
 
Mỗi loại chúng sinh có mỗi tập tính, bản năng tự nhiên, không cần phải học. Ví dụ như con chó có bản năng trung thành. Nói theo nhân quả, người đã tạo nghiệp gì để phải mang thân chó? Có phải vì họ đã trung thành không? Không phải. Kẻ phản bội mới bị đọa làm chó, một loài mang bản năng của sự trung thành.

Có những người kiếp xưa đã phạm lỗi gì đó rồi, kiếp này bị đọa để học lại một đạo đức từ loài thú, tức khi đi qua một kiếp chó rồi, lúc trở lên làm người, tự nhiên họ bớt đi sự phản trắc của mình. Dù tánh xấu này vẫn còn vương vấn lại, nhưng một kiếp làm chó vừa rồi đã cho họ sự trung thành ít nhiều trong tâm. Đây là điều rất lạ. 

Nhưng ta thấy, nơi người đã đi qua kiếp chó để rồi có tính trung thành sẽ có hai tính chất lẫn lộn trong tâm của họ. Họ vừa như một kẻ phản bội, vừa như một kẻ có tình cảm gắn bó của lòng trung thành. Còn người có đạo đức trung thành tự nhiên, không phải do đã đi qua một kiếp chó thì họ có lập trường, có trí tuệ, có sự quả quyết của sự trung thành, hy sinh tất cả vì chủ nhân. 

Loài khỉ có tập tính bắt chước, mà bắt chước được là khởi đầu của sự thông minh. Nhưng chúng chỉ có thể bắt chước, không nghĩ ra, không mày mò chế tạo ra được cái mới. Vì vậy loài khỉ vẫn thua con người ở bước sáng tạo. Với loài ong, tập tính của chúng là đoàn kết và cần cù. Nên ai hay chia rẽ mọi người, ai thường biếng nhác có thể sẽ sinh về loài ong để học lại bài học mà mình đã bỏ qua khi còn mang thân người. 

Đó là một số tập tính căn bản của những loài chúng sinh. Ngoài ra, kèm theo đó tất cả chúng sinh còn nặng mang rất nhiều những bản năng xấu. Tuy nhiên với con người, vì quá thông minh nên bản năng của chúng ta cũng vượt trội hơn các giống loài khác. 

Con khỉ khi gặp thức ăn, nó lật đật ăn cho nhiều rồi giấu thức ăn vào miệng, trốn vào góc khác từ từ nhai lại. Còn con người tuy không giấu trong họng được như vậy nhưng giấu trong két sắt ngân hàng hoặc bản năng sân hận cũng vậy. Tất cả mọi giống loài đều có cái sân, con trâu, con bò, con cọp con rắn đều như vậy.

Nhưng với con người thì cái giận của chúng ta khủng khiếp hơn, có thể thúc đẩy cho nhiều tội ác kinh hoàng. Một kẻ oán thù sát hại cả một gia đình, một ông vua giận dữ giết chết cả ba dòng họ, một bạo chúa dã man tàn sát cả một làng quê… Vì thông minh nên bản năng xấu của con người được khuếch đại lên nhiều lần so với con thú. 

Hoặc có bản năng nữa mà loài nào cũng có, đó là ái dục. Là tình yêu nam nữ rồi thành hôn nhân gia đình, chỉ trừ khi sinh lên cõi trời sắc giới thì lúc đó bản năng này mới tắt, người đó phải chứng từ sơ thiền hoặc chứng tam quả A na hàm thì bản năng này mới tắt, còn bình thường chúng sinh cứ lẩn quẩn trong bản năng ái dục này, ta gọi là bản năng tự nhiên, nhưng đó cũng là bản năng khi ta còn là chúng sinh, ở thân phận thấp kém. 

Rồi có bản năng nữa rất kỳ lạ mà chỉ có một số loài thông minh mới hiện ra, còn loài không thông minh thì không thấy lắm, đó là đố kỵ. Thấy người khác có gì hay thì mình cảm thấy khó chịu, đó là ganh tị nó tồn tại. Còn trường hợp sự khó chịu nó khởi lên thành những câu chê trách bới móc để hạ nhục sự thành công của người khác thì đó lại là hành vi xấu. Sự ganh tị đó trở thành một sự trù dập, sự công kích hèn hạ. 

Cuộc đời có những điều cay đắng như vậy. Cho nên, chúng ta luôn ước mong là trên đời này ai cũng khen nhau được, đừng ai chê ai. Điều buồn trên cuộc đời này là có những tiếng chê. Thấp thoáng đây đó, cái rỉ tai từ tai này qua tai kia đã làm cho cuộc đời này xấu đi, mất đẹp. Nếu cuộc đời này chỉ có những lời khen thì trái đất đây thực sự là thiên đường, vì chỉ có những người tốt, những người yêu thương nhau mới thích khen. 

Để biết rằng cuộc đời này là khổ đau hay hạnh phúc, chúng ta hãy nhìn vào tỷ lệ khen - chê. Nếu cứ nghe con người ta khen nhau thì ta biết trái đất đang trong giai đoạn thiên đường hạnh phúc. Ngược lại, cứ nghe những lời chê nhiều thì ta biết địa cầu này đang trong giai đoạn tăm tối khổ đau, tội lỗi…

Chúng ta vậy, trong bản năng của mình có nhiều điều xấu, mình có những cái tham lam, sân hận, ích kỷ… nhưng mà cố gắng kiềm chế lại, nhất là có tính xấu đố kỵ, thấy ai hay ai tốt được khen mình khó chịu, mình chê, nói móc hạ người ta xuống bớt… điều này làm cho thế giới đen tối đi. 

Nên nhớ, ta tiết kiệm lời khen cũng làm cho thế giới này bớt ánh sáng, mà ta siêng chê đúng là ta phủ bóng tối lên trần gian này… Do vậy, với người không đáng ta hổng khen, nhưng mà hễ bất cứ ai có gì hay thì ta khen cho nhiều, tức ta đem thêm ánh sáng cho thế gian này, đồng thời ta kiềm chế được bản năng xấu trong lòng mình là như vậy. 

So sánh giữa chúng sinh và các bậc thánh, sự khác biệt nằm ở chỗ đã diệt xong bản năng hay chưa. Với hạng phàm phu như chúng ta, tuy đang còn bị bản năng chi phối nhưng ta có hai thái độ. 

Một là thuận theo bản năng, hễ bản năng thúc đẩy sự tham lam thì ta tranh giành, thúc đẩy sân hận thì ta giận dữ hận thù, thúc đẩy ganh tị thì ta đố kỵ ngay… Đó là hạng phàm phu đang đi rất gần đến những cõi súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. 

Thứ hai là biết kiềm chế lại bản năng. Đây là hạng biết tu, họ vất vả chiến đấu với bản năng đó của mình. Nổi sân mà kiềm chế lại là rất khó, tâm đố kỵ vừa bí mật khởi lên trong tâm mà nhìn thấy được cũng rất khó… Dù vất vả nhưng chính vì còn chiến đấu với bản năng mà ta còn được làm người. Còn những ai sống buông thả theo bản năng thì ngày đọa vào những cõi giới thấp kém đau khổ là không còn xa nữa. 
 
Một số nguyên tắc để diệt bản năng

Thứ nhất là tôn kính bậc Thánh. Đó là cái phước căn bản, người không biết tôn kính Phật, Chư vị Bồ tát, các vị A la hán thì sẽ không có phước để tu. Có khi vào kiếp xưa, vì lòng cung kính, ta đã từng tới lui cúng dường một bậc Thánh nào đó. Mọi việc chìm vào quên lãng, nhưng cái tâm kính ngưỡng đó nuôi tâm hồn ta đi qua cả trăm kiếp sau.

Một trăm kiếp sau, khi một tư tưởng tham lam khởi lên thì liền có một tư tưởng tốt khác cũng tìm đến ngay để chặn cái tham lam của ta lại, hay trong vài chục kiếp trước ta từng gặp một bậc chân tu rồi cúi đầu đảnh lễ người thì đời này tự nhiên ta không thích điều tầm thường tội lỗi, thích tìm đến sự cao siêu hướng thượng. 

Tuy nhiên, ngày nay trên đời không còn nhiều bậc Thánh và ta cũng không biết ai là thánh giữa cuộc đời này. Vì vậy, phật tử hãy tôn kính Phật, các vị A la hán. Trước hình tượng của các Ngài, ta đảnh lễ với trọn lòng tôn kính bởi ta biết rằng Phật là vượt thời gian không gian, đừng nghĩ rằng Phật ở nơi đâu xa xôi. Thật sự, Phật đang ở ngay đây, Phật là chiếc lá cây, Phật là cơn gió thoảng, Phật là ánh trăng soi, Phật là không khí, Phật là tất cả…

Tôn kính Phật tuyệt đối là cái nhân để ta hình thành những ý nghĩ tốt giúp chiến đấu với bản năng trong lòng mình. Sợ nhất là ta thuộc hàng chúng sinh ngang bướng, hung dữ, cao ngạo, đứng trước một bậc Thánh mà không nhận ra, lại xem thường rồi xúc phạm thì xem như cuộc đời ta bỏ đi. Không có gì tệ bằng xúc phạm một bậc Thánh. Đó là cái nghiệp khiến ta đọa lạc không có ngày trở lên. 

Yếu tố thứ hai giúp diệt trừ bản năng là biết lắng nghe đạo lý thánh hiền và biết sàng lọc, suy tư. Cái quan trọng là biết suy tư, ngồi ngẫm lại, đối chiếu lại cuộc sống của mình, tự nhủ với lòng mình… Đó là chánh tư duy, giúp định hình lại tâm hồn ta. Ví dụ với đạo lý về vị tha hy sinh, nếu ta chỉ thoáng nghe qua tai thôi, thường nó sẽ bay đi mất. Chỉ bằng chánh tư duy, bằng sự suy ngẫm, tự nhủ, ra lệnh cho chính mình thì đạo lý mới neo đậu lại và dần định hình lại tâm hồn ta. 

Trước đây khi chỉ sống cho mình thì ta chỉ thấy mình, nhưng khi đã tập sống đời vị tha, ta dần thấy đôi dép rách, chiếc áo chưa kịp giặt, nỗi buồn của người bạn… Tức là thấy nhu cầu, tâm tình của người chung quanh. Hoặc khi sống chỉ để lo cho mình, ta cứ mãi trách móc sao người này người kia không lo lắng cho tôi, không nhớ đến tôi.

Còn đến khi bớt nghĩ cho mình, ta bỗng thấy mọi phiền trách dần biến mất, chỉ còn lại tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng mà ban tặng niềm vui cho người khác. Rồi bỗng nhiên cuộc đời ta cũng ngập tràn niềm vui.

Nếu tôn kính bậc Thánh là cái phước căn bản thì chánh tư duy là bước khởi đầu cho việc tu tập. Nhưng bước tiếp theo, ta phải tìm một môi trường sống có kỷ cương, có nội quy, có nề nếp. Vì sao vậy? Vì kỷ luật giúp chặn đứng bản năng của ta. Ví dụ khi giận lên ta định mắng ai một câu nhưng vì nội quy trong chùa không cho phép, ta thấy hổ thẹn rồi kiềm chế lại, chỉ nói lời nhã nhặn, không dám làm sai. 

Dù chánh tư duy định hình tâm hồn của chúng ta lại, tuy nhiên vẫn không chắc. Vì sao? Bởi vì một mình ta cô độc đi trên con đường tu hành thì vẫn rất dễ sa ngã. Ta cần đại chúng, cần những người bạn đồng hành. Đó là lý do mà người cư sĩ cần tham gia đạo tràng tu tập có nội quy, có kỷ luật. Người xuất gia cần ngôi chùa có thanh quy rõ ràng. Người đời cần một xã hội có luật pháp nghiêm minh, thiếu pháp luật, xã hội là một bãi chiến trường hỗn loạn, trong đó mạnh được yếu thua. Chính pháp luật buộc con người sống trong kỷ cương trật tự, chặn bớt bản năng lại. 

Bước thứ tư là làm phước. Tức là sống làm sao, cư xử làm sao cho mọi người yên tâm, đừng làm ai bất an. Đây là một triết lý lớn, điều này không thể nói hết trong một vài lời. Đó cũng là một công đức lớn. 

Cuối cùng, bản năng được diệt trừ bằng thiền định. Khi lắng tâm, ta diệt được những vọng tưởng thô rồi đến những ý nghĩ vi tế nằm ở tầng sâu của tâm thức, tiến đến những bản năng sâu xa… rồi nhập được định. Đó là lúc mà bản năng được bứng gốc hoàn toàn. 

Tâm ta là cái cây, những vọng tưởng tàn lá đung đưa, là thân cành. Bản năng là gốc rễ. Ta ngắt hết lá thì cây chỉ còn trơ cái thân. Rồi ta cưa thân cây cho ngã đỗ thì thấy rễ cây. Đào sâu xuống, bứng luôn rễ cây thì xem như cái cây chết. Cũng vậy, vọng tưởng, vô minh, bản năng trong tâm chúng sinh cũng giống như cành lá, thân, rễ cây. Ta tu để diệt lá đi, rồi cưa thân cây, đào xuống đất phủi luôi cái rễ vô minh phiền não… Cuối cùng bứng luôn cái rễ của bản năng xấu. Nên thiền định là bước đi quyết liệt cuối cùng mà các bậc Thánh đều phải trải qua.

Tóm lại mỗi loài có những tập tính cơ bản: trung thành, bắt chước, tính cần cù, sáng tạo... Bên cạnh những tập tính cơ bản đó còn một số tập tính xấu của sân, si, mạn, nghi, ích kỷ. Mà việc nỗ lực tu hành chân chính nào cũng phải hướng về mục tiêu kiềm chế, diệt trừ những bản năng đó. 

Và ta diệt trừ bằng năm bước. Thứ nhất là tôn kính bậc Thánh; thứ hai là nghe đạo lý rồi nghiền ngẫm định hình tâm hồn mình lại; Thứ ba là cố gắng bước vào môi trường có nội quy, có kỷ luật, kỷ cương để sống để tu; thứ tư, hãy sống sao để đem lại sự yên tâm cho mọi người, đừng để ai phải bất an; cuối cùng bằng thiền định ta sẽ nhiếp tâm, chặt hết những vọng tưởng từ thô đến tế, bứng hết cội rễ vô minh.

Theo tâm lý học, có một sự thật hiển nhiên là con người chúng ta không ai là toàn vẹn và đâu đó trong nhân cách vẫn còn ẩn khuất những phần xấu xa. Cho nên, qua bài pháp thoại này giúp mọi người hiểu hơn về những tập tính, bản năng tự nhiên, cũng như những bản năng xấu còn tồn tại trong con người chúng ta mà cố gắng diệt trừ nó. Đây là một vấn đề lớn mà trong chúng ta ai cũng gặp phải.

Thượng tọa cũng đã giới thiệu cho chúng ta phương pháp để diệt trừ những tập tính xấu đó. Cứ mỗi đề tài Thượng tọa đã khéo thuyết giảng làm cho mọi người dễ dàng lãnh thọ ý pháp, nhờ vậy ta rút tỉa được nhiều bài học cần thiết quý báu làm hành trang trên con đường tu tập của mình.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm